Thứ Bảy, 04/05/2024 12:16 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Nổ súng tại Jakarta khiến ít nhất 2 người bị thương

(ANTV) - Sáng 2/5, một vụ nổ súng đã xảy ra tại tòa nhà Hội đồng Ulema Indonesia (MUI) ở thủ đô Jakarta khiến ít nhất 2 người bị thương. Nghi phạm được phát hiện tử vong tại hiện trường.

Thông tin ban đầu cho thấy thủ phạm tên là Mustofa, một nhân viên bưu chính, thường xuyên ra vào tòa nhà để đưa thư.

Đối tượng có nhiều mối quan hệ với các nhân viên trong tòa nhà. Cơ quan chức năng xác định hung thủ đã thiệt mạng và thu được một khẩu súng lục tại hiện trường. Vụ tấn công khiến ít nhất 2 nhân viên Hội đồng Ulema Indonesia bị thương.

Lực lượng chức năng đang tiến hành thẩm vấn nhân chứng, những người liên quan để làm rõ thêm thông tin vụ việc. Tuy nhiên, hiện chưa thể xác định rõ động cơ gây án và đối tượng tấn công có liên quan với các cá nhân, tổ chức khủng bố hay không.

Malaysia: Tàu chở dầu bốc cháy ngoài khơi, 3 thủy thủ mất tích

Cơ quan Thực thi Hàng hải Malaysia (MMEA) đang tìm kiếm 3 thủy thủ mất tích, một ngày sau tàu chở dầu đăng ký tại Gabon bốc cháy ở ngoài khơi bờ biển phía Nam nước này.

Cơ quan này đã bắt đầu chiến dịch tìm kiếm và cứu nạn sau khi nhận được thông báo về hỏa hạn xảy ra trên tàu Pablo ngày 1/5. Vào thời điểm gặp nạn, tàu Pablo với 28 thành viên thủy thủ đoàn không chở theo hàng do đang di chuyển từ Trung Quốc đến Singapore để chở dầu thô.

Đám cháy dường như được dập tắt vào chiều cùng ngày. 25 thủy thủ đã được giải cứu, bao gồm cả 23 người được 2 tàu gần hiện trường hỗ trợ.

Trong số các thủy thủ được cứu thoát, có 4 người bị thương nặng. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng 3 thủy thủ, gồm 2 người Ấn Độ và 1 người Ukraine, vẫn ở trên tàu, do khói khiến công tác kiểm tra không được đảm bảo an toàn. Cơ quan này đang tìm kiếm các thủy thủ mất tích trong phạm 100 km xung quanh khu vực trên.

Các ngoại trưởng Armenia, Azerbaijan đàm phán tại Washington

Nhân cuộc gặp với các Ngoại trưởng Armenia và Azerbaijan tại thủ đô Washington, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã khởi động cuộc đàm phán dự kiến kéo dài 4 ngày giữa hai bên, tại một cơ sở của Bộ Ngoại giao Mỹ bên ngoài thủ đô Washington. Đây là một phần trong nỗ lực nhằm xoa dịu căng thẳng giữa hai nước ở Nam Caucasus.

Trước đó, trong cuộc điện đàm ngày 29/4 với Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các cuộc thảo luận hòa bình giữa Armenia và Azerbaijan, đồng thời cam kết Washington sẽ tiếp tục hỗ trợ vấn đề này.

Cùng ngày 1/5, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết mục tiêu của Washington là đảm bảo các ngoại trưởng của Armenia và Azerbaijan có thể ngồi lại và đối thoại với nhau. Tuy nhiên, quan trọng nhất là hai bên có thể duy trì các cuộc đàm phán.

Quan hệ giữa Armenia và Azerbaijan căng thẳng liên quan quyền kiểm soát khu vực Nagorny-Karabakh - khu vực nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan song có đa số dân cư là người gốc Armenia nên muốn sáp nhập vào nước này. Căng thẳng gia tăng giữa hai nước láng giềng với đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994.

Mỹ chấm dứt yêu cầu tiêm vaccine COVID-19

Từ ngày 11/5, Mỹ sẽ chấm dứt yêu cầu tiêm vaccine phòng COVID-19 đối với du khách quốc tế cũng như các nhân viên liên bang.

Theo thông báo của Nhà Trắng, Mỹ sẽ ngừng các yêu cầu tiêm vaccine COVID-19 với nhân viên, nhà thầu liên bang và du khách quốc tế đi đường hàng không vào nước này từ ngày 11/5, khi tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng do đại dịch COVID-19 kết thúc.

Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ không còn yêu cầu du khách nước ngoài nhập cảnh qua đường bộ và đường thủy phải tiêm phòng COVID-19 và xuất trình chứng nhận tiêm vaccine.

Hồi tháng trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một đạo luật quy định chấm dứt tình trạng khẩn cấp quốc gia liên quan đến đại dịch COVID-19.

Quyết định này khép lại việc tài trợ tốn kém cho các xét nghiệm COVID-19, tiêm vaccine miễn phí và các biện pháp khẩn cấp khác bắt đầu thực hiện từ tháng 1 năm 2020. Mục tiêu nhằm đưa nền kinh tế lớn nhất thế giới thoát khỏi đại dịch toàn cầu.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Ngư dân Hà Tĩnh liên tiếp trúng mùa mực

Ngư dân Hà Tĩnh liên tiếp trúng mùa mực

Kinh tế 04/05/2024

(ANTV) - Hơn một tháng nay, bà con ngư dân ở tỉnh Hà Tĩnh đã liên tiếp trúng mực đầu mùa với sản lượng khá cao, giá cả ổn định. Đây là tín hiệu vui để ngư dân tiếp tục vươn khơi, bám biển, nâng cao thu nhập.

Hủ tiếu gõ - món ngon vì nhớ

Hủ tiếu gõ - món ngon vì nhớ

Văn hóa 04/05/2024

(ANTV) - Hủ tiếu gõ là món ăn đặc trưng và vô cùng bình dị của TP.HCM, bình dị và gần gũi như chính người dân nơi đây. Và những ai đã từng đến sinh sống làm việc hay tham quan tại TP.HCM nhất định sẽ thưởng thức món hủ tiếu gõ để trải nghiệm về văn hóa ẩm thực của TP.HCM.

Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ

Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ

Chính trị 04/05/2024

(ANTV) - Tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 10, chiều 3/5, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Quốc phòng và An ninh tiến hành thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ. Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quố+c hội dự và chỉ đạo Phiên họp. Cùng dự, có đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương; Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an.

Công an tặng nước suối cho người dân vùng hạn, mặn

Công an tặng nước suối cho người dân vùng hạn, mặn

Xã hội 04/05/2024

(ANTV) - Nhằm hỗ trợ, chia sẻ nguồn nước ngọt cho người dân vùng hạn mặn, sáng ngày 3/5, Công an tỉnh Kandal (Vương quốc Campuchia) phối hợp với Công an tỉnh An Giang thực hiện chương trình hỗ trợ nước uống cho người người dân xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.

Đưa nước sạch tới buôn làng

Đưa nước sạch tới buôn làng

Xã hội 04/05/2024

(ANTV) - Tây Nguyên có đặc thù là nhiều đồi núi, dân cư bố trí thưa thớt ở vùng sâu nên rất khó khăn về nguồn nước sinh hoạt. Để đảm bảo sức khỏe cho người dân, chính quyền các địa phương đã huy động mọi nguồn lực để đưa nước sạch về cho người dân.

Chiến thắng Điện Biên Phủ mở đường cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

Chiến thắng Điện Biên Phủ mở đường cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

Chính trị 04/05/2024

(ANTV) - Chiến thắng Ðiện Biên Phủ được coi là một trong 20 chiến dịch quân sự lớn và quan trọng nhất trên thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta, mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới. “Trận Điện Biên Phủ đã làm thay đổi thế giới” cũng là nhận định chung của nhiều nhà nghiên cứu sử học.

Xem thêm