Thứ Ba, 07/05/2024 14:15 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Liệu có cần thiết ra đời thêm bộ SGK của Bộ GD&ĐT?

(ANTV) - Thời gian gần đây, dư luận và cộng đồng mạng đang có nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề: Có nên cho ra đời thêm 1 bộ sách giáo khoa do Bộ GD&ĐT biên soạn?

Từ những lần cải cách giáo dục ở Việt Nam

Cải cách giáo dục ở Việt Nam là thay đổi lớn trong hệ thống giáo dục tại Việt Nam, bao gồm những thay đổi liên quan tới chương trình giáo dục, nội dung sách giáo khoa.

Từ năm 1956 đến năm 1976, tại miền Bắc Việt Nam, theo Nghị định 596 ngày 30/8/1956 của Bộ Giáo dục, các trường phổ thông sẽ tổ chức theo hệ thống trường phổ thông 10 năm. Ở lần cải cách này, chương trình, SGK chủ yếu là sao chép lại của các nước xã hội chủ nghĩa.

Từ năm 1981: Hệ thống giáo dục chuyển từ 10 năm sang 12 năm cùng với sự đổi mới chương trình SGK phù hợp.

Từ năm 2000, chương trình giáo dục phổ thông được đổi mới, kéo theo việc thay đổi SGK toàn bộ cho khối phổ thông, áp dụng từ năm học 2002-2003, thực hiện cuốn chiếu đồng thời từ khối lớp 1 và lớp 6, hoàn tất vào năm học 2008-2009.

Năm 2006, theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình GDPT 2006 ra đời. Nội dung SGK được coi là nguồn kiến thức, căn cứ duy nhất để dạy học, kiểm tra, đánh giá và thi; cả Chương trình GDPT chỉ có một bộ SGK duy nhất.

Đến chủ trương “một chương trình nhiều bộ sách”

Năm 2018, Bộ Giáo dục ra Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/20218 ban hành chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018. Trong đó nội dung SGK sẽ đóng vai trò là học liệu, không phải là nguồn kiến thức duy nhất để tổ chức hoạt động dạy học. Theo nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình; mỗi môn học có nhiều SGK. Một chương trình, nhiều SGK là giải pháp quan trọng để thay đổi mục tiêu dạy học từ "truyền thụ kiến thức" sang dạy học "phát triển năng lực” cho học sinh

Lúc đầu, sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 có 5 bộ được phê duyệt. Đó là: “Kết nối tri thức với cuộc sống”, “Chân trời sáng tạo”, “Cùng học để phát triển năng lực”; “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục” của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; bộ “Cánh diều” của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

Sau mấy năm sử dụng, những người viết sách đã tiếp thu ý kiến gạn đục khơi trong, chỉnh sửa, và đến nay lưu hành 3 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”, “Chân trời sáng tạo”, “Cánh diều”. 3 bộ sách này đang được sử dụng ổn định tại các trường phổ thông. Thực tế 3 bộ SGK đang được thực hiện ở các địa phương rất tốt. Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 đã và đang đi vào ổn định, có những kết quả khả quan.

Có nên ra đời thêm bộ SGK của Bộ GD&ĐT?

Mấy năm áp dụng chương trình mới, qua tham khảo ý kiến đóng góp xây dựng của giáo viên trực tiếp đứng lớp, các bộ sách đang được sử dụng đều là những công trình khoa học nghiêm túc. Các tác giả biên soạn đều hướng đến việc phát triển năng lực của học sinh một cách chủ động, sáng tạo. Sự đa dạng trong cách tiếp cận giúp các địa phương có nhiều lựa chọn nội dung sách giáo khoa phù hợp với đặc điểm vùng miền và hoàn cảnh của học sinh. Dù là bộ sách nào, lúc mới ban hành đều có đôi chỗ “sạn”, nhưng đã tiếp thu và chỉnh sửa, nên hiện tại rất ổn.

Nếu có thêm một bộ SGK nữa cho việc đổi mới giáo dục do Bộ GD&ĐT thực hiện thì có quá nhiều nhiều bất cập sẽ xảy ra. Để có thêm 1 bộ sách, phải chọn lựa nội dung cấu trúc sách, rồi chọn lựa người viết. Chưa kể đến sau khi viết xong sẽ phải mất thêm 1 thời gian dài dạy thử nghiệm, rút kinh nghiệm lên xuống chán, rồi mới đưa ra dạy đại trà. Trong khi đó 3 bộ sách hiện tại đang phát huy rất tốt việc thực hiện nội dung chương trình giáo dục phổ thông 2018. Các nhà trường có thể chọn 1 bộ sách, nhưng vẫn lấy ngữ liệu của bộ sách khác để phục vụ quá trình giảng dạy. Hoặc có thể không chọn tất cả các môn trong cùng 1 bộ, mà theo từng môn học, nếu thấy đầu sách nào phù hợp với đối tượng học sinh thì chọn lựa.

Nếu Bộ GD&ĐT biên soạn thêm 1 bộ SGK nữa thì sẽ xảy ra hiện tượng “vừa đá bóng vừa thổi còi”, sẽ gây ra những hiệu ứng tiêu cực từ xã hội. Dư luận sẽ cho rằng Bộ Giáo dục ôm đồm. Trong việc thực hiện cải cách giáo dục, thì vai trò Bộ GD&ĐT là đơn vị chỉ đạo thực hiện việc đổi mới giáo dục phổ thông năm 2018. Là bên đưa ra triết lý cùng những mục tiêu, quan điểm giáo dục, yêu cầu các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa phải thực hiện. Giờ lại là người vừa đưa ra vừa thực hiện, chả khác nào “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Sách giáo khoa viết ra bao giờ cũng phải qua quá trình thử nghiệm, tiếp thu và chỉnh sửa. Nếu có “sạn” lại mang tiếng Bộ chủ quản mà viết sách không ra hồn. Chưa kể đến việc không khách quan khi lựa chọn sách giáo khoa. Chả lẽ sách Bộ GD viết ra, các đơn vị lại không lựa chọn? Mà lựa chọn, chắc gì đã ưu điểm hơn các bộ sách đang dùng?

Được biết, Bộ GD&ĐT cũng không muốn cho ra đời thêm bộ sách giáo khoa riêng của Bộ. Việc Bộ trưởng ý kiến chấp thuận hay không chấp thuận, tôi nghĩ ông cũng đã cân nhắc rất kỹ. Nhưng nếu Bộ trưởng quan điểm không chấp thuận việc ra đời thêm 1 bộ SGK mới do Bộ GD biên soạn, có nghĩa là Bộ trưởng đã thể hiện được sự chỉ đạo thống nhất, quyết liệt với GD trên tình hình thực tế chứ không phụ thuộc vào dư luận hoặc một số ý kiến khác. Đó là chính kiến của người thuyền trưởng –là điều rất cần thiết với vai trò “tư lệnh ngành” GD hiện nay.

Là một nhà quản lý giáo dục nhiều năm nay, tôi cũng được nghe rất nhiều ý kiến từ phụ huynh về vấn đề sách giáo khoa mới. Họ bảo: Trước đây, sách giáo khoa lớp trên có thể cho lại lớp dưới, nhưng hiện tại, đã có nhiều gia đình anh em không thể học lại sách của nhau, do lựa chọn của các trường khác nhau. (Chưa kể cùng 1 trường mà năm trước và năm sau cũng khác). Điều này đã tạo ý kiến trái chiều trong phụ huynh. Thử hỏi nếu bây giờ lại phát hành thêm 1 bộ sách nữa, nhân dân sẽ hiểu thế nào về ngành giáo dục? Sẽ có ý kiến hiểu sai rằng: Bộ GD cố tình viết sách để “tung hoả mù”, “làm kinh tế”… phức tạp thêm thị trường sách giáo khoa vốn đang có quá nhiều lựa chọn như hiện tại.

Có những phụ huynh còn nói thẳng: “Ước gì chỉ có 1 bộ sách duy nhất, để anh em có thể học lại của nhau, đỡ tốn kém lãng phí tiền của”. Là nhà quản lý giáo dục, người viết bài này cũng thấy băn khoăn suy nghĩ và thông cảm với họ.

Vậy tốt nhất là không nên cho ra đời thêm bộ sách giáo khoa riêng của Bộ Giáo dục nữa, vừa đỡ tốn kém tiền bạc, vừa tránh được sự phức tạp của thị trường sách giáo khoa hiện nay.

(Nguyễn Thị Diệp – Hiệu trưởng TH&THCS Newton - Hoài Đức - Hà Nội)

Theo Báo điện tử Pháp luật Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

Văn hóa 07/05/2024

(ANTV) - Trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), tối ngày 6/5, tại Quảng trường 7-5 thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với chủ đề "Điện Biên Phủ- Mốc vàng lịch sử".

Thắm tình quân dân trên mảnh đất anh hùng

Thắm tình quân dân trên mảnh đất anh hùng

Xã hội 07/05/2024

(ANTV) - Để chuẩn bị thật tốt cho Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ được diễn ra chính thức vào ngày 7/5, những ngày qua, khối lực lượng công an nhân dân tham gia diễu binh đã không kể ngày đêm mưa nắng vất vả tập luyện. Bên cạnh sự nỗ lực của mỗi chiến sỹ thì chính sự cổ vũ, động viên và đồng hành của bà con nhân dân tỉnh Điện Biên thời gian qua đã giúp cho các lực lượng có thêm sức mạnh hoàn thành tốt nhiệm vụ đặc biệt lần này. Tình quân dân đã thắm đượm trên mảnh đất lịch sử anh hùng.

Cảnh báo chiêu trò thuê, mua tài khoản ngân hàng không chính chủ

Cảnh báo chiêu trò thuê, mua tài khoản ngân hàng không chính chủ

Kinh tế 07/05/2024

(ANTV) - Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia cảnh báo: hiện các đối tượng xấu đang “săn lùng” các tài khoản ngân hàng không chính chủ trên mạng xã hội để mua – thuê – thậm chí đánh cắp bởi đây đang là “vũ khí lợi hại” để các đối tượng lừa đảo sử dụng che dấu hành vi phạm tội của mình.

Đẹp trong mắt người dân

Đẹp trong mắt người dân

Xã hội 07/05/2024

(ANTV) - Lúc dân cần, lúc dân khó, có công an. Không chỉ trong quá trình làm nhiệm vụ, ngay cả khi đã rời nhiệm sở, những chiến sĩ công an vẫn luôn đồng hành, giúp đỡ người dân gặp khó khăn. Mỗi ngày qua lại thêm nhiều việc tốt, nhân lên những hình ảnh đẹp của người chiến sĩ công an trong lòng nhân dân.

Tin tức nổi bật trên báo số ra ngày hôm nay

Tin tức nổi bật trên báo số ra ngày hôm nay

Điểm tin 07/05/2024

(ANTV) - Chiến thắng Điện Biên Phủ đã trở thành biểu tượng của sự kế thừa, phát huy truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Sáng nay, hàng loạt các báo có bài viết ca ngợi về chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" này.

Hội Cựu CAND Việt Nam họp Ban thường vụ lần I

Hội Cựu CAND Việt Nam họp Ban thường vụ lần I

Chính trị 07/05/2024

(ANTV) - Ngày 6/5, tại tỉnh Bắc Ninh, Hội Cựu CAND Việt Nam đã tổ chức họp Ban Thường vụ lần thứ nhất. Dự và chỉ đạo có đồng chí Thượng tướng Lê Quý Vương, Chủ tịch Hội và các đồng chí trong Ban Thường vụ Hội.

Lãnh đạo Đảng, Nhà Nước viếng nghĩa trang liệt sĩ đồi A1

Lãnh đạo Đảng, Nhà Nước viếng nghĩa trang liệt sĩ đồi A1

Chính trị 07/05/2024

(ANTV) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 6/5, Đoàn Ban Chấp hành Trung ương Đảnh Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên, do đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 làm trưởng đoàn, đã viếng Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1, tỉnh Điện Biên. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi vòng hoa và lễ kính dâng các anh hùng liệt sỹ.

Xem thêm