Thứ Tư, 24/04/2024 00:47 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Chính trị

Chiến sĩ cơ yếu Công an chi viện chiến trường miền Nam

(ANTV) - Trong chiến tranh, việc giữ bí mật là vô cùng quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên căn dặn: “ Biết giữ bí mật, tức là ta đã nắm chắc một phần thắng lợi trong tay”. Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, Bộ Công an đã chi viện cho chiến trường miền Nam hơn 11.000 cán bộ chiến sĩ, trong đó có các cán bộ làm công tác cơ yếu, một công tác thầm lặng nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhiệm vụ của họ là đảm bảo thông tin liên lạc bí mật, thông suốt, nhanh chóng, phục vụ chỉ đạo của Trung ương Đảng, Đảng đoàn, lãnh đạo Bộ Công an, góp phần không nhỏ vào chiến thắng lịch sử 30/4/1975.

Trong thời kỳ Mỹ - Ngụy thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, lực lượng cơ yếu của ta, trong đó có các cán bộ cơ yếu CAND đã tổ chức các mạng liên lạc phối hợp hiệp đồng chiến đấu giữa các tổ chức cơ yếu bảo đảm bí mật, chính xác, kịp thời phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo chỉ huy trong các trận đánh của toàn chiến dịch.

Đại tá Phạm Đức Hạnh, nguyên Cán bộ cơ yếu CAND chi viện chiến trường miền Nam chống Mỹ cứu nước cho biết: Trong suốt thời gian ở chiến trường tôi thường được mã dịch những bức điện chỉ đạo của Bộ Công an và những bức điện báo cáo của An ninh Trung ương cục đối với Bộ Công an, bất kể ngày đêm cứ có điện là làm thường làm việc vào ban đêm, làm việc dưới hầm trong điều kiện ánh sáng rất khó khăn, tài liệu khóa mã thì nhỏ nên đòi hỏi sự tập trung rất cao và đòi hỏi độ chính xác , đảm bảo bí mật đồng thời cũng phải đảm bảo độ nhanh chóng.

Theo Đại tá Nguyễn Văn Việt, Viện trưởng Viện Lịch sử CAND, Phó Cục trưởng Cục Khoa học, chiến lược và lịch sử Công an: Cán bộ cơ yếu Công an miền bắc và an ninh miền Nam ở nhiều địa bàn khác nhau, từ các căn cứ chiến đấu, vùng giải phóng đến tận xào huyệt của kẻ thù ở Sài Gòn đã mưu trí, dũng cảm bảo vệ tài liệu mật mã, chuyển báo bí mật an toàn về Bộ Công an hàng nghìn nguồn tin tình báo có giá trị chiến lực, giúp Bộ Chính trị, Đảng đoàn, lãnh đạo Bộ Công an kịp thời đánh giá tình hình và chỉ đạo sâu sát đối với cách mạng miền nam.

Để chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, lực lượng Cơ yếu CAND hai miền Nam - Bắc đã mã dịch chuyển báo kịp thời và an toàn nhiều tài liệu quan trọng của lãnh đạo Bộ Công an. Công tác liên lạc mật mã được bảo đảm hoàn toàn bí mật.

Đại tá Phạm Đức Hạnh cho biết thêm: Với trình độ kỹ thuật mật mã lúc bấy giờ mà cơ yếu CAND sử dụng thì đảm bảo địch không thể mở được, Chính Bộ trưởng đã chỉ đạo việc thay đổi kỹ thuật này và sau này chúng tôi biết rằng chính là sự chuẩn bị cho Mậu Thân năm 1968. Chính tôi đã dịch những bức điện của Bộ về quản lý đô thị mới giải phóng tức là đã có tầm nhìn chuẩn bị cho giải phóng miền nam từ Mậu Thân năm 1968 nhưng đến năm 1975 chúng ta mới đạt được mục tiêu này.

Trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt tại chiến trường miền Nam, mặc dù gặp muôn vàn khó khăn, gian khổ, chiến trường chia cắt, địch đánh phá dữ dội và sử dụng nhiều phương tiện trinh sát, thu tin mã thám hiện đại. Các cán bộ Cơ yếu CAND ở các địa bàn vẫn anh dũng chiến đấu, sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình, quyết tâm bảo vệ an toàn tài liệu, không để mất mát, không để lọt vào tay địch.

Đại tá Phạm Đức Hạnh cho rằng: Cùng với công tác mã dịch điện thì người cán bộ cơ yếu giữ dìn tài liệu mật mã phải hết sức cẩn thận để không lọt vào tay địch và đã có những tấm gương hy sinh như đồng chí Mai Chánh ở an ninh khu 8 khi bị địch phát hiện hầm bí mật đồng chí đã khôn khéo cất tài liệu, chôn vùi dưới hầm bí mật đó sau đó đồng chí đã tung nóc hầm cùng với người chỉ huy chiến đấu và hy sinh, nhưng tài liệu , mật mã vẫn được giữ một cách an toàn tuyệt đối.

Sẵn sàng hy sinh thân mình bảo vệ tuyệt đối an toàn các tài liệu mật mã; tự lực, tự cường, phát triển kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu bảo mật thông tin, kịp thời phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, chỉ huy của lực lượng vũ trang trong điều kiện chiến tranh ác liệt.Những chiến công thầm lặng của các cán bộ Cơ yếu CAND đã góp phần cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân dành thắng lợi trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước./.

Tin mới nhất

Khởi tố Tổng giám đốc Công ty CP Cao su Đắk Lắk

Khởi tố Tổng giám đốc Công ty CP Cao su Đắk Lắk

Pháp luật 23/04/2024

(ANTV) - Mở rộng điều tra vụ án phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty CP Cao su Đắk Lắk, cơ quan điều tra tiếp tục khởi tố thêm 2 bị can là Bùi Quang Ninh (Tổng giám đốc Công ty CP Cao su Đắk Lắk) và Huỳnh Văn Toàn (nguyên Trưởng phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu công ty).

Ông Trần Quý Thanh: Bị cáo đã nhận ra hành vi của mình là sai

Ông Trần Quý Thanh: Bị cáo đã nhận ra hành vi của mình là sai

Pháp luật 23/04/2024

(ANTV) - Chiều 23/4, phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trần Quý Thanh (cựu Giám đốc Công ty Tân Hiệp Phát) và 2 con gái là Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích tiếp tục phần xét hỏi. Tại phiên tòa, bị cáo Thanh cho biết đồng ý với nội dung của cáo trạng và sẽ chấp nhận mọi phán quyết của Hội đồng xét xử.

Bạo lực ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sư phạm

Bạo lực ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sư phạm

Xã hội 23/04/2024

(ANTV) - Sư phạm là một môi trường đặc biệt, nơi luôn đề cao những giá trị chuẩn mực đạo đức trong từng lời ăn, tiếng nói và hành động. Tuy nhiên, trong thời gian qua nhiều vụ việc liên quan tới bạo lực đã làm mất đi sự tôn nghiêm nơi trường học. Học sinh đánh học sinh, thầy cô giáo đánh học sinh, thậm chí là phụ huynh đánh chửi thầy cô giáo.

Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Chính trị 23/04/2024

(ANTV) - Sáng ngày 23/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023”.

Người dân mong việc cấp Căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi sớm có hiệu lực

Người dân mong việc cấp Căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi sớm có hiệu lực

Xã hội 23/04/2024

(ANTV) - Ngày 27/11/2023, Quốc hội thông qua Luật Căn cước 2023 gồm 7 chương 46 điều quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Việc cấp căn cước cho trẻ em dưới 14 tuổi được quy định tại Điều 19 của luật. Đây cũng là một trong những điểm mới của luật căn cước 2023 mà người dân rất mong chờ sớm được triển khai trong cuộc sống.

Công an nhân dân và "9 năm làm một Điện Biên"

Công an nhân dân và "9 năm làm một Điện Biên"

Chính trị 23/04/2024

(ANTV) - Chiến thắng Điện Biên Phủ là bản anh hùng ca của một cuộc chiến tranh thần kỳ, đã được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng hay một Đống Đa của thế kỷ XX. Công an nhân dân đã kề vai sát cánh với Quân đội nhân dân Việt Nam lập nên nhiều chiến công trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Những tấm gương chiến đấu dũng cảm, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ công an trong công tác bảo vệ chiến dịch đã hun đúc nên truyền thống anh hùng vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam, là di sản tinh thần vô giá, thôi thúc lực lượng Công an nhân dân tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong những giai đoạn sau này.

Khởi tố thêm 6 bị can trong vụ án xảy ra tại tập đoàn Phúc Sơn

Khởi tố thêm 6 bị can trong vụ án xảy ra tại tập đoàn Phúc Sơn

Pháp luật 23/04/2024

(ANTV) - Mở rộng điều tra vụ án "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Nhận hối lộ; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi", xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và các đơn vị, địa phương liên quan, ngày 20 và 23/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can và các quyết định tố tụng đối với 6 đối tượng.

Xem thêm