Thứ Bảy, 27/04/2024 04:13 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Chính trị

Điểm mới trong dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ

(ANTV) - Hoàn thiện thể chế pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt, thống nhất của Đảng, Nhà nước trong thời gian qua. Là sự cụ thể hóa Hiến pháp để giải quyết những vấn đề thực tiễn về trật tự an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới. Kế thừa Luật Giao thông đường bộ năm 2008, nhìn nhận, đánh giá một cách toàn diện về những hạn chế không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Bộ Công an chủ trì, xây dựng soạn thảo Dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Trong đó cũng đã đưa ra những vấn đề rất mới, đặc biệt là về công tác giải quyết tai nạn giao thông; cùng với đó là những quy định, cụ thể hóa quy tắc giao thông theo hướng văn minh, hiện đại và có độ ổn định cao. 

Trung bình mỗi năm, tai nạn giao thông (TNGT) cướp đi sinh mạng của 9 nghìn người, gần 30 nghìn người bị thương, trở thành nỗi ám ảnh của hàng triệu gia đình. Việt Nam nằm trong số các quốc gia có tỉ lệ tai nạn giao thông ở mức cao trên thế giới. Công tác giải quyết tai nạn giao thông, bởi vậy cần phải đặc biệt được quan tâm. Tuy nhiên, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 không có các quy định cụ thể về vấn đề này, dẫn đến nhiều vướng mắc, bất cập đối với lực lượng thực thi nhiệm vụ.

Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết: Trước kia luật chỉ quy định rất chung chung về giải quyết tai nạn và cơ quan giải quyết tai nạn. Và hoàn toàn phụ thuộc vào các quy định dưới Luật. Thì hiện nay trong Dự thảo Luật, có quy định đầy đủ về trách nhiệm của các cơ quan giải quyết TNGT bao gồm công an, y tế, cơ quan quản lý về hạ tầng, đường giao thông. Để việc tiếp cận, giải quyết hiện trường vụ tai nạn được nhanh nhất, để có thể cứu được nạn nhân bởi đó là thời điểm vàng.

GS.TS Vũ Văn Hiền, nguyên Ủy viên TƯ Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương bày tỏ: Chúng ta thấy hàng nghìn người chết vì tai nạn giao thông, có thể nhiều người không hình dung ra được, nhưng số người chết vì tai nạn giao thông ở nước ta có lúc ngang bằng một cuộc chiến tranh.

Bởi vậy đây phải là một vấn đề mà các cơ quan quản lý nhà nước, trong quá trình xây dựng Luật phải đặt lên hàng đầu. Bao gồm việc đưa ra những quy định, những công cụ để giải quyết tai nạn giao thông, để ngăn ngừa tai nạn giao thông và tối rất kỳ vọng Luật TTATGT sẽ giải quyết được vấn đề này.

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đồng thời điều chỉnh 3 lĩnh vực: an toàn giao thông, kết cấu hạ tầng và vận tải đường bộ.

Dẫn đến không thể quy định đầy đủ, cụ thể, rõ ràng nhiều nội dung quan trọng thuộc từng lĩnh vực, trong đó có các chế định để giải quyết tai nạn giao thông; chỉ huy, điều khiển giao thông, giải quyết ùn tắc giao thông, giải quyết các vấn đề ANTT trên các tuyến giao thông.

Các cơ quan quản lý phải ban hành rất nhiều văn bản dưới luật để hướng dẫn thực hiện,bởi vậy đã những chồng chéo nhất định.

Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên TƯ Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết: Chúng ta phải sử dụng rất nhiều văn bản dưới luật để hướng dẫn thực hiện. Ví dụ như khi xảy ra một vụ tai nạn giao thông. Chỉ một hành vi cắt đường, cô lập hiện trường để khám nghiệm, đó cũng là ảnh hưởng tới quyền con người. Nhưng việc xử lý tai nạn giao thông cụ thể như thế nào lại không được quy định trong Luật.

Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải đều ban hành Thông tư hướng dẫn về vấn đề này, nhưng có mặt thì chồng lấn, có mặt thì không được đề cập. Và như vậy là không hiệu quả, mà ảnh hưởng trực tiếp tới quyền con người, quyền đi lại của công dân.

Tiếp cận từ góc độ bảo đảm quyền con người trong xây dựng pháp luật, PGS. TS Tường Duy Kiên, Viện trưởng Viện Quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đánh giá cao, khi Dự thảo luật đã quy định rất cụ thể, rõ ràng về giải quyết TNGT đường bộ tại Chương V.

Từ nguyên tắc giải quyết tai nạn giao thông trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân tại hiện trường nơi xảy ra vụ TNGT; trách nhiệm của ngành Y tế, trách nhiệm của ngành Công an, trách nhiệm của cơ quan bảo trì, khai thác đường bộ, trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm, UBND các cấp trong giải quyết TNGT.

PGS.TS Tường Duy Kiên, Viện trưởng Viện Quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho biết: Vì sao tôi đánh giá cao, bởi Luật đã tiếp cận quyền con người ở góc độ xây dựng các quy định về giải quyết các vụ tai nạn giao thông. Càng chi tiết cụ thể thì quyền của con người càng được đảm bảo.

Bảo vệ quyền con người không chỉ là quyền cho người bị nạn mà cả người gây hại cùng với đó là  các quy định cụ thể quy trình giải quyết vụ việc, từ khi nhận được tin báo đến tổ chức cứu hộ. Đây là hoạt động đầu tiên và trực tiếp liên quan tới  bảo quyền con người, cụ thể là quyền được sống, quyền được bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe.

Về quy tắc giao thông đường bộ được quy định trong dự luật. Nhiều chuyên gia đánh giá đó là một bộ quy tắc văn minh, hiện đại, có độ ổn định cao.

Các quy định về tốc độ, tránh, vượt, chuyển hướng, chuyển làn, sử dụng còi, đèn tín hiệu, giao thông được luật hóa, giúp người dân dễ nhận thức, từ đó hạn chế cơ bản tình trạng phóng nhanh, vượt ẩu gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông... giúp giảm thiểu TNGT và thương vong.

PGS.TS Ngô Huy Cương, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: Đây cũng là một điểm mới rất văn minh. Phải luật hóa những quy tắc giao thông để người tham gia giao thông nhận thức và tuân thủ. Xu hướng xây dựng pháp luật của nước ngoài cũng vậy, văn minh, hiện đại nhưng cũng phải tính đến độ ổn định cao. Cho thấy cơ quan soạn thảo đã có sự cân nhắc, tiếp thu và phù hợp với đòi hỏi thực tiễn hiện nay.

Trên truyến giao thông đường bộ, các hoạt động phạm tội xâm phạm ANQG, trật tự an toàn xã hội và vi phạm pháp luật về ANTT diễn ra ngày càng phức tạp. Từ năm 2009 đến năm 2021, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý hơn 40 nghìn vụ vi phạm pháp luật hình sự, bắt 14 nghìn đối tượng.

Từ thực tế đó, dự thảo Luật TTATGT đường bộ cũng quy định cụ thể các quy phạm về tuần tra kiểm soát, phòng ngừa, xử lý vi phạm về TTATGT đường bộ, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác trên tuyến giao thông…

Đặc biệt là nghiêm cấm các hành vi: điều khiển phương tiện giao thông khi sử dụng rượu bia, sử dụng ma túy, chất kích thích hoặc cản trở, chống người thi hành công vụ.

PGS.TS Ngô Huy Cương cho biết thêm: Cần phải có một hành lang pháp lý đủ mạnh. Nhất là với những hành vi sử dụng rượu bia, ma túy khi tham gia giao thông. Dư luận rất bức xúc, và chúng ta không thể chỉ có xử lý hành chính được. Luật cần phải chặt chẽ hơn ở vấn đề này. Mục tiêu cuối cùng phải là xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và đảm bảo an toàn cho người dân khi tham gia giao thông.

Nhà báo Lê Anh Đức, Báo Đại đoàn kết mong muốn, Luật TTATGT sớm được ban hành, vì Luật đã được xây dựng theo hướng chặt chẽ, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luât. Và những hành vi gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân thì đều bị xử lý rất nghiêm. Trong công tác đảm bảo TTATGT, tuyên truyền là quan trọng, nhưng chúng ta cũng cần có hành lang pháp lý để cơ quan thực thi pháp luật có cơ sở để xử lý, tránh bỏ lọt  tội phạm.

Nhiều chuyên gia đánh giá: Những nội dung mới trong dự thảo luật TTATGT đường bộ có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm.

Cải cách căn bản phương thức tuần tra, kiểm tra theo hướng hiện đại hóa, tiết kiệm chi phí cho Nhà nước, cải cách thủ tục hành chính. Đồng thời nâng cao hiệu lực và tính nghiêm minh của pháp luật, góp phần tạo chuyển biến căn bản về ý thức và trách nhiệm của các chủ thể trong việc chấp hành pháp luật về TTATGTĐB; xây dựng một xã hội thượng tôn pháp luật./.

Tin mới nhất

Vành đai, cửa ngõ ùn tắc khi người dân về nghỉ lễ

Vành đai, cửa ngõ ùn tắc khi người dân về nghỉ lễ

Xã hội 26/04/2024

(ANTV) - Ngày 26/4 là ngày làm việc cuối cùng của người dân trước khi bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5 kéo dài 5 ngày sắp tới. Vì thế hôm nay cũng chính là ngày được dự báo là cao điểm nhất người dân di chuyển ra khỏi các thành phố lớn. Tại Thủ đô Hà Nội, nhiều tuyến phố ngay từ đầu giờ chiều đã có áp lực phương tiện gia tăng mạnh, liên tục giữ ở mức cao cho đến tối.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chính trị 26/04/2024

(ANTV) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.

Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chính trị 26/04/2024

(ANTV) - Nhân dịp này, cũng trong sáng 26/4, Đoàn đại biểu Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an do Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ. Tham gia đoàn có Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an.

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Xã hội 26/04/2024

(ANTV) - Sáng 26/4, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Tháng Hành động về An toàn, vệ sinh lao động Trung ương phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng Hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024. Chủ đề tháng hành động An toàn, vệ sinh lao động năm 2024 là “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”. Tới dự có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương.

Mâu thuẫn tình cảm, đối tượng sát hại mẹ con người yêu

Mâu thuẫn tình cảm, đối tượng sát hại mẹ con người yêu

Pháp luật 26/04/2024

(ANTV) - Khoảng 5h30 sáng 26/4, tại bản Trung Chải, xã Sùng Phài, TP Lai Châu, tỉnh Lai Châu xảy ra vụ án giết người. Do mâu thuẫn, đối tượng Hằng A Hồ (sinh năm 1982, trú tại xã Sùng Phài) đã dùng dao sát hại người yêu và mẹ người yêu rồi tự sát nhưng không thành.

Xem thêm