Chủ Nhật, 05/05/2024 04:50 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Chính trị

Thủ đoạn xuyên tạc chính sách ngoại giao của Việt Nam

(ANTV) - Chính sách, đường lối đối ngoại xuyên suốt của nước ta từ khi thành lập đến nay là tinh thần “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy với các nước”. Tuy nhiên, các tổ chức thiếu thiện chí thường sử dụng thủ đoạn xuyên tạc hoặc cung cấp thông tin không đúng về các hoạt động ngoại giao của Việt Nam, đặc biệt là trong mối quan hệ với các nước lớn. Hành động trên nhằm kích động tư tưởng dân tộc cực đoan, gây chia rẽ, hiểu nhầm đối với chính sách ngoại giao của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Ngày 02-04/6 vừa qua, Đối thoại Shangri-La (còn được biết đến với tên gọi Hội nghị cấp cao an ninh khu vực châu Á) lần thứ 20, do Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS) tổ chức tại Singapore.

Ngay trước thềm lễ khai mạc Hội nghị, IISS đã công bố bản đánh giá lần thứ 10 về An ninh khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Trong đó đưa ra những nhận định và bình luận về tình hình khu vực châu Á-Thái Bình Dương và những vấn đề tác động đến an ninh khu vực như cạnh tranh Mỹ - Trung, xung đột Ukraine, hay các vấn đề tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ giữa các quốc gia.

Tuy không trực tiếp đánh giá về Việt Nam nhưng trong một số nội dung liên quan, bản Đánh giá đã đưa ra những nhận định phiến diện, mang tính quy chụp, suy diễn về chính sách đối ngoại của nước ta.

Những nhận định mang tính xuyên tạc

Ngày 4/6, trang BBC đã đưa ra bài viết về việc IISS vừa công bố đánh giá về an ninh khu vực Châu Á - Thái bình dương năm 2023, trong đó có nội dung về Việt Nam đang dần giảm bớt sự phụ thuộc nguồn vũ khí từ Nga, và thận trọng trong quan hệ ngoại giao với Mỹ, đặc biệt về khía cạnh an ninh-quốc phòng.

IISS đưa ra những đánh giá đặt trong mối quan hệ so sánh quan hệ ngoại giao của Việt Nam với Trung Quốc và Việt Nam với Mỹ, từ đó có những bình luận mang tính định kiến, sai lệch.

IISS cũng có nhận định phiến diện về những vấn đề nhân sự lãnh đạo cấp cao ở Việt Nam thời gian qua và nêu ra quan điểm thiếu thiện chí, hoàn toàn không đúng với tinh thần ngoại giao của Việt Nam: sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Tổng hợp những nội dung về Việt Nam trong bản đánh giá của IISS, bài viết của trang BBC gồm 3 phần: Việt Nam “sẽ giảm mua vũ khí” từ Nga; Việt Nam “cân bằng” giữa Mỹ và Trung Quốc; Campuchia, Indonesia “khác” với Việt Nam và Lào trong vấn đề Ukraine.

Với việc sử dụng những nội dung xuyên tạc này đã tạo cớ để những đối tượng xấu bình luận mang tính kích động, bôi nhọ ở phía dưới bài viết. Thực ra, đây là kiểu chống phá theo lối tung hoả mù, cố tình đặt ra vấn đề mang hàm ý tiêu cực để lôi kéo, câu nhử những đối tượng có tư tưởng cực đoan, chống đối vào bình luận, chia sẻ, nêu ý kiến đả phá, nhằm tạo ra dư luận xấu, và hiểu sai về chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Chính sách đối ngoại "Cây tre Việt Nam"

Tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vào tháng 12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh quyết tâm xây dựng và phát triển một nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam hiện đại và mang đậm bản sắc dân tộc - trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam”.

Thực tế, hơn 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh, Việt Nam đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc, độc đáo, mang tinh thần "cây tre Việt Nam," "gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển", thấm đượm tâm hồn, cốt cách, khí phách của dân tộc Việt Nam. T

hấm nhuần và phát huy phương pháp “ngoại giao cây tre”, cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, hoạt động đối ngoại của nước ta nắm vững nguyên tắc “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, vì lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, kế thừa những truyền thống, kinh nghiệm quý báu, thấm nhuần triết lý ngoại giao với bản lĩnh vững vàng, tự tin và khôn khéo.

Với đường lối đó, từ việc phá thế bị bao vây, cấm vận, Việt Nam đã tạo dựng và củng cố ngày càng vững chắc cục diện đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Đến nay, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với 189 nước trong tổng số 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, trong đó 3 nước có “quan hệ đặc biệt”, 17 nước “đối tác chiến lược” và 13 nước “đối tác toàn diện”.

Việt Nam cũng là thành viên tích cực và có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng, như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM, WTO...

Thực hiện tốt "ngoại giao cây tre", kết hợp “cứng” và “mềm, đối ngoại đã giữ vai trò tiên phong trong việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, góp phần củng cố hòa bình, ổn định trong khu vực, giương cao ngọn cờ hoà bình, đề cao hòa hiếu, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực và đầy trách nhiệm vào việc giữ vững hòa bình, hợp tác phát triển và tiến bộ trên thế giới. Từ đó, vị thế và uy tín của nước ta ngày càng được nâng cao. 

Từ việc đẩy mạnh công tác ngoại giao, Việt Nam tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi và huy động được các nguồn lực từ bên ngoài để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội. Nếu cách đây 30 năm, chúng ta mới có quan hệ kinh tế - thương mại với gần 30 nước và vùng lãnh thổ thì đến nay đã có quan hệ kinh tế - thương mại với 230 nước và vùng lãnh thổ; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đến nay đã đạt khoảng 600 tỉ USD, gấp khoảng 120 lần so với những năm đầu của thời kỳ đổi mới.

Thực tế đó đã chứng minh đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế của Việt Nam; đồng thời phản bác những nhận định mang tính quy chụp, suy diễn của các tổ chức thiếu thiện chí. Đường lối đó nhằm mục tiêu bao trùm là giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện các nhiệm vụ chiến lược về phát triển kinh tế-xã hội.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai: Tạm giữ Giám đốc công ty

Vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai: Tạm giữ Giám đốc công ty

Pháp luật 04/05/2024

(ANTV) - Liên quan đến vụ nổ lò hơi khiến 6 người chết và 5 người bị thương, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với ông Feng Yong (sinh năm 1985, quốc tịch Trung Quốc, Giám đốc Công ty TNHH gỗ Bình Minh, đóng tại ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu) về hành vi vi phạm quy định về an toàn lao động theo quy định.

Tình hình kinh tế, xã hội tháng 4 tiếp tục chuyển biến tích cực

Tình hình kinh tế, xã hội tháng 4 tiếp tục chuyển biến tích cực

Kinh tế 04/05/2024

(ANTV) - Tình hình kinh tế xã hội tháng 4 tiếp tục chuyển biến tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước. Tính chung 4 tháng đầu năm tốt hơn cùng kỳ năm ngoái. Đây là nhận định của các thành viên Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, diễn ra sáng nay dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Bộ Công an phối hợp xử lý tình trạng sở hữu chéo ngân hàng

Bộ Công an phối hợp xử lý tình trạng sở hữu chéo ngân hàng

Kinh tế 04/05/2024

(ANTV) - Bộ Công an được giao phối hợp với Ngân hàng Nhà nước sớm có giải pháp để xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các ngân hàng. Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong Chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Vụ ngộ độc ở Đồng Nai: Bộ Y tế tìm nguyên nhân

Vụ ngộ độc ở Đồng Nai: Bộ Y tế tìm nguyên nhân

Xã hội 04/05/2024

(ANTV) - Liên quan đến vụ hơn 550 người ngộ độc sau ăn bánh mì ở Đồng Nai. Hiện Công an TP.Long Khánh (tỉnh Đồng Nai) đang khẩn trương truy vết nguồn gốc thực phẩm. Bộ Y tế cũng đã cử đoàn công tác vào nắm tình hình, hỗ trợ Đồng Nai lấy mẫu xét nghiệm tìm nguồn vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt.

Vé máy bay tăng cao, người dân chọn đi du lịch bằng đường bộ

Vé máy bay tăng cao, người dân chọn đi du lịch bằng đường bộ

Kinh tế 04/05/2024

(ANTV) - Theo thống kê của ngành du lịch, giá vé máy bay tăng cao, trong khi hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ thuận lợi hơn, nhất là nhiều tuyến cao tốc Bắc - Nam được đưa vào khai thác, khiến du lịch đường bộ được lựa chọn nhiều năm nay. Từ đó kéo theo doanh thu của ngành du lịch tại các tỉnh thành phía Nam tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2023.

Xem thêm