Thứ Hai, 29/04/2024 17:04 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO và những quyết định quan trọng

(ANTV) - Một trong những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần qua là Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), diễn ra tại Vilnius, Litva trong hai ngày 11 và 12/7. Đây là hội nghị thượng đỉnh thứ tư của NATO kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát. Và cũng vì thế, vấn đề Ukraine không thể nằm ngoài chương trình nghị sự. Cùng với đó còn là việc kết nạp Thụy Điển làm thành viên. Với những bất đồng hiện nay trong nội bộ khối, Hội nghị thượng đỉnh NATO lần này liệu đã tìm được tiếng nói thống nhất để đưa ra các quyết định quan trọng?

Đây là hội nghị thượng đỉnh thứ tư của NATO kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát. Hội nghị thượng đỉnh lần này là thời điểm các lãnh đạo của NATO phải đưa ra các quyết định quan trọng.

Trong một động thái bất ngờ, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã thay đổi ý định, đồng ý ủng hộ Thụy Điển gia nhập NATO và cho biết sẽ chuyển đề nghị phê chuẩn để quốc hội thông qua. Quyết định của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã mở đường để NATO có thể kết nạp thành viên thứ 32 trong vài tháng tới.

Ông Jens Stoltenberg, Tổng thư ký NATO phát biểu: “Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý ủng hộ đơn đăng ký của Thụy Điển và chuyển đề xuất này tới các nhà lập pháp Ankara để phê chuẩn. Đây là một bước đi lịch sử giúp tất cả các đồng minh NATO mạnh mẽ hơn và an toàn hơn.” 

PGS.TS Đinh Công Tuấn, Chuyên gia bình luận quốc tế cho rằng: Việc kết nạp Thụy Điển vào NATO sẽ phá vỡ cấu trúc an ninh của Châu Âu. Thứ nhất nó làm cho biên giới các nước NATO đối với Nga ngày càng mở rộng. Nếu kết nạp Thụy Điển vào thì giữa Phần Lan và Thụy Điển có 1 biên giới kéo dài từ Bắc Băng Dương tới biển Baltic và đe dọa sườn phía bắc của Nga. Toàn bộ không gian ấy được đánh giá như một cái hồ của NATO. Đặc biệt với 1 diện tích 6 quốc gia trên bộ, 1 quốc gia trên biển thì NATO sẽ bố trí các lực lượng quân sự áp sát biên giới Nga. Thì tôi cho rằng sẽ rất căng thẳng và phá vỡ cấu trúc an ninh trong khu vực này.

Bán đảo Kola nằm ở Đông Bắc Na Uy và Phần Lan. Nơi đây Nga đã đặt rất nhiều cơ sở quân sự. Đây lại là nơi biên giới sát với NATO và NATO cũng đặt các vũ khí hạng nặng ở đây. Do đó tôi cho rằng sẽ tạo ra một môi trường rất bất ổn định.

Khác với trường hợp Thụy Điển, NATO còn nhiều tranh cãi trong nội bộ liên minh xung quanh mong muốn gia nhập liên minh của Ukraine. Trên thực tế, không quốc gia NATO nào công khai phản đối việc Ukraine có thể trở thành thành viên liên minh trong tương lai, nhưng thủ tục và thời gian cho tiến trình này không được làm rõ tại hội nghị ở Litva.

Tuy nhiên, đổi lại, trong khi chờ đợi thời điểm thuận lợi để Ukraine gia nhập liên minh quân sự, Mỹ và các đồng minh đã công bố các đảm bảo an ninh mới cho quốc gia Đông Âu này. Theo đó, nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 gồm Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Canada, Italia và Anh đã đưa ra một sáng kiến đa phương nhằm đảm bảo an ninh lâu dài cho Kiev, với mục đích tăng cường khả năng phòng thủ cho Ukraine. Sáng kiến này bao gồm việc cung cấp các thiết bị quân sự tiên tiến, trong đó có cả máy bay chiến đấu, phát triển công nghệ quốc phòng, đào tạo, chia sẻ thông tin tình báo và an ninh mạng.

Tổng thống Mỹ Joe Biden nói: “Tôi cho rằng, đây là tuyên bố mạnh mẽ, một tuyên bố cực kỳ mạnh mẽ về cam kết đối với Ukraine nhằm giúp Ukraine tăng cường an ninh, xây dựng lại tương lai. Chúng tôi sẽ sát cánh cùngUkraine đến khi nào có thể”. 

PGS.TS Đinh Công Tuấn nhấn mạnh: Hội nghị đã đưa ra một thông cáo chung là không kết nạp NATO và cũng không ấn định thời gian. Nhưng có nhượng bộ ở chuyện là từ cái 2 bước, thì bỏ bước 1, nhưng vẫn phải đáp ứng các yêu cầu NATO đặt ra. Các nước NATO cũng đưa ra một điểm có lợi cho Ukraine đó là xây dựng kế hoạch hành động giữa NATO và Ukraine đó là tăng cường cung cấp vũ khí và tài chính cho Ukraine, không phải ngày 1 ngày 2 mà lâu dài. Điều này gây ra sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa Nga và NATO và Nga Ukraine. Không chỉ NATO mà các nước G7 cũng đưa ra sự cam kết mạnh mẽ hơn với Ukraine. Do đó tôi cho rằng cuộc chiến này sẽ không có hồi kết và tiếp tục leo thang. Và nếu không bớt đi những cái đầu nóng thì có khả năng sẽ dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 3.

Về phần mình, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đánh giá Hội nghị Thượng đỉnh NATO đã cung cấp cho Ukraine một nền tảng an ninh chưa từng đạt được trước đây và đưa nước này vào con đường trở thành thành viên của liên minh này. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh, sẽ là lý tưởng nếu Kiev nhận được lời mời tham gia liên minh quân sự phương Tây này.

Trong khi đó, Nga đã ra tuyên bố chỉ trích Hội nghị Thượng đỉnh NATO, cho rằng, liên minh phương Tây này đang quay trở lại các kế hoạch Chiến tranh Lạnh. Bộ Ngoại giao Nga cũng cảnh báo, nước này sẵn sàng đáp trả các mối đe dọa bằng cách sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết.

Sự hiện diện của các nhà lãnh đạo 4 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương tại hội nghị thượng đỉnh NATO ngày 11 và 12/7 cho thấy bên cạnh Ukraine, NATO còn quan tâm các vấn đề an ninh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đang muốn “vươn vòi” sang châu Á. Câu hỏi được đặt ra: Tại sao các nước châu Âu và Bắc Mỹ lại quan tâm tới một khu vực cách nửa vòng trái đất?

Cuộc chiến ở Ukraine đã đưa các thành viên của liên minh quân sự lớn nhất thế giới do Mỹ dẫn dắt xích lại gần nhau hơn bất cứ lúc nào kể từ Chiến tranh Lạnh. Một trong những vấn đề đáng chú ý tại sự kiện năm nay là chủ đề về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương lần đầu tiên được đưa vào thông cáo chung của hội nghị thượng đỉnh.

PGS.TS Đinh Công Tuấn, Chuyên gia bình luận quốc tế cho biết thêm: NATO thành lập năm 1949 với mục tiêu là phòng ngự tạo thế đối đầu với khối Liên Xô Đông ÂU. Thế nhưng 1991, Liên xô Đông Âu sụp đổ, khối quân sự đối đầu là Vacxava giải tán, đáng lẽ ra NATO phải giải tán, thế nhưng NATO vẫn duy trì. Bây giờ không chỉ là phòng ngự mà đã chuyển sang tấn công và can dự. Đó là 10 năm vừa qua NATO đã can dự vào các khu vực như Trung Đông Bắc Phi. Hội nghị lần này họ còn đưa vào nghị quyết về ảnh hưởng của NATO ở Châu Á, TBD. Như vậy các điểm nóng nhất đều có sự can dự của NATO.

Tuy nhiên, nhiều quốc gia trong khu vực, trong đó có Nga và Trung Quốc sẽ không hoan nghênh mối quan tâm này. Trung Quốc đã chỉ trích văn phòng liên lạc NATO được đề xuất ở Tokyo là một nỗ lực “gây bất hòa cho khu vực”.

Tuy nhiên, cả bốn quốc gia đối tác châu Á - Thái Bình Dương của NATO dường như đều chung suy nghĩa rằng: họ mong đợi sẽ có thêm đối trọng để cân bằng cán cân so sánh lực lượng khu vực.

Nhân dịp này, NATO đã nhất trí tiến hành hàng loạt bước đi để củng cố sức mạnh răn đe của khối. Ngoài việc triển khai 8 nhóm tác chiến cấp lữ đoàn tại sườn phía Đông, tăng gấp đôi so với thời điểm trước xung đột Ukraine, NATO sẽ mở rộng hiện diện quân sự bằng cách tăng cường tập trận, nâng cao năng lực triển khai lực lượng tiếp viện cho khu vực. Các nước NATO tái khẳng định cam kết tăng ngân sách quốc phòng lên 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trong nhiều trường hợp cao hơn.

Có thể thấy, NATO đã đạt được một số quyết định quan trọng tại hội nghị, song vẫn còn hàng loạt bài toán khó chưa có lời giải bởi những yếu tố khó lường tiềm ẩn xung quanh vấn đề Ukraine hay việc mở rộng ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Ngoài các chương trình hợp tác trong khuôn khổ quan hệ đối tác hiện có, còn quá sớm để hình dung NATO sẽ hiện diện trong khu vực như thế nào.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Phát huy tinh thần chiến thắng lịch sử 30/4

Phát huy tinh thần chiến thắng lịch sử 30/4

Xã hội 29/04/2024

(ANTV) - Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc - kỷ nguyên của hòa bình, độc lập dân tộc và cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trên các nền tảng mạng xã hội những ngày này, không khí chào mừng kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đang rạo rực, khắp nơi cờ hoa với tinh thần tự hào và cùng hướng tới khát vọng thịnh vượng

 Tăng cường kiểm tra, xử lý thanh thiếu niên gây rối trật tự dịp lễ

Tăng cường kiểm tra, xử lý thanh thiếu niên gây rối trật tự dịp lễ

Pháp luật 29/04/2024

(ANTV) - Công an thành phố Hà Nội đã thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp xử lý các trường hợp thanh niên, thiếu niên vi phạm các quy định về an toàn giao thông. Tuy nhiên, hiện tượng thanh niên, thiếu niên tụ tập, điều khiển xe tốc độ cao, lạng lách, nẹt pô… vào các dịp cuối tuần, ngày lễ, tết tại một số địa điểm vẫn diễn ra tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an ninh trật tự, gây hoang mang trong dư luận và tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cho người đi đường

Nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Du lịch gần chiếm xu thế

Nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Du lịch gần chiếm xu thế

Kinh tế 29/04/2024

(ANTV) - Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày chính là cơ hội để thúc đẩy cho ngành du lịch phát triển. Tuy nhiên, năm nay, giá vé máy bay nội địa tăng cao được xem là một rào cản làm hạn chế nhu cầu du lịch. Theo các chuyên gia, kỳ nghỉ lễ năm nay, cũng như mùa du lịch hè, người dân sẽ có xu hướng lựa chọn các điểm đến gần để tiết kiệm chi phí. Vậy các công ty lữ hành, các địa phương đã có chiến lược gì để thu hút khách du lịch? Những điểm đến nào hợp lý với người dân?

Nhận diện website giả mạo tránh “tiền mất tật mạng”

Nhận diện website giả mạo tránh “tiền mất tật mạng”

Pháp luật 29/04/2024

(ANTV) - Mới đây, Trung tâm An toàn không gian mạng quốc gia đã đưa ra cảnh báo tuần về an toàn thông tin từ ngày 15 đến ngày 21/04. Theo đó, đơn vị này đã nhận được 286 phản ánh trường hợp lừa đảo do người dùng Internet Việt Nam thông báo qua hệ thống. Qua kiểm tra, phân tích có nhiều trường hợp lừa đảo giả mạo website của ngân hàng, các trang thương mại điện tử, ví điện tử… Thực tế, đây là một trong những thủ đoạn quen thuộc mà các đối tượng thường sử dụng để tấn công lừa đảo người dùng. Vì vậy, người dân cần hết sức cẩn trọng, kiểm chứng kỹ các đường liên kết trước khi đăng nhập để tự bảo vệ mình.

Xem thêm