Thứ Năm, 02/05/2024 08:03 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Chính trị

Dấu ấn Ngoại giao 2023

(ANTV) - Năm 2023 đã chứng kiến những hoạt động ngoại giao sôi động của đất nước, từ các chuyến thăm song phương, đa phương đến sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn cấp cao đã thể hiện “Một Việt Nam phát triển năng động, đổi mới, hội nhập quốc tế và cùng thế giới chung tay giải quyết các vấn đề toàn cầu”.

 BẢN SẮC NGOẠI GIAO VIỆT NAM

Cách đây đúng 2 năm, tháng 12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc, triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Một lần nữa “Ngoại giao cây tre” đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh lại, coi đây là kim chỉ nam của ngành ngoại giao trong bối cảnh ngày càng phức tạp với những diễn biến khó lường thậm chí là khó đoán định.

Có thể nói trong nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ XIII, đặc biệt là trong năm 2023, đối ngoại Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng để một lần nữa chứng minh rằng, chưa bao giờ đất nước có được tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay.

Và một trong những điểm nhấn là kết quả củng cố mở rộng quan hệ với các nước lớn, cường quốc trên thế giới. Đây chính là những quốc gia có vai trò cực kỳ quan trọng, có ảnh hưởng lớn trên thế giới.

Cách đây 2 tuần, thời điểm giữa tháng 12/2023, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Đây là chuyến thăm Việt Nam lần thứ 3 của đồng chí Tập Cận Bình trên cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc, và là lần đầu tiên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình thực hiện riêng chuyến thăm một nước sau Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Bên cạnh nhiều điểm đặc biệt trong chuyến thăm này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã nhất trí xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc, có ý nghĩa chiến lược với tầm nhìn dài hạn.

Trước đó, vào tháng 9/2023...một hình ảnh chưa từng xảy ra trong lịch sử. Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hội đàm với người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam tại Trụ sở Trung ương Đảng, để hai bên cùng tuyên bố nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ.

Chỉ hai tháng sau đó, tháng 11/2023 trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Việt Nam – Nhật Bản đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới.

Tới nay, trong số 193 nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam đã nâng quan hệ lên đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, đối tác chiến lược toàn diện với 30 nước. Và những nước có tiếng nói quan trọng trong cục diện thế giới như Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ... Việt Nam đều thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Trước tình hình quốc tế tiềm ẩn nhiều nhạy cảm, đan xen lợi ích, việc gìn giữ, củng cố, phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng, bạn bè truyền thống càng được hết sức coi trọng, trong tổng thể đối ngoại của đất nước.

Đầu tháng 9/2023 diễn ra cuộc gặp cấp cao giữa Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Đảng nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen và Tổng Bí thư Đảng nhân dân cách mạng Lào, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Trong mối quan hệ của Việt Nam với bạn bè đối tác truyền thống, mối quan hệ son sắt thủy chung, không có tiền lệ Việt Nam – Cuba đã luôn được coi trọng. Các chuyến thăm ngoại giao giữa 2 nước trong năm vừa qua càng củng cố vững chắc mối quan hệ anh em, hữu nghị, hợp tác do Lãnh tụ Fidel Castro và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng xây dựng. Và trong mối quan hệ hữu nghị đặc biệt ấy... câu nói bất hủ của Lãnh tụ Fidel Castro vẫn luôn được nhắc nhớ: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình” như một biểu tượng bất diệt của tình đoàn kết Cuba – Việt Nam.

Bằng sự uyển chuyển, khéo léo và mềm dẻo trong quan hệ với từng quốc gia, ngoại giao Việt Nam đã góp phần củng cố vững chắc hình ảnh đất nước trong mắt bạn bè quốc tế, tạo dựng niềm tin vào một Việt Nam trên đà phát triển nhanh chóng. Cũng chính từ đó đẩy mạnh hội nhập và liên kết kinh tế quốc tế, mở ra những cơ hội mới thu hút thêm nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong nước.

NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG VÌ MỤC TIÊU BAO TRÙM

Triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, trên bình diện đa phương, Việt Nam đã truyền tải đi thông điệp quan trọng về quan điểm, cách tiếp cận đối với những thách thức đang đặt ra với thế giới. Và cũng từ đó, đề ra những sáng kiến thiết thực, cụ thể tại các diễn đàn quốc tế lớn, với mục tiêu đem đến một tương lai phát triển, thịnh vượng, bền vững cho tất cả người dân và các quốc gia.

Sau 3 năm, đại dịch COVID-19 đã cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn cầu, nhưng những hậu quả mà nó để lại cho nền kinh tế thế giới vẫn vô cùng “tàn khốc”. Cùng với đó, các cuộc xung đột bùng phát ở nhiều khu vực càng khiến bức tranh kinh tế thêm ảm đạm.

APEC phải làm sao đóng vai trò tiên phong khơi thông lại giá trị thương mại, kinh tế toàn cầu? Đó là thách thức cần được các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tìm lời giải trong Hội nghị lần thứ 30 diễn ra tại Hoa Kỳ giữa tháng 11 vừa qua.

Và một trong những giải pháp then chốt nhằm ứng phó với các vấn đề cấp bách của kinh tế thế giới đã được Việt Nam nêu ra.

Trong những năm gần đây, nhân loại đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn. Tổng thể thì hòa bình nhưng cục bộ có chiến tranh; tổng thể thì hoàn hoãn, cục bộ có căng thẳng; tổng thể thì ổn định, cục bộ có xung đột; chạy đua vũ trang, nguy cơ vũ khí hủy diệt hàng loạt gia tăng. Hậu quả của đại dịch COVID-19 còn kéo dài; kinh tế thế giới phục hồi chậm, không đồng đều, lạm phát cao, rủi ro gia tăng. Các thách thức an ninh phi truyền thống, thiên tai, biến đổi khí hậu, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, nguồn nước, an ninh mạng diễn biến phức tạp và khó lường.

Trong bối cảnh đó, câu hỏi lớn đặt ra với các nhà lãnh đạo của mỗi quốc gia trên thế giới: Cần phải làm gì để đưa các nước, các dân tộc và toàn thế giới vượt qua những sóng gió, thách thức như hiện nay?

Những ngày lạnh giá tháng 2/2023...trong đống hoang tàn sau trận động đất kinh hoàng ở Thổ Nhĩ Kỳ... có màu áo của đoàn công tác cứu nạn cứu hộ Việt Nam.

Giữa mảnh đất Nam Sudan đầy bất ổn... những chiến sĩ “mũ nồi xanh” Việt Nam tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ đã viết nên câu chuyện về sự thay đổi và hy vọng của Việt Nam, khẳng định một Việt Nam yêu chuộng hòa bình, nhân văn, nhân ái, sẵn sàng chung tay giải quyết các vấn đề mà cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt.

Trong sự bất định của thế giới, Việt Nam vẫn đang giữ vững an ninh và ổn định chính trị, một trong những yếu tố hàng đầu, tạo điều kiện cho quá trình phát triển đất nước bền vững.

Phát huy những thành quả đạt được, cả hệ thống chính trị, trong đó có ngành ngoại giao đang ngày đêm hiện thực hóa đường lối đối ngoại với bản sắc Cây tre Việt Nam, đưa con thuyền Việt Nam vượt qua sóng gió, vững bước hướng tới tương lai.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xử lý 3 đối tượng vi phạm, cố tình "thông chốt"

Xử lý 3 đối tượng vi phạm, cố tình "thông chốt"

Pháp luật 01/05/2024

(ANTV) - Đêm ngày 30/4, Tổ công tác của Công an huyện Bát Xát thực hiện nhiệm vụ bảo đảm TTATGT, phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật; phát hiện 03 xe mô tô chạy tốc độ cao, đi từ TP Lào Cai về Bát Xát. Khi đi đến Km 27Km+500, cả 03 phương tiện xe mô tô không chấp hành hiệu lệnh, mà có hành vi chạy thẳng, thông chốt Cảnh sát giao thông.

Giá xăng ngày mai có thể tăng

Giá xăng ngày mai có thể tăng

Kinh tế 01/05/2024

(ANTV) - Giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (2/5) được dự báo tăng nhẹ. Nếu không chi Quỹ bình ổn thì giá xăng có thể tăng từ 60-90 đồng/lít. Theo đó, giá xăng RON 95 có thể lấy lại mức 25.000 đồng/lít.

Tây Nguyên cần hỗ trợ chống hạn

Tây Nguyên cần hỗ trợ chống hạn

Kinh tế 01/05/2024

(ANTV) - Mặc dù các tỉnh Tây Nguyên đang chủ động triển khai các giải pháp đồng bộ để chống nắng hạn, song đây chỉ là những giải pháp mang tính ngắn hạn. Tây Nguyên cần nguồn lực lớn hơn cho chiến lược dài hơi về chống hạn, để không còn chỉ phụ thuộc, trông chờ vào nước trời.

Xung quanh đề xuất giảm giờ làm xuống dưới 48h/tuần

Xung quanh đề xuất giảm giờ làm xuống dưới 48h/tuần

Kinh tế 01/05/2024

(ANTV) - Khảo sát của Tổ chức Lao động quốc tế, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có thời giờ làm việc cao trên thế giới và khu vực. Do đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất giảm giờ làm việc của lao động trong doanh nghiệp xuống dưới 48 tiếng/tuần.

Phim về địa đạo Củ Chi

Phim về địa đạo Củ Chi

Văn hóa 01/05/2024

(ANTV) - Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên cùng ekip vừa giới thiệu những thước phim đầu tiên của dự án điện ảnh “Địa Đạo: Mặt Trời Trong Bóng Tối”. Đây là phim điện ảnh sẽ ra mắt nhân kỷ niệm 50 năm hòa bình, thống nhất đất nước.

Xem thêm