Thứ Hai, 29/04/2024 14:23 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Di tích thành phố cổ Maya trở thành Di sản thế giới

(ANTV) - Mới đây, Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã đưa một thành phố cổ ở Guatemala vào danh sách Di sản Thế giới. Đây là địa điểm thứ 3 của Guatemala được đưa vào danh sách này.

Hình thành khoảng năm 800 trước Công nguyên, thành cổ Tak'alik Ab'aj ra đời trong nền văn minh cổ nhất được biết đến ở châu Mỹ, gọi là Olmec. Đây là một trong những trung tâm kinh tế và văn hóa quan trọng nhất ở miền nam Guatemala trong thời kỳ tiền Colombia.

Thành phố này nằm ở độ cao 600 mét so với mực nước biển, trên sườn dốc của chuỗi núi lửa chạy dọc bờ biển Thái Bình Dương.

Chính phủ Guatemala cho biết nơi đây còn được gọi là Thành phố Ánh sáng của Bờ biển phía Nam và từ đây đã xuất hiện những nhà cầm quyền đầu tiên của khu vực này cũng như những bước tiến sơ khai về công nghệ và thiên văn học.

Ông Patricio Zambrano, Đại diện UNESCO tại Guatemala nói: “Địa điểm này có những giá trị phổ quát đặc biệt. Và trong những giá trị đặc biệt này, chúng ta phải nêu bật sự sáng tạo tài tình của con người, một tác phẩm thể hiện bằng chứng độc đáo và đặc biệt về một truyền thống văn hóa hoặc một nền văn minh đã biến mất.”

Đế chế Olmec bắt đầu suy tàn vào khoảng năm 400 trước Công nguyên, sau đó người Maya tiếp quản thành phố này.

Những bức tường kể chuyện di sản

Nhân "Ngày hội Di sản châu Âu", hàng chục nghìn di sản văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc… tại Pháp và hơn 40 quốc gia châu Âu khác đã mở cửa đón công chúng. Hưởng ứng chủ đề chính của năm nay là "Di sản sống" và "Di sản thể thao", tòa nhà Thượng viện Pháp đưa du khách đến với hành trình khám phá những câu chuyện về lịch sử hàng thế kỷ trước đến nay, khi tòa nhà trở thành một phần của di sản quốc gia.

Phòng họp, phòng khánh tiết, thư viện và cả những phòng mang tên các nhân vật nổi tiếng như Napoléon, Victor Hugo, René Monteroy, hay nơi làm việc của Chủ tịch và các Phó chủ tịch Thượng viện…, đều được mở cửa đón công chúng vào tham quan. Các nhân viên làm việc ở Thượng viện sẽ đóng vai trò nhân viên lễ tân, hướng dẫn viên hoặc người trông coi di tích.

Cùng với tòa nhà Thượng viện Pháp, hàng chục nghìn di sản văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc trên toàn châu Âu cũng mở cửa đón công chúng. "Ngày hội Di sản" đã trở thành sự kiện lớn toàn châu lục kể từ năm 1999. Đây là "cơ hội duy nhất để công chúng biết đến hoạt động của những người hàng ngày âm thầm bảo vệ và phát huy các di sản”.

Sự kiện "Ngày hội di sản châu Âu" được đông đảo công chúng và khách du lịch hưởng ứng. Riêng tại Pháp, mỗi năm, ước tính hơn 30 triệu khách tham quan đến với các hoạt động này./.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Hợp tác xã giúp phụ nữ Bờ Biển Ngà độc lập kinh tế

Hợp tác xã giúp phụ nữ Bờ Biển Ngà độc lập kinh tế

Thế giới 29/04/2024

(ANTV) - Tại Bờ Biển Ngà, phụ nữ là đối tượng dễ bị tổn thương hơn trong lĩnh vực nông nghiệp vì các phong tục về đất đai ưu ái nam giới. Rất ít người trong số họ được sở hữu đất đai. Và khi phụ nữ kết hôn, họ thường mất quyền tiếp cận đất đai trong trường hợp chồng qua đời. Trước tình trạng trên, dự án thành lập hợp tác xã nông nghiệp giúp phụ nữ Bờ Biển Ngà độc lập hơn về kinh tế đã ra đời, mang lại rất nhiều cải thiện tích cực cho đời sống phụ nữ nơi đây.

Vườn rau xanh Việt Nam trên vùng đất Nam Sudan

Vườn rau xanh Việt Nam trên vùng đất Nam Sudan

Xã hội 29/04/2024

(ANTV) - Sứ mệnh gìn giữ hòa bình đã đưa các sĩ quan Công an Việt Nam đến đất nước Nam Sudan. Giữa vùng đất khắc nghiệt ấy, vườn rau xanh mát của các sĩ quan Công an Việt Nam đã tạo nên không gian xanh vô cùng ấn tượng. Những hình ảnh do nhóm phóng viên ANTV ghi lại trong chuyến công tác tại Nam Sudan.

Biển lửa bao trùm kho gỗ ở Bình Dương

Biển lửa bao trùm kho gỗ ở Bình Dương

Xã hội 29/04/2024

(ANTV) - Một xưởng pallet gỗ nằm trên quốc lộ 13 qua tỉnh Bình Dương bất ngờ bốc cháy. Ngọn lửa nhanh chóng bao trùm toàn bộ khu vực chứa nhiều vật liệu dễ cháy khiến một góc trời đỏ rực trong đêm.

Gạch nối của lịch sử

Gạch nối của lịch sử

Xã hội 29/04/2024

(ANTV) - 70 năm đã qua, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa giờ cũng đã ngoài 80. Họ là những chứng nhân lịch sử, để kể cho con cháu về những năm tháng hào hùng, cả dân tộc vùng lên đánh giặc, về tinh thần quyết chiến quyết thắng, về khát vọng hòa bình, tự do. Thời gian trôi qua, chứng nhân cũng người còn người mất, nhưng câu chuyện của lịch sử vẫn được kể qua những kỷ vật, như chiếc huy hiệu nhỏ mang tên: Chiến sỹ Điện Biên Phủ.

Xem thêm