Thứ Bảy, 20/04/2024 08:30 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Chính trị

Quốc hội giám sát tối cao về đất đai đô thị

(ANTV) - Tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, ngày 27/5, Quốc hội dành trọn ngày làm việc để giám sát tối cao tại hội trường việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018.

Sau nhiều tháng làm việc với phương thức tổ chức các cuộc làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tại trung ương; tiến hành giám sát tại địa phương, cơ sở, đoàn giám sát của Quốc hội đã xây dựng báo cáo giám sát trình Quốc hội trong phiên làm việc sáng nay và các đại biểu đã thảo luận nhiều vấn đề liên quan liên quan đến báo cáo này.

Ông Đinh Duy Vượt – Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai phát biểu: "Kính đề nghị Quốc hội, Chính phủ phải kịp thời bịt lỗ hổng này như kiến nghị của đoàn giám sát đó là thu hẹp đối tượng được giao đất, mở rộng đối tượng cho thuê đất, thực hiện giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá, có chế tài xử lý nghiêm, dứt điểm các trường hợp sử dụng đất lãng phí, không đúng mục đích, sai phạm. Quan trọng hơn cả là phải thu hồi tài nguyên đặc biệt này để chọn mặt gửi vàng chứ không phải chọn trứng gửi cho ác, không loại trừ chuyển nhượng cho người nước ngoài luồn lách mà doanh nghiệp vẫn đứng tên."

Về vấn đề phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất nhiều lúc, nhiều nơi còn chậm, gây ảnh hưởng đến phát triển chung của từng địa phương, đại biểu Trần Văn Tiến – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu: "Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất báo cáo đã chỉ ra nhiều tồn tại hạn chế, trong đó những hạn chế lớn nhất là việc chậm phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất đến cuối kỳ đều bị chậm, nhiều tỉnh đến năm 2018 mới được phê duyệt và hiện tại còn 5 tỉnh chưa được phê duyệt. Việc chậm phê duyệt đã làm ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Trong báo cáo không đề cập đến nguyên nhân do đâu việc phê duyệt bị chậm, đề nghị báo cáo làm rõ nguyên nhân của sự chậm chễ này, do địa phương hay do cơ quan thẩm định, cơ quan phê duyệt, hay do quy định pháp luật."

Bàn về năng lực, trách nhiệm của cơ quan chức năng, một số đại biểu nhấn mạnh đến chất lượng, sự thiếu đồng bộ và thiếu tính khả thi trong công tác quy hoạch, gây bức xúc trong dư luận. Ông Nguyễn Ngọc Phương - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình phát biểu: "Thực trạng hạn chế của công tác quy hoạch báo cáo nêu rất rõ nhưng tôi muốn nhấn mạnh vấn đề có một số trường hợp quản lý do năng lực, do thiếu trách nhiệm trong vấn đề đưa ra dự báo về phát triển kinh tế, xã hội của một số cơ quan chức năng, của một số tỉnh thành phố, đặc biệt là thiếu tầm nhìn bao quát dài hạn nên chất lượng công tác quy hoạch đô thị chưa cao, thiếu đồng bộ, thiếu tính khả thi dẫn đến nhiều quy hoạch sau khi được phê duyệt điều chỉnh tổng thế thì phải điều chỉnh nhiều lần và có những những khu vực quy hoạch rồi, tiến hành rồi nhưng mà do chi phối của các doanh nghiệp nên lãnh đạo đi theo lợi ích của doanh nghiệp làm cho quy hoạch thay đổi gây bức xúc cho người dân."

Theo báo cáo của Chính phủ, đến cuối năm 2018, cả nước có 828 đô thị, gồm 2 đô thị đặc biệt, 19 đô thị loại 1, 26 đô thị loại 2, 46 đô thị loại 3, 85 đô thị loại 4 và 650 đô thị loại 5. Chính phủ cho biết, theo báo cáo của 57 địa phương, nguồn thu ngân sách nhà nước đối với đất đô thị tăng dần hàng năm từ 2014 đến 2018 với tổng số thu ngân sách nhà nước khoảng 372.516,7 tỷ đồng, gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất, phí, lệ phí và các nguồn thu khác. Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra tới 9 hạn chế, bất cập đang tồn tại trong quản lý đất đai đô thị nên rất cần những giải pháp, chính sách tốt hơn.

Tin mới nhất

Khởi tố đối tượng hủy hoại nguồn lợi thủy sản

Khởi tố đối tượng hủy hoại nguồn lợi thủy sản

Pháp luật 19/04/2024

(ANTV) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Bá Đức, sinh năm 1976, đăng ký thường trú tại khu vực 6, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ về tội “Hủy hoại nguồn lợi thủy sản” quy định tại Điều 242 Bộ luật Hình sự.

Bản lĩnh người chiến sĩ Cảnh sát điều tra

Bản lĩnh người chiến sĩ Cảnh sát điều tra

Xã hội 19/04/2024

(ANTV) - Được giao nhiệm vụ Phó Đội trưởng phụ trách tổ án chưa rõ thủ phạm xảy ra trên địa bàn Quận 12, TP.HCM, mỗi vụ án mà Đại úy Trần Thanh Hậu trực tiếp thụ lý luôn được xem như một “bài toán hóc búa” mà lời giải phải bắt nguồn từ bản lĩnh và nhiệt huyết.

Khởi tố, bắt Giám đốc có hành vi trốn thuế

Khởi tố, bắt Giám đốc có hành vi trốn thuế

Pháp luật 19/04/2024

(ANTV) - Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam vừa thi hành quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Đặng Hoài Chung, 34 tuổi, trú phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà,TP. Đà Nẵng, là Giám đốc Công ty TNHH Trục vớt Quang Thọ để điều tra về hành vi trốn thuế.

35 nhà văn, tác giả tham dự trại sáng tác viết về Công an nhân dân

35 nhà văn, tác giả tham dự trại sáng tác viết về Công an nhân dân

Văn hóa 19/04/2024

(ANTV) - Tại TP Vũng Tàu, Cục Truyền thông Công an nhân dân (Bộ Công an) khai mạc trại sáng tác tiểu thuyết, truyện và ký Vì an ninh tổ quốc và bình yên cuộc sống, dành cho các nhà văn và những tác giả đang hoàn thiện bản thảo, đã xây dựng xong đề cương đề tài, hoặc bắt đầu sáng tác.

"Thổi hồn" cho máy hát nhạc từ linh kiện điện tử cũ

"Thổi hồn" cho máy hát nhạc từ linh kiện điện tử cũ

Xã hội 19/04/2024

(ANTV) - Thống kê chỉ ra, mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100.000 tấn rác thải điện tử. Đây là mối lo ngại rất lớn cho môi trường. Vì vậy, việc tái chế các linh kiện điện tử đã qua sử dụng là một việc làm rất ý nghĩa, góp phần hạn chế rác thải điện tử xả ra môi trường. Và đó cũng chính là động lực đã tiếp sức trong việc “thổi hồn” cho những chiếc máy hát nhạc độc lạ từ linh kiện điện tử cũ.

Cần quản lý chặt chẽ trong khai thác và chế biến khoáng sản

Cần quản lý chặt chẽ trong khai thác và chế biến khoáng sản

Kinh tế 19/04/2024

(ANTV) - Khai thác khoáng sản không đúng quy định, không đúng quy hoạch sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, gây thất thoát và lãng phí nguồn tài nguyên. Nếu không được quản lý chặt chẽ, sẽ gây thất thu ngân sách nhà nước, trong khi ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng của người dân.

Xem thêm