Thứ Sáu, 17/05/2024 10:36 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Tiết kiệm ngân sách khi xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa

(ANTV) - "Đối chiếu với mục đích ban đầu và thực tiễn hiện nay, việc tiếp tục giao cho Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn thêm một bộ sách bằng ngân sách nhà nước là không cần thiết"

Là nhận định của PGS.TS Trần Thị Tâm Đan, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa IX, đại biểu Quốc hội 5 khóa (VII, VIII, IX, X, XI).

PGS Tâm Đan cũng nhấn mạnh, việc Bộ GD&ĐT không tổ chức biên soạn sách giáo khoa vừa tiết kiệm được ngân sách nhà nước, vừa rút ra bài học tâm đắc, đó là giáo dục có thể xã hội hoá được.

- Bà đánh giá thế nào về thực tiễn bước đầu triển khai xã hội hóa việc biên soạn, xuất bản sách giáo khoa của ngành GDĐT trong thời gian qua?

Việc thực hiện một chương trình có một số sách giáo khoa thực hiện trên quan điểm đổi mới giáo dục của Nghị quyết 29. Nếu làm được sẽ phát huy trí tuệ của các nhà khoa học, nhất là đội ngũ nhà giáo có kinh nghiệm dạy học, có nhận thức, hiểu biết về đổi mới tham gia biên soạn sách giáo khoa. Đội ngũ biên soạn sách giáo khoa đông đảo, nhờ đó trẻ em được tiếp xúc kiến thức đa dạng. Tôi cho rằng, chủ trương này rất đúng.

Quan điểm về chương trình và sách giáo khoa đã có sự thay đổi rất lớn. Trước đây, vai trò sách giáo khoa rất quan trọng. Nhưng hiện nay, chúng ta thấy rõ bản chất vấn đề, rằng chương trình mới quyết định. Do tầm quan trọng của chương trình nên nhà nước, mà cụ thể là Bộ GD&ĐT phải tổ chức hoạt động xây dựng chương trình, tổ chức hội đồng thẩm định sách giáo khao.

Được trực tiếp tham gia vào quá trình này cũng với rất nhiều nhà khoa học, nhà giáo có kinh nghiệm, uy tín, tôi thấy rằng, cả hai hoạt động đều được Bộ GD&ĐT tổ chức tốt, có trình tự, nghiêm túc, khách quan và sẵn sàng tiếp thu ý kiến để chỉnh sửa.

Cá nhân tôi cho rằng, cả 5 bộ sách giáo khoa được Bộ GD&ĐT thẩm định đều đạt yêu cầu. Tất nhiên, không có gì hoàn hảo ngay từ đầu cả, các thành viên tham gia đã cố gắng tối đa, còn chất lượng, hiệu quả, tác động đến đâu, thực tiễn sẽ trả lời.

Sau này, khi thử thách vào thực tiễn, chúng ta phải đợi và không ai cấm Bộ GD&ĐT khi thấy gì chưa hợp lý thì có thể chỉnh sửa, bổ sung. Cái chính là không đặt sách giáo khoa là quan trọng nhất nên giáo viên, nhà trường hoàn toàn có quyền chọn cái gì tốt, phù hợp nhất để đưa vào giảng dạy.

1 trong 5 bộ sách giáo khoa được Bộ GD&ĐT phê duyệt trong thời gian vừa qua.

- Quan điểm của bà ra sao nếu tiếp tục giao Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa nữa bằng tiền ngân sách nhà nước để “chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới” theo quy định của Nghị quyết 88?

Chúng ta đều biết, xưa nay Bộ GD&ĐT biên soạn sách bằng tiền ngân sách. Khi bàn về việc triển khai thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, vấn đề chính được đặt ra tại thời điểm đó là, chúng ta chưa dự báo được xã hội có tham gia đầu tư cho viết sách giáo khoa hay không. Vì thế, mới đưa ra phương án có thể Bộ GD&ĐT phải chuẩn bị, tổ chức viết một bộ sách, phòng trường hợp không ai tham gia xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa.

Còn trong trường hợp phương án xã hội hóa được hưởng ứng, những nhà đầu tư chấp nhận rót vốn vào giáo dục thì nhà nước không cần chi ngân sách nữa. Giờ mới vỡ lẽ, thì ra xã hội ta có không ít tổ chức, cá nhân hăng hái, sẵn sàng đầu tư cho giáo dục và cụ thể là viết sách giáo khoa.

Chúng ta nhìn vào nhiều nước trên thế giới, muốn phát triển chất lượng giáo dục đều phải xã hội hóa.

Việc giao cho Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa trong giai đoạn đầu là phương án dự phòng. Đối chiếu với mục đích ban đầu và nhu cầu của thực tiễn hiện nay, rõ ràng, việc tiếp tục giao cho Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa bằng ngân sách nhà nước là không cần thiết.

- Vậy để giải quyết bài toán Nghị quyết 88 của Quốc hội giao “Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa”, bà có đề xuất gì?

Như đã nói ở trên, Bộ GD&ĐT tổ chức xã hội hóa làm sách nghiêm túc rồi, tốt rồi, bởi thế hiện nay chúng ta có 5 bộ sách giáo khoa đạt yêu cầu. Vì vậy, rõ ràng không cần tiêu tốn tiền ngân sách làm bộ thứ 6 để dự phòng nữa.

Chưa kể, trực tiếp tham gia biên soạn các bộ sách giáo khoa lớp 1 vừa rồi đều là những người giàu kinh nghiệm, cố gắng và am hiểu. Nếu vẫn giao Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa nữa thì cũng vẫn huy động những nhà khoa học, nhà giáo đó thôi.

Nghị quyết 88 quy định dự phòng phương án Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa. Tuy nhiên, kết quả thực tiễn hiện nay đã trả lời, dự phòng không cần nữa thì nên thôi. Làm gì cũng cần dựa vào thực tiễn. Nghị quyết cũng để vào thực tiễn, để thực hiện công việc tốt hơn. Thay đổi xuất phát từ thực tiễn là điều rất cần.

Ta tiết kiệm được ngân sách nhà nước và rút ra được một bài học rất tâm đắc, đó là giáo dục có thể xã hội hoá được. Qua lần này, nếu có quan điểm tốt, cơ chế, chính sách tốt, thì nhiều tổ chức, cá nhân sẵn sàng đầu tư xã hội hóa cho giáo dục và giáo dục triển khai xã hội hóa có khả năng thành công.

Tôi tin sự sáng suốt của Quốc hội khi nghe Bộ GD&ĐT trình bày rõ ràng, thẳng thắn về vấn đề này.

Ngân sách định dùng để làm sách có thể thu lại hoặc để đầu tư cho trang thiết bị giáo dục hay cho giáo dục miền núi. Giáo dục Việt Nam còn cần đầu tư nhiều lắm, ngay như chi cho đào tạo lại cho giáo viên, bồi dưỡng thực sự, bồi dưỡng tri thức, nhận thức của họ kĩ hơn, nhằm thay tư duy của họ, với kiến thức mới hơn, tốt hơn.

Xin cảm ơn bà!

Theo VTC NEWS

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xây dựng thương hiệu nông sản tăng sức cạnh tranh cho hàng Việt

Xây dựng thương hiệu nông sản tăng sức cạnh tranh cho hàng Việt

Kinh tế 17/05/2024

(ANTV) - Trong những năm qua, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho nông sản xuất khẩu là một trong những bước đi cần thiết để thương hiệu nông sản của mỗi địa phương được người tiêu dùng biết đến.

Đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm

Đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm

Xã hội 17/05/2024

(ANTV) - Trong đợt cao điểm thực hiện chương trình Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 với chủ đề tiếp tục đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới với điểm nhấn của chương trình là kiểm tra không báo trước các bếp ăn trường học trên địa bàn TPHCM.

Xử lý nghiêm hành vi đầu cơ, thao túng, đẩy giá vàng

Xử lý nghiêm hành vi đầu cơ, thao túng, đẩy giá vàng

Điểm tin 17/05/2024

(ANTV) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu chậm nhất đến 17/5, Ngân hàng Nhà nước phải công bố quyết định thanh tra thị trường vàng. Đây là thông tin trong kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại cuộc họp với lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.

Phòng tránh tai nạn thương tích, đuối nước cho trẻ

Phòng tránh tai nạn thương tích, đuối nước cho trẻ

Xã hội 17/05/2024

(ANTV) - Mỗi năm Việt Nam có trên 2.000 trẻ em bị đuối nước. Con số này là quá lớn để các bậc cha mẹ, chính quyền địa phương cũng như toàn thể xã hội ngay lập tức phải chung tay có giải pháp mạnh mẽ, cụ thể hơn nữa trong việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em.

7 triệu người tử vong mỗi năm vì ô nhiễm không khí

7 triệu người tử vong mỗi năm vì ô nhiễm không khí

Thế giới 17/05/2024

(ANTV) - Trên khắp các châu lục, bao gồm cả Nam Cực, ô nhiễm không khí đã trở thành một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống hiện đại. Với số người thiệt mạng lên tới hơn 7 triệu mỗi năm, ô nhiễm không khí gây tử vong nhiều hơn cả AIDS và sốt rét cộng lại.

Mang niềm tin rực cháy

Mang niềm tin rực cháy

Xã hội 17/05/2024

(ANTV) - Trong cuộc đời cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thiếu niên, nhi đồng là đối tượng được Bác quan tâm đặc biệt. Chính sự ưu ái đầy ân cần của vị lãnh tụ cho thế hệ măng non của đất nước, đã tạo nên một sự kế thừa vô cùng rực rỡ. Cuộc gặp gỡ của một đội viên năm xưa được đeo khăn quàng đỏ cho Bác mà chúng tôi gửi tới quý vị ngay sau đây sẽ là minh chứng về sự quan tâm đặc biệt ấy của Người với thiếu nhi Việt Nam. Và hơn tất cả, những điều đó đã trở thành niềm tin rực cháy từ trong quá khứ tới tận hôm nay, là động lực phấn đấu, tiếp bước cho những thế hệ mai sau.

 Trung Quốc và Nga nhất trí thúc đẩy quan hệ song phương

Trung Quốc và Nga nhất trí thúc đẩy quan hệ song phương

Thế giới 17/05/2024

(ANTV) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 16/5, đã tiến hành hội đàm song phương tại thủ đô Bắc Kinh. Hai nhà lãnh đạo cũng ký kết và ra tuyên bố chung về làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược toàn diện phối hợp trong kỷ nguyên mới, nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 nước.

Xem thêm