Thứ Năm, 02/05/2024 06:26 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Kinh tế

Cơ chế đặc thù tháo gỡ điểm nghẽn đầu tư hạ tầng giao thông TP.HCM

(ANTV) - Những dự án giao thông của TP.HCM đang bế tắc vì nguồn vốn. Trong khi đó, nguồn đầu tư công trung hạn chỉ mới đáp ứng được 40%. TP.HCM kỳ vọng dự thảo Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54 đang trình Quốc hội. Nếu được thông qua sẽ giúp thành phố mở được nút thắt về nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông, đô thị.

Để giải quyết vấn nạn ùn tắc, kẹt xe ở các cửa ngõ, TP.HCM đã lên kế hoạch triển khai mở rộng mặt đường nhiều dự án giao thông kết nối như Quốc lộ 13 (dự án thành phần của dự án cầu Bình Triệu 2), Quốc lộ 22 (đoạn từ Ngã tư An Sương – Vành đai 3).

Tuy nhiên, tất cả kế hoạch trên đều chưa thể triển khai hiệu quả, bởi các biện pháp huy động nguồn lực, như: hình thức BOT và BT không được áp dụng. Nếu cơ chế mới được thông qua sẽ giúp thành phố có thể triển khai 12 dự án cầu, tuyến đường có tổng vốn đầu tư hơn 110.000 tỷ đồng. Qua đó tranh thủ được nguồn vốn xã hội để triển khai dự án.

Ông Nguyễn Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh cho biết, tại thời điểm này chúng ta bỏ ra 10.000 -20.000 tỷ thì trong trung hạn chúng ta chưa cân đối được. Nhưng có thể trong 5 -10 năm sau chúng ta sẽ có nguồn rất lớn đây là nguồn từ việc cổ phần hóa và bán các quỹ đất. Để làm việc đó cần thời gian. Nhưng tại thời điểm này chúng ta đang cần cấp bách cần huy động vốn. Do vậy chúng ta cần vốn đầu tư trước rồi 5 - 10 năm mình thanh toán cho nhà đầu tư.

Huy động nguồn lực xã hội để phát triển là xu thế phát triển tất yếu. TP.HCM hiện đang gặp quá nhiều lực cản thì việc tạo cơ chế vượt trội để huy động các nguồn lực phát triển kinh tế, xã hội, nhất là lĩnh vực giao thông là điều cấp thiết, bởi hạ tầng giao thông cần đi trước mở đường. Đây sẽ là điều kiện và là cơ sở để phát triển không chỉ riêng một ngành nào. Mà là cả nền kinh tế của thành phố và khu vực.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM cho biết, phát triển hạ tầng sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế. Và hiện nay đầu tư công để phát triển hệ thống hạ tầng quốc gia. Đang là một cú hích để thúc đẩy phát triển định kinh tế trong đó có thị trường bất động sản. Trong khoảng 20-30 năm vừa qua, thì các dự án phát triển bất động sản đều hướng theo đồng bộ với phát triển giao thông.

Để mở rộng nhiều tuyến đường hiện hữu, ngân sách dành cho giải phóng mặt bằng không nhỏ, đặc biệt là các tuyến đường nội đô, dân cư hiện hữu. Do vậy, thành phố đề xuất được tăng tỉ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP không lớn hơn 70%. Điểm mới đáng chú ý trong dự thảo nghị quyết lần này là thành phố sẽ triển khai dự án BT thanh toán cả bằng đất và bằng tiền.

Đồng chí Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP HCM cho biết, với 43 nội dung cơ chế chính sách, tại 4 nhóm như thế sẽ giúp thành phố tháo gỡ rất lớn những vướng mắc về mặt thể chế. Qua đó tạo động lực cho thành phố phát triển đặc biệt là sẽ huy động các nguồn lực xã hội ngoài ngân sách cho đầu tư phát triển thành phố

Hiện Quốc hội vẫn đang thảo luận về dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM. Tuy nhiên thành phố đã có sự chuẩn bị chủ động cả về tâm thế, đội ngũ, điều kiện tổ chức thực hiện. Trong đó tập trung vào 7 lĩnh vực theo nội dung nghị quyết thay Nghị quyết 54. Đó là quản lý đầu tư; tài chính ngân sách; quản lý đô thị và tài nguyên môi trường; ngành nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược vào thành phố; quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; tổ chức bộ máy của TPHCM; tổ chức bộ máy Thành phố Thủ Đức.

TP.HCM đầu tư 5,6 tỷ đồng xây thêm nhà vệ sinh công cộng tại bến phà, bến xe, bãi đỗ xe

Sở Giao thông vận tải (GTVT) TPHCM vừa có văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường TP về việc rà soát kết quả đầu tư nhà vệ sinh công cộng và lập kế hoạch dự kiến đầu tư xây dựng nhà vệ sinh công cộng tại các cảng, bến thủy nội địa, bến phà, bến xe, bãi đỗ xe, trạm trung chuyển.

Hiện nay Trung tâm Quản lý giao thông công cộng - đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải TPHCM đang quản lý 23 nhà vệ sinh tại 16 bến xe buýt, bãi kỹ thuật xe buýt, trạm trung chuyển xe buýt. Trong đó, có 6/7 vị trí được duy tu, sửa chữa trong năm 2022.

Nhà vệ sinh cũ, hư hỏng cần duy tu sửa chữa có 16 vị trí, cơ quan chức năng đã xây dựng kế hoạch duy tu sửa chữa năm 2023 và năm 2024. Đối với các bến thủy nội địa, tổng số bến đã có nhà vệ sinh công cộng là 64/94 bến, số bến chưa có nhà vệ sinh công cộng là 30/94 bến.

Kế hoạch năm 2023, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng tiếp tục thực hiện sửa chữa 12 nhà vệ sinh công cộng tại các bến bãi xe buýt, kinh phí 4,2 tỷ đồng từ nguồn vốn duy tu sửa chữa hạ tầng xe buýt. Kế hoạch năm 2024, Trung tâm này sẽ sửa chữa, cải tạo 4 nhà vệ sinh công cộng tại các bến bãi xe buýt, tổng kinh phí 1,2 tỷ đồng từ nguồn vốn duy tu sửa chữa hạ tầng xe buýt.

Ngoài ra, TPHCM cũng sẽ sử dụng vốn ngân sách để đầu tư xây dựng mới 29 nhà vệ sinh công cộng tại các cảng, bến thủy nội địa, bến phà, bến xe, bãi đỗ xe, trạm trung chuyển, với tổng mức đầu tư 5,6 tỷ đồng.

Chốt ngày khởi công đường vành đai 3 đoạn qua TP.HCM  

Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông (Ban giao thông) TP Hồ Chí Minh cho biết, UBND thành phố đã thông qua kế hoạch tổ chức Lễ khởi công dự án xây dựng đường Vành đai 3, đoạn qua địa bàn thành phố vào ngày 18/6/2023…

Theo số liệu từ Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND TP Thủ Đức, các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, đến nay đã có tổng cộng 335ha trong số 410ha đất cần thu hồi phục vụ thi công dự án Vành đai 3 đã được các địa phương thu hồi để bàn giao cho chủ đầu tư. Có những địa phương có tỉ lệ thu hồi, bàn giao mặt bằng khá cao, vượt chỉ tiêu đặt ra như huyện Hóc Môn đạt 93%, huyện Bình Chánh đạt 86%.

Công tác đấu thầu lựa chọn các nhà thầu thi công, tư vấn giám sát… cũng đang được triển khai đúng tiến độ, đảm bảo sau lễ khởi công sẽ triển khai đồng loạt công tác thi công trên địa bàn 4 địa phương ngay trong tháng 6, hướng tới mục tiêu thông xe toàn tuyến Vành đai 3 vào cuối năm 2025 và hoàn thành toàn bộ dự án trong năm 2026 như mục tiêu đã đề ra. Như vậy chỉ sau 1 năm kể từ ngày Quốc hội có Nghị quyết thông qua chủ trương đầu tư, dự án đã được chính thức khởi công.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xử lý 3 đối tượng vi phạm, cố tình "thông chốt"

Xử lý 3 đối tượng vi phạm, cố tình "thông chốt"

Pháp luật 01/05/2024

(ANTV) - Đêm ngày 30/4, Tổ công tác của Công an huyện Bát Xát thực hiện nhiệm vụ bảo đảm TTATGT, phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật; phát hiện 03 xe mô tô chạy tốc độ cao, đi từ TP Lào Cai về Bát Xát. Khi đi đến Km 27Km+500, cả 03 phương tiện xe mô tô không chấp hành hiệu lệnh, mà có hành vi chạy thẳng, thông chốt Cảnh sát giao thông.

Giá xăng ngày mai có thể tăng

Giá xăng ngày mai có thể tăng

Kinh tế 01/05/2024

(ANTV) - Giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (2/5) được dự báo tăng nhẹ. Nếu không chi Quỹ bình ổn thì giá xăng có thể tăng từ 60-90 đồng/lít. Theo đó, giá xăng RON 95 có thể lấy lại mức 25.000 đồng/lít.

Tây Nguyên cần hỗ trợ chống hạn

Tây Nguyên cần hỗ trợ chống hạn

Kinh tế 01/05/2024

(ANTV) - Mặc dù các tỉnh Tây Nguyên đang chủ động triển khai các giải pháp đồng bộ để chống nắng hạn, song đây chỉ là những giải pháp mang tính ngắn hạn. Tây Nguyên cần nguồn lực lớn hơn cho chiến lược dài hơi về chống hạn, để không còn chỉ phụ thuộc, trông chờ vào nước trời.

Xung quanh đề xuất giảm giờ làm xuống dưới 48h/tuần

Xung quanh đề xuất giảm giờ làm xuống dưới 48h/tuần

Kinh tế 01/05/2024

(ANTV) - Khảo sát của Tổ chức Lao động quốc tế, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có thời giờ làm việc cao trên thế giới và khu vực. Do đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất giảm giờ làm việc của lao động trong doanh nghiệp xuống dưới 48 tiếng/tuần.

Phim về địa đạo Củ Chi

Phim về địa đạo Củ Chi

Văn hóa 01/05/2024

(ANTV) - Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên cùng ekip vừa giới thiệu những thước phim đầu tiên của dự án điện ảnh “Địa Đạo: Mặt Trời Trong Bóng Tối”. Đây là phim điện ảnh sẽ ra mắt nhân kỷ niệm 50 năm hòa bình, thống nhất đất nước.

Xem thêm