Thứ Sáu, 03/05/2024 08:42 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Lấy nước sông Hồng hồi sinh sông Tô Lịch: Liệu có hợp lý?

BT

(ANTV) - Mới đây, Hội đồng nhân dân TP.Hà Nội thông qua Nghị quyết Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Một trong những điểm nhân của quy hoạch là việc hồi sinh sông Tô Lịch, bằng cách lấy nước sông Hồng để làm sống lại dòng sông này.

Sông Tô Lịch có chiều dài khoảng 14 km, chảy qua địa phận 6 quận, huyện của Hà Nội. Những năm qua, dưới sức ép của quá trình đô thị hóa và sự thiếu ý thức của người dân sống ven sông đã khiến sông Tô Lịch trở thành dòng sông "chết". Mặc dù chính quyền Hà Nội đã có nhiều nỗ lực để hồi sinh nhưng đến nay tình trạng ô nhiễm vẫn chưa được cải thiện.

Ý tưởng lấy nước sông Hồng cho sông Tô Lịch đã nhận được sự đồng tình của nhiều chuyên gia, trên mạng xã hội, cư dân mạng cũng đã bày tỏ quan điểm.

Sau mấy năm im ắng, thì mới đây, cái tên sông Tô Lịch, lại được nhắc đến, với biện pháp giải cứu tưởng mới hóa ra lại cũ, đó là lấy nước sông Hồng để hồi sinh sông Tô Lịch. Sau khi thông tin được đưa ra, cộng đồng mạng đã có những chia sẻ và tranh luận xung quanh vấn đề này.

Vốn dĩ dòng sông này đã chịu quá nhiều tổn thương bởi ô nhiễm xâm chiếm khi hàng ngày phải hứng chịu khối lượng lớn nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý. Không phủ nhận, TP.Hà Nội đã rất nỗ lực để giải cứu sông Tô Lịch bằng nhiều giải pháp. Song, đề xuất bổ cập nước sông Hồng để hồi sinh sông Tô Lịch cũng chỉ là giải pháp tình thế và điều đó thể hiện TP.Hà Nội vẫn đang loay hoay trong việc cải thiện chất lượng sông Tô Lịch.

Cư dân mạng cho rằng, bản chất của sông Tô Lịch là dẫn nước thải và do chất thải độc hại tích tụ không được xử lý. Do vậy, việc xử lý nước thải cần phải xử lý ngay tại nguồn phát thải.

Khi nền kinh tế tuần hoàn phát triển và nở rộ như một xu hướng tất yếu của xã hội thì cần được đánh giá tổng thể về giải pháp thu gom và xử lý nước thải. Phương án bền vững nhất là tái dùng nước thải để sản xuất nông nghiệp, rồi tách chất thải độc hại để chôn lấp, thay đổi hệ thống môi sinh, phục hồi lại tuần hoàn sinh học của dòng sông.

Việc tận dụng nước sông Hồng khiến cộng đồng mạng tỏ ra băn khoăn.

Hiện nay, theo thời gian, sông Hồng đã thay đổi nhiều, nguồn nước của sông Hồng đã giảm mạnh do vấn đề khai thác ở thượng nguồn, khi nước là tài nguyên, thì việc chỉ sử dụng làm nhiệm vụ thau rửa, liệu có xứng đáng.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Tạm giữ 1.700 lít dầu D.O không có hoá đơn chứng từ

Tạm giữ 1.700 lít dầu D.O không có hoá đơn chứng từ

Kinh tế 02/05/2024

(ANTV) - Trong lúc tuần tra đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, BĐBP Quảng Ngãi đã phát hiện, tạm giữ 1.700 lít dầu D.O không có hóa đơn chứng từ do 2 công dân trên địa bàn mua bán, tàng trữ trái pháp luật.

Cả nước đón 8 triệu lượt khách dịp nghỉ lễ

Cả nước đón 8 triệu lượt khách dịp nghỉ lễ

Kinh tế 02/05/2024

(ANTV) - Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5 (từ ngày 27/4 đến ngày 1/5/2024), ngành du lịch nước ta ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023 trong đó có khoảng 3,6 triệu lượt khách có lưu trú. Đáng lưu ý, số lượng khách quốc tế vẫn có đà tăng trưởng tốt dù đã qua mùa cao điểm.

Tăng cường quản lý hàng hóa trên môi trường mạng

Tăng cường quản lý hàng hóa trên môi trường mạng

Kinh tế 02/05/2024

(ANTV) - Theo thống kê mới nhất của Bộ Công Thương, số lượng hàng hóa qua Thương mại điện tử của Việt Nam đứng top 4 so với các nước trong khu vực, dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trưởng mạnh trong những năm tới. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng nhưng cũng là thách thức đối với các cơ quan quản lý và doanh nghiệp sản xuất. Khi trên môi trường mạng vẫn đang tràn lan hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ gây nhức nhối cho người tiêu dùng.

Ưu tiên nguồn nước cứu cây trồng ở Tây Nguyên

Ưu tiên nguồn nước cứu cây trồng ở Tây Nguyên

Kinh tế 02/05/2024

(ANTV) - Tây Nguyên đang trải qua những ngày của đỉnh điểm hạn hán. Không chỉ sản xuất, mà sinh hoạt của người dân ở đây cũng đã bị đảo lộn vì thiếu nước. Nhiều hộ dân chấp nhận mua nước giá cao từ nhiều tháng qua để có nước dùng. Tuy nhiên, vẫn phải ưu tiên cho cây trồng, bởi đời sống của họ phụ thuộc vào những vụ mùa nông sản.

Doanh nghiệp Việt đua nhau hướng đến "Net Zero"

Doanh nghiệp Việt đua nhau hướng đến "Net Zero"

Kinh tế 02/05/2024

(ANTV) - Sự phát triển của cụm công nghiệp trung hòa carbon không chỉ giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu mà còn mở ra cơ hội hợp tác kinh tế với tất cả các nhà đầu tư. Do đó, không chỉ nhà nước mà các doanh nghiệp cũng quyết định tham gia xây dựng cụm công nghiệp “Net Zero”.

Xem thêm