Thứ Bảy, 20/04/2024 00:20 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Chính trị

Đoàn kiểm tra số 1 Ban Chỉ đạo 138 Chính phủ làm việc tại tỉnh Lạng Sơn

(ANTV) - Sáng nay (14/10), Đoàn kiểm tra số 1 của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ, gọi tắt là Ban Chỉ đạo 138/CP do Thượng tướng Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP làm Trưởng đoàn đã đến kiểm tra tình hình, kết quả công tác phòng, chống tội phạm năm 2019 tại tỉnh Lạng Sơn.

Tại buổi làm việc, Đại diện Ban chỉ đạo 138 tỉnh đã báo cáo tình hình và kết quả công tác phòng, chống tội phạm 9 tháng đầu năm 2019. Trong đó, tội phạm hình sự được kiềm chế, giảm 9,6% so với cùng kỳ, trên địa bàn không để hình thành các băng, nhóm tội phạm nguy hiểm hoạt động lộng hành và các tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội, tỷ lệ điều tra khám phá án duy trì ở mức cao.

Công tác hợp tác quốc tế với Công an Trung Quốc trong đấu tranh phòng, chống tội phạm đạt nhiều kết quả tích cực, nhất là việc phối hợp thực hiện chuyên án chung về đấu tranh với các đường dây tội phạm ma túy. Công tác quản lý nhà nước về trật tự xã hội tiếp tục có chuyển biến tích cực.

Công tác quản lý giam giữ và bảo vệ các mục tiêu được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo tuyệt đối an toàn; phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được đẩy mạnh, duy trì và xây dựng được nhiều mô hình hoạt động hiệu quả, thiết thực.

Thay mặt Đoàn kiểm tra số 1 của Ban Chỉ đạo 138 Chính phủ, Thứ trưởng Lê Quý Vương ghi nhận, chúc mừng những kết quả mà tỉnh Lạng Sơn đã đạt được trong thời gian qua. Chỉ đạo một số nhiệm vụ cần thực hiện trong thời gian tiếp theo, Thứ trưởng Lê Quý Vương đề nghị Ban Chỉ đạo 138 tỉnh Lạng Sơn cần tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm, có hiệu quả các chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 138/CP.

Đồng chí Thứ trưởng yêu cầu các sở, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc các Đề án thuộc Chương trình phòng, chống tội phạm đến năm 2020, trong đó cần quan tâm đến đấu tranh phòng, chống tội phạm có tổ chức, tội phạm hình sự nguy hiểm, xã hội đen; làm tốt công tác chuyển hóa địa bàn, đẩy mạnh công tác tuyên truyền; coi trọng công tác xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo của người dân ngay từ cơ sở, không để phát sinh tội phạm và các điểm nóng về an ninh, trật tự; đặc biệt nâng cao tỷ lệ tiếp nhận giải quyết tố giác, tin báo tội phạm. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế với Công an Trung Quốc trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Khai mạc phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng nay (14/10), tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc. Dự kiến, Phiên họp sẽ diễn ra từ ngày 14 đến ngày 17/10.

Ngay sau phiên khai mạc, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Ủy ban Thường vụ nghe báo cáo và thảo luận về Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 8 của Quốc hội; kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7 của Quốc hội; kết quả tiếp công dân, tiếp nhận xử lý đơn thư của công dân và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2019.

Về kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7 của Quốc hội. Theo Báo cáo của Ban Dân nguyện, thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri, đã tổng hợp, phân loại được 2.224 kiến nghị liên quan đến hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan tư phá. Đến nay, 2.201 kiến nghị đã được giải quyết, trả lời, đạt 98,97%. Các lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm của cử tri là tài nguyên môi trường; giáo dục đào tạo; giao thông vận tải; lao động, thương binh và xã hội.

Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao Báo cáo của Ban Dân nguyện về nội dung giám sát việc giải quyết, trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV với những kết quả cụ thể đã đạt được. Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng công tác giải quyết kiến nghị của cử tri cũng còn một số hạn chế như tình trạng trả lời chung chung, dưới dạng cung cấp thông tin, trả lời không gắn với việc giải quyết, cá biệt có nội dung trả lời chưa đúng, trả lời chậm, trả lời cho xong; tỷ lệ kiến nghị giải quyết xong còn thấp; các kiến nghị đang trong quá trình xem xét giải quyết cũng còn nhiều. Các đại biểu cho rằng, đây là những vấn đề cần phải tiếp tục quan tâm và giám sát.

Về Báo cáo Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV cho thấy, cử tri, Nhân dân ghi nhận và đánh giá cao những kết quả toàn diện về kinh tế, xã hội của đất nước; phấn khởi, tin tưởng và đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kiện toàn hệ thống chính trị, tăng cường kiểm soát quyền lực, nhất là trong công tác cán bộ, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí “không dừng”, “không nghỉ”, “không có vùng cấm”. Cử tri cho rằng, Quốc hội có nhiều đổi mới trong công tác xây dựng pháp luật; hoạt động chất vấn, giải trình có bước tiến rõ rệt, nâng cao tính dân chủ và phản ánh sát thực hơn ý chí, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân; Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, điều hành sâu sát và tập trung giải quyết nhiều vấn đề Nhân dân quan tâm, bức xúc. Nhiều Bộ, ngành, địa phương đã đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy. Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân đã có nhiều nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Qua thảo luận, đa số các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều đánh giá cao và cho rằng chất lượng Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 8 của Quốc hội của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiều đổi mới, phản ánh được toàn diện tâm tư, nguyện vọng cũng như các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV.

Tin mới nhất

Khởi tố đối tượng hủy hoại nguồn lợi thủy sản

Khởi tố đối tượng hủy hoại nguồn lợi thủy sản

Pháp luật 19/04/2024

(ANTV) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Bá Đức, sinh năm 1976, đăng ký thường trú tại khu vực 6, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ về tội “Hủy hoại nguồn lợi thủy sản” quy định tại Điều 242 Bộ luật Hình sự.

Bản lĩnh người chiến sĩ Cảnh sát điều tra

Bản lĩnh người chiến sĩ Cảnh sát điều tra

Xã hội 19/04/2024

(ANTV) - Được giao nhiệm vụ Phó Đội trưởng phụ trách tổ án chưa rõ thủ phạm xảy ra trên địa bàn Quận 12, TP.HCM, mỗi vụ án mà Đại úy Trần Thanh Hậu trực tiếp thụ lý luôn được xem như một “bài toán hóc búa” mà lời giải phải bắt nguồn từ bản lĩnh và nhiệt huyết.

Khởi tố, bắt Giám đốc có hành vi trốn thuế

Khởi tố, bắt Giám đốc có hành vi trốn thuế

Pháp luật 19/04/2024

(ANTV) - Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam vừa thi hành quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Đặng Hoài Chung, 34 tuổi, trú phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà,TP. Đà Nẵng, là Giám đốc Công ty TNHH Trục vớt Quang Thọ để điều tra về hành vi trốn thuế.

35 nhà văn, tác giả tham dự trại sáng tác viết về Công an nhân dân

35 nhà văn, tác giả tham dự trại sáng tác viết về Công an nhân dân

Văn hóa 19/04/2024

(ANTV) - Tại TP Vũng Tàu, Cục Truyền thông Công an nhân dân (Bộ Công an) khai mạc trại sáng tác tiểu thuyết, truyện và ký Vì an ninh tổ quốc và bình yên cuộc sống, dành cho các nhà văn và những tác giả đang hoàn thiện bản thảo, đã xây dựng xong đề cương đề tài, hoặc bắt đầu sáng tác.

"Thổi hồn" cho máy hát nhạc từ linh kiện điện tử cũ

"Thổi hồn" cho máy hát nhạc từ linh kiện điện tử cũ

Xã hội 19/04/2024

(ANTV) - Thống kê chỉ ra, mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100.000 tấn rác thải điện tử. Đây là mối lo ngại rất lớn cho môi trường. Vì vậy, việc tái chế các linh kiện điện tử đã qua sử dụng là một việc làm rất ý nghĩa, góp phần hạn chế rác thải điện tử xả ra môi trường. Và đó cũng chính là động lực đã tiếp sức trong việc “thổi hồn” cho những chiếc máy hát nhạc độc lạ từ linh kiện điện tử cũ.

Cần quản lý chặt chẽ trong khai thác và chế biến khoáng sản

Cần quản lý chặt chẽ trong khai thác và chế biến khoáng sản

Kinh tế 19/04/2024

(ANTV) - Khai thác khoáng sản không đúng quy định, không đúng quy hoạch sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, gây thất thoát và lãng phí nguồn tài nguyên. Nếu không được quản lý chặt chẽ, sẽ gây thất thu ngân sách nhà nước, trong khi ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng của người dân.

Xem thêm