Thứ Năm, 16/05/2024 09:41 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Lệnh cấm xuất khẩu gạo – Nguyên nhân và tác động tới an ninh lương thực toàn cầu

BT

(ANTV) - Giá gạo trên toàn cầu đã tăng chạm ngưỡng kỷ lục trong vòng 12 năm qua, đây là thông tin được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đưa ra mới đây. Chỉ số giá gạo của FAO tháng 7/2023 tăng 2,8% lên 129,7 điểm, cao hơn gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức cao nhất từ tháng 9/2021.

Đâu là nguyên nhân dẫn tới tăng giá gạo này và tác động của tình trạng này tới an ninh lương thực thế giới, trong đó có Việt Nam ra sao?

Mời quý vị cùng tìm câu trả lời cho những vấn đề này trong mục Thế giới đa chiều tuần này của ANTV:

Trong bối cảnh điều kiện thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến mùa màng cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu chưa được khơi thông, việc giá gạo thế giới tăng lên mức kỷ lục làm dấy lên lo ngại chi phí lương thực sẽ trở nên đắt đỏ hơn nhiều đối với hàng tỷ người có thu nhập thấp tại nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt tại châu Á và châu Phi.

Nguyên nhân và áp lực với người dân trên thế giới của giá gạo kỷ lục

Một trong những nguyên nhân chủ yếu của việc giá gạo tăng cao kỷ lục vừa qua là chỉ trong thời gian ngắn, từ ngày 20/7 tới ngày 29/7, lần lượt Ấn Độ, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) rồi Nga cấm xuất khẩu gạo cho đến đầu năm 2024 với lý do đảm bảo an ninh lương thực trong nước, đang khiến thị trường gạo nói riêng, lương thực nói chung trở nên xáo trộn.

Các nước nhập khẩu gạo phải tranh thủ đặt hàng, dẫn đến giá thị trường bị đẩy lên cao. Hiện giá gạo đã tăng từ 10% - 15% so với trước khi có lệnh cấm. Động thái này của các nước, đặc biệt là cường quốc xuất khẩu gạo Ấn Độ, đang tác động mạnh tới tâm lý của người tiêu dùng và có thể ảnh hưởng tiêu cực tới an ninh lương thực toàn cầu về lâu dài.

Bên cạnh đó, tình trạng biến đổi khí hậu và El Nino có thể làm trầm trọng thêm rủi ro đối với các nhà xuất khẩu gạo chính. Một nghiên cứu khoa học cho thấy lúa là loại cây trồng dễ bị tổn thương, cũng như có khả năng mất mùa cao nhất do hiện tượng thời tiết này.

Theo Bloomberg, gạo là lương thực rất quan trọng đối với chế độ ăn của hàng tỷ người châu Á và châu Phi. Gạo đóng góp tới 60% tổng lượng calo cho người dân ở các vùng của Đông Nam Á và châu Phi, và tỷ lệ này chạm ngưỡng 70% ở một vài quốc gia như Bangladesh.

Giá gạo trên đà tăng trong bối cảnh nguồn cung lương thực trên toàn cầu đối mặt nguy cơ thiếu hụt do điều kiện cực đoan ảnh hưởng đến mùa màng, tác động của các cuộc xung đột vũ trang, cũng như việc một số quốc gia, bao gồm Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm tới 40% thương mại gạo - tháng trước cấm xuất khẩu một số loại gạo để đảm bảo tình hình nội địa. Việc giá gạo tăng làm dấy lên lo ngại chi phí lương thực sẽ đắt đỏ hơn, gây áp lực lên người thu nhập thấp.

Ngay lúc này, tại châu Phi, cuộc khủng hoảng lương thực đang đặt ra ngày càng nhiều thách thức. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết, cứ trung bình 36 giây lại có một người chết đói ở Ethiopia, Kenya và Somalia.

Tại Niger, hạn hán tái diễn và lũ lụt thảm khốc, kết hợp với bối cảnh chính trị bất ổn khiến sản lượng ngũ cốc giảm gần 40%.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo được đưa ra trong bối cảnh an ninh lương thực toàn cầu đang bấp bênh do thời tiết khắc nghiệt và cuộc xung đột Nga - Ukraine. Hơn nữa, lệnh cấm lại xuất hiện sau khi năm 2022, có tới 783 triệu người đói ăn do hậu quả của xung đột, đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu.

Do đó, đây mới chỉ là chương đầu cho những khó khăn mà nhóm người nghèo nhất thế giới sắp phải trải qua.

Biến khủng hoảng thành cơ hội với lĩnh vực xuất khẩu gạo tại một số quốc gia

Nhiều quan điểm cho rằng, động thái cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ và 1 số nước đang tiềm ẩn nhiều rủi ro cho thị trường. Tuy nhiên một số ý kiến khác lại nhận định có thể biến khủng hoảng thành cơ hội.

Vốn là quốc gia sản xuất gạo hàng đầu, động thái của Ấn Độ đã khiến giá gạo tăng cao trên thị trường khi người mua chuyển sang tìm nguồn cung thay thế từ Việt Nam và Thái Lan.

Giá gạo xuất khẩu từ Việt Nam và Thái Lan tăng vọt lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ trong thời gian gần đây do lo ngại về nguồn cung. Cụ thể, giá gạo 5% tấm của Việt Nam tăng lên 550 - 575 USD/tấn vào ngày 27/7, mức cao nhất kể từ năm 2011, từ mức 515 - 525 USD/tấn một tuần trước.

Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương vừa cho biết, đến hết tháng 7.2023, Việt Nam đã xuất khẩu 4,83 triệu tấn gạo, trị giá 2,58 tỉ USD, tăng 18,7% về lượng và tăng 29,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Quyết định cấm xuất khẩu gạo của một số nước được nhận định là thời cơ để Việt Nam đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu gạo, tuy nhiên, cũng đặt ra các thách thức về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

Tại Thái Lan, BangkokPost trích dẫn số liệu của Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan thông tin, giá gạo 5% tấm của nước này ngày 9/8 đã lên 648 USD một tấn, đánh dấu mức giá cao nhất từng được ghi nhận kể từ năm 2008.

So với một tháng trước, giá đã tăng khoảng 20%. Giá này được coi là tham chiếu giá gạo trong khu vực châu Á.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo ở một số nước vừa qua có thể dẫn tới tình hình an ninh lương thực thế giới diễn biến xấu đi nếu giá gạo nói riêng và giá lương thực nói chung không được bình ổn, vào thời điểm cuộc xung đột ở Ukraine khiến hoạt động xuất khẩu ngũ cốc qua ngả biển Đen bị gián đoạn.

Trước thực trạng đáng báo động trên, các tổ chức quốc tế, bao gồm Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) gần đây đã và đang liên tục kêu gọi các quốc gia hành động khẩn cấp để vượt qua cú sốc chưa từng có đối với hệ thống lương thực toàn cầu hiện nay.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Đồng thuận tạo sức mạnh

Đồng thuận tạo sức mạnh

Chính trị 16/05/2024

(ANTV) - Thực hiện Nghị quyết 12 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Công an tỉnh Cao Bằng đã, đang ngày càng phát triển vững mạnh, toàn diện về mọi mặt.

"Tiếng trống học bài" đồng hành cùng sĩ tử thi vào 10

"Tiếng trống học bài" đồng hành cùng sĩ tử thi vào 10

Xã hội 16/05/2024

(ANTV) - Ba Vì là một huyện miền núi với địa bàn rộng, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn thế nhưng phong trào học tập nơi đây luôn được nêu cao. Tiêu biểu là phong trào “Tiếng trống học bài” đã được ngành giáo dục và chính quyền địa phương triển khai hiệu quả.

Nổ súng nhằm vào Thủ tướng Slovakia

Nổ súng nhằm vào Thủ tướng Slovakia

Thế giới 16/05/2024

(ANTV) - Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã bị thương trong một vụ nổ súng xảy ra sau cuộc họp chính phủ ở thủ đô Bratislava vào chiều tối ngày 15/5. Ông đã được đưa tới bệnh viện để đánh giá tình trạng sức khỏe.

Lũ lụt tiếp tục diễn biến phức tạp tại Brazil

Lũ lụt tiếp tục diễn biến phức tạp tại Brazil

Thế giới 16/05/2024

(ANTV) - Những trận mưa lớn đổ xuống bang Rio Grande do Sul của Brazil kể từ cuối tháng 4 đã gây nên trận lũ lụt lớn nhất trong lịch sử bang này. Cơ quan thời tiết quốc gia Brazil (INMET) cảnh báo, tình hình lũ lụt sẽ còn tiếp diễn trong nhiều tuần tới, gây thêm khó khăn cho nửa triệu người đang phải rời bỏ nhà cửa do mưa lũ.

  Thách thức đối với đào tạo cảnh sát trong kỷ nguyên số

Thách thức đối với đào tạo cảnh sát trong kỷ nguyên số

Xã hội 16/05/2024

(ANTV) - Nằm trong khuôn khổ Hội nghị thường niên lần thứ 8 của Hiệp hội các cơ sở đào tạo Cảnh sát khu vực châu Á (APTA), chiều 15/5, Học viện CSND tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Công tác Cảnh sát trong kỷ nguyên số: Thách thức đối với đào tạo Cảnh sát”.

Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Kinh tế 16/05/2024

(ANTV) - Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, việc quảng bá tiêu thụ sản phẩm trên sàn Thương mại điện tử đang là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên hiện nay không phải ai cũng dễ dàng tiếp cận với hình thức kinh doanh này, đặc biệt là người nông dân, dù có trong tay sản phẩm có chất lượng được chứng nhận ocop tuy nhiên việc tiêu thụ lại gặp không ít khó khăn. Hiểu được điều đó, huyện Ba Vì đã nỗ lực đưa ra những giải pháp hiệu quả trong việc thúc đẩy đưa những sản phẩm Ocop của dịa phương lên các sàn Thương mại điện tử.

Xem thêm