Thứ Hai, 29/04/2024 18:55 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

BRICS kết nạp thêm thành viên: Khát vọng thúc đẩy một trật tự thế giới mới

(ANTV) - Một trong các sự kiện thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế trong tuần này là Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15 của nhóm BRICS - tập hợp các nền kinh tế đang phát triển hàng đầu thế giới gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Hội nghị đã thực hiện một bước quan trọng trong việc mở rộng phạm vi và ảnh hưởng của mình với thông báo kết nạp 6 quốc gia làm thành viên mới. Tại sao 6 nước này được gọi tên? BRICS sẽ hưởng lợi gì sau quyết định mở rộng khối? Liệu rằng trật tự thế giới mới có hình thành sau quyết định được đánh giá mang tính lịch sử lần này của BRICS?

Với chủ đề “BRICS và châu Phi: Quan hệ đối tác vì Tăng trưởng nhanh, Phát triển bền vững và Chủ nghĩa đa phương bao trùm”, Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15 diễn ra trong 3 ngày (từ 22-24/8) và có gần 70 quốc gia được mời tham gia, trong đó có toàn bộ các nước châu Phi.

Hội nghị đã bế mạc thành công với quyết định chính thức mời thêm 6 quốc gia gia nhập khối, gồm Argentina, Ai Cập, Iran, Ethiopia, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Đây là lần thứ hai khối này mở rộng sau 14 năm thành lập.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu: “Việc mở rộng BRICS mang tính lịch sử. Điều này thể hiện quyết tâm của các quốc gia trong việc thống nhất và hợp tác với các nước đang phát triển rộng lớn hơn. Mở rộng BRICS cũng là điểm khởi đầu mới của các mối quan hệ hợp tác trong khối. Động thái này sẽ mang lại sức sống mới cho cơ chế hợp tác BRICS. Tôi tin rằng chỉ cần chúng ta làm việc vì mục đích chung, sự hợp tác của BRICS có thể đạt được rất nhiều lợi ích và tương lai của các nước thành viên sẽ tươi sáng hơn”.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu:  “Ấn Độ hoàn toàn ủng hộ việc mở rộng tư cách thành viên BRICS và chúng tôi hoan nghênh tiến tới thực hiện điều này dựa trên sự đồng thuận. Năm 2016, trong nhiệm kỳ chủ tịch của Ấn Độ, chúng tôi đã xác định BRICS là một nhóm xây dựng các giải pháp mang tính phản ứng, toàn diện và tập thể. Bảy năm sau, chúng tôi có thể nói rằng BRICS sẽ phá vỡ các rào cản, phục hồi nền kinh tế, truyền cảm hứng đổi mới, tạo cơ hội và định hình tương lai”.

Ông Luiz Inacio Lula da Silva, Tổng thống Brazil khẳng định: "Chúng tôi sẽ vẫn cởi mở với các ứng viên mới. Sự quan tâm gia nhập của các nước cho thấy việc BRICS theo đuổi trật tự kinh tế thế giới mới phù hợp đến thế nào".

Việc mở rộng được thúc đẩy bởi mong muốn tăng cường hơn nữa ảnh hưởng và sức mạnh kinh tế của khối, cũng như cung cấp nền tảng cho các nước tham gia hợp tác chặt chẽ hơn trong nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm thương mại, tài chính và phát triển. Việc chính thức mời 6 nước gia nhập khối cũng mở đường gia nhập cho hàng chục quốc gia có mong muốn tham gia trong tương lai. Điều gì khiến BRICS nhắc đến triển vọng mở rộng khối lần đầu tiên sau hơn 2 thập niên hoạt động?

Khối BRICS ban đầu chỉ là tên gọi được đặt ra để nêu bật các cơ hội đầu tư và không phải tổ chức liên chính phủ chính thức. Năm 2010, Nam Phi gia nhập nhóm và tên khối được thêm chữ S, trở thành BRICS.

So với ban đầu, ngoài BRICS hoạt động hợp tác kinh tế, khối này cũng trở nên mang tính chất địa chính trị hơn, nhất là khi 5 nước thành viên lên tiếng về sự cần thiết phải cải cách các định chế toàn cầu hiện nay - vốn do Mỹ và đồng minh phương Tây dẫn dắt.

Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales nói: Có thể thấy hội nghị thượng đỉnh BRICS đã cho thấy rõ sự phân cực của thế giới và cũng chỉ ra được những quan điểm của các bên. Đây là một tổ chức có lẽ phải nói khá độc đáo, có lẽ là độc nhất khi dù tham vọng trở thành đối trọng với phương Tây nhưng lại có những quốc gia thành viên khá đặc biệt như Ấn Độ. Ấn Độ vẫn mua vũ khí của Nga, cùng là thành viên BRICS nhưng đồng thời cũng là một thành viên của nhóm Bộ tứ QUAD cùng Mỹ, Nhật Bản, Australia.

Bà Margaret Myers, Giám đốc chương trình Châu Á và Châu Mỹ Latinh tại Đối thoại Liên Mỹ cho rằng: “Ít nhất vào thời điểm hiện tại, động thái này mang tính biểu tượng hơn bất cứ điều gì - đó là dấu hiệu cho thấy sự ủng hộ trên diện rộng của phía nam toàn cầu đối với việc điều chỉnh lại trật tự toàn cầu.” 

Giới quan sát cho rằng, việc cân bằng giữa lợi ích kinh tế và khu vực là những tiêu chí BRICS dựa vào để lựa chọn 6 thành viên đợt này, bởi đây đều là những thành viên nặng ký gồm nước có ngân sách dồi dào, nhà xuất khẩu dầu mỏ chủ chốt và quốc gia có dân số đang bùng nổ với vị trí chiến lược quan trọng.

Ông Gustavo de Carvalho, Nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Quan hệ Quốc tế Nam Phi đánh giá: “Việc kết nạp 3 quốc gia xuất khẩu mạnh các sản phẩm dầu mỏ và năng lượng sẽ mang lại khả năng thanh khoản tiềm năng cho các thành viên BRICS. BRICS giờ có thể xuất khẩu hầu hết dầu mỏ đến Đông Á và Ấn Độ, khi Mỹ không còn mua nữa.”

Ông Ryan Berg, Trưởng Chương trình Châu Mỹ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) phân tích: “Đối với Trung Quốc, nó cho phép họ tiếp tục xây dựng những gì họ hy vọng là một trật tự lấy Bắc Kinh làm trung tâm. Đối với Nga, nước sẽ giữ chức Chủ tịch luân phiên của BRICS vào năm tới, họ coi đây là một cơ hội to lớn trong thời điểm bị cô lập đáng kể hiện nay”.

Theo kế hoạch, 6 nước được gửi lời mời tham gia nêu trên sẽ được tiếp nhận làm thành viên BRICS từ ngày 1/1 năm tới. Ngoài 6 nước được mời, hiện có hơn 40 quốc gia ở Nam Bán cầu muốn gia nhập tổ chức này và 22 quốc gia đã chính thức yêu cầu được kết nạp.

Theo các nhà phân tích, một trong các nguyên nhân khiến vấn đề mở rộng BRICS được chú trọng vào thời điểm này đó là việc Mỹ áp lệnh trừng phạt đối với Ngân hàng Trung ương Nga. Các nước đẩy mạnh tìm kiếm một trật tự mới đa cực hơn. Và hơn nữa, nếu gia nhập BRICS, họ có thể tăng cường giao thương nội khối không dùng đồng USD và đa dạng hóa giỏ tiền tệ, từ đó giảm thiểu rủi ro trước các chính sách của Mỹ và phương Tây.

Trong bối cảnh hiện tại, khi cạnh tranh các nước lớn ngày càng gay gắt, cục diện thế giới ngày càng phân cực, sự trỗi dậy của BRICS đang cho thấy khả năng chuyển dịch quyền lực từ Bắc Bán cầu sang Nam Bán cầu và sự lớn mạnh hơn của các quốc gia mới nổi, các nước đang phát triển.

Sự mở rộng BRICS cũng như tăng cường liên kết kinh tế trong khối có thể tạo ra một cán cân mới, giúp cân bằng hơn với ảnh hưởng của các nước phương Tây. Tuy nhiên, điều quan trọng là các nước cần tăng cường các giải pháp xây dựng lòng tin, dung hòa lợi ích, thúc đẩy hợp tác thay vì gia tăng cạnh tranh, để cùng tăng tốc, phát triển bền vững.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Phát huy tinh thần chiến thắng lịch sử 30/4

Phát huy tinh thần chiến thắng lịch sử 30/4

Xã hội 29/04/2024

(ANTV) - Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc - kỷ nguyên của hòa bình, độc lập dân tộc và cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trên các nền tảng mạng xã hội những ngày này, không khí chào mừng kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đang rạo rực, khắp nơi cờ hoa với tinh thần tự hào và cùng hướng tới khát vọng thịnh vượng

 Tăng cường kiểm tra, xử lý thanh thiếu niên gây rối trật tự dịp lễ

Tăng cường kiểm tra, xử lý thanh thiếu niên gây rối trật tự dịp lễ

Pháp luật 29/04/2024

(ANTV) - Công an thành phố Hà Nội đã thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp xử lý các trường hợp thanh niên, thiếu niên vi phạm các quy định về an toàn giao thông. Tuy nhiên, hiện tượng thanh niên, thiếu niên tụ tập, điều khiển xe tốc độ cao, lạng lách, nẹt pô… vào các dịp cuối tuần, ngày lễ, tết tại một số địa điểm vẫn diễn ra tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an ninh trật tự, gây hoang mang trong dư luận và tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cho người đi đường

Nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Du lịch gần chiếm xu thế

Nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Du lịch gần chiếm xu thế

Kinh tế 29/04/2024

(ANTV) - Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày chính là cơ hội để thúc đẩy cho ngành du lịch phát triển. Tuy nhiên, năm nay, giá vé máy bay nội địa tăng cao được xem là một rào cản làm hạn chế nhu cầu du lịch. Theo các chuyên gia, kỳ nghỉ lễ năm nay, cũng như mùa du lịch hè, người dân sẽ có xu hướng lựa chọn các điểm đến gần để tiết kiệm chi phí. Vậy các công ty lữ hành, các địa phương đã có chiến lược gì để thu hút khách du lịch? Những điểm đến nào hợp lý với người dân?

Nhận diện website giả mạo tránh “tiền mất tật mạng”

Nhận diện website giả mạo tránh “tiền mất tật mạng”

Pháp luật 29/04/2024

(ANTV) - Mới đây, Trung tâm An toàn không gian mạng quốc gia đã đưa ra cảnh báo tuần về an toàn thông tin từ ngày 15 đến ngày 21/04. Theo đó, đơn vị này đã nhận được 286 phản ánh trường hợp lừa đảo do người dùng Internet Việt Nam thông báo qua hệ thống. Qua kiểm tra, phân tích có nhiều trường hợp lừa đảo giả mạo website của ngân hàng, các trang thương mại điện tử, ví điện tử… Thực tế, đây là một trong những thủ đoạn quen thuộc mà các đối tượng thường sử dụng để tấn công lừa đảo người dùng. Vì vậy, người dân cần hết sức cẩn trọng, kiểm chứng kỹ các đường liên kết trước khi đăng nhập để tự bảo vệ mình.

Xem thêm