Thứ Ba, 14/05/2024 23:43 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Lợi ích của chủ thuê bao khi chuẩn hóa thông tin di động

BT

(ANTV) - Bắt đầu từ ngày 1/4, tất cả những thuê bao di động đang hoạt động, nếu chưa tiến hành chuẩn hóa thông tin cá nhân theo quy định thì sẽ nằm trong diện có nguy cơ bị khóa thuê bao. Đây là 1 trong những nội dung đang thu hút sự chú ý của dư luận trong thời gian qua. Vậy việc chuẩn hóa thông tin thuê bao là gì? Cũng như người dân sẽ được thụ hưởng những điều gì khi tiến hành chuẩn hóa thông tin thuê bao?

"Chuẩn hóa thông tin thuê bao”- là 1 trong những nhiệm vụ quan trọng nằm trong tổng thể việc thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Từ ngày 15/3 đến ngày 31/3, là thời hạn được Bộ Thông tin và truyền thông cương quyết đưa ra, nhằm yêu cầu tất cả các doanh nghiệp viễn thông phải tiến hành việc đối soát giữa thông tin thuê bao di động với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an.

Việc chuẩn hóa thông tin thuê bao đã nhận được nhiều sự đồng tình, ủng hộ từ phía người dân cũng như cho thấy sự vào cuộc quyết liệt từ các nhà mạng.

Ông Nguyễn Văn Bào, quận Hà Đông, Hà Nội bày tỏ: Tôi thấy chủ trương này là tốt. Tôi nhận được tin nhắn thông tin chưa trùng khớp thì đến điểm giao dịch Vinaphone để làm thì thấy nhanh chóng, thuận tiện.

Ông Mai Đặng Duy Khương, Phó Giám đốc Ban Khách hàng cá nhân, VNPT Vinaphone cho biết: Tại các điểm giao dịch nhân viên trực tối thiểu đến 21h để phục vụ cho khách hàng. Đối với các khách hàng gặp khó khăn trong công tác chuẩn hóa, chúng tôi cũng có nhân viên trực tiếp đến gặp khách hàng để thực hiện chuẩn hóa tại nhà.

Vì sao phải chuẩn hóa thông tin thuê bao? Quy trình chuẩn hóa được tiến hành ra sao? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm trong thời gian qua.

Phải thẳng thắn nhìn nhận rằng: Thời gian qua, các cuộc gọi, tin nhắn từ sim rác thực hiện các hành vi lừa đảo, quảng cáo sai sự thật, thiếu văn hoá,…đã trở thành nỗi ám ảnh với rất nhiều người.

Đến thời điểm hiện nay, khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với trên 124 triệu thông tin “gốc” của công dân được cập nhập, thì việc xác thực, đối soát thông tin thuê bao di động được tiến hành với đảm bảo độ chính xác rất cao.

Theo thống kê, trong tổng số gần 124 triệu thuê bao đang hoạt động hiện nay thì có trên 3,8 triệu thuê bao có thông tin chưa trùng khớp với CSDLQG về dân cư hoặc thông tin thuê bao không đúng quy định.

Theo đó, dữ liệu của từng thuê bao, bao gồm: Họ và tên; Thông tin CMND, CCCD; Ngày cấp, nơi cấp; Ảnh chụp chân dung.

Tệp thông tin khách hàng này sau khi được các nhà mạng tiến hành bộ lọc, sẽ được gửi qua dữ liệu của Bộ Công an. Hai hệ thống này tự động tiến hành đối soát.

Sự sai lệch thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thông tin thuê bao tại nhà mạng có thể do nhiều nguyên nhân như: Lỗi nhập liệu khi thực hiện số hóa dữ liệu thông tin thuê bao đăng ký tại nhà mạng; Lỗi kỹ thuật trong quá trình đối soát hay thay đổi số từ CMND từ 9 số thành 12 số; Thay đổi ngày cấp và hạn sử dụng giấy tờ. Vì vậy, từng trường hợp có thông tin trùng khớp hoặc không trùng khớp, hệ thống dữ liệu của Bộ Công an sẽ trả kết quả về các nhà mạng.

Từ đó, từng thuê bao sẽ nhận được tin nhắn yêu cầu phải chuẩn hóa thông tin và người dùng có thể thực hiện dưới nhiều hình thức như: Đến trực tiếp đến điểm cung cấp dịch vụ; Qua website chính thức; Hoặc qua các app của các nhà mạng trên điện thoại thông minh.

Để kiểm tra thuê bao, người dùng có thể tự kiểm tra bằng cách nhắn tin miễn phí theo cú pháp TTTB gửi 1414. Sau khi tổng đài nhận được yêu cầu thì sẽ trả về tin nhắn có đầy đủ thông tin như: Họ tên, ngày sinh, số Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân, nơi cấp, ngày cấp. Và dĩ nhiên. Nếu thông tin này trùng khớp với thông tin của chủ sim điện thoại thì đồng nghĩa người dùng không cần phải chuẩn hóa thông tin.

Hiện có 1 số mốc cụ thể mà người dùng cần lưu ý nếu không cập nhập thông tin, đó là:

Từ ngày 1/4 – 15/4: Thuê bao sẽ bị khóa một chiều.

Từ 15/4 – 15/5: Thuê báo sẽ bị khóa dịch vụ 2 chiều.

Từ sau ngày 15/5: Thuê bao sẽ bị ngừng hoạt động và tiến hành thu hồi số.

Ông Nguyễn Phong Nhã, Cục phó Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: Đợt này chúng ta mới nhằm vào 3,85 triệu thuê bao, tức là những thuê bao có sự khác lệch giữa 2 cơ sở dữ liệu bao gồm cơ sở dữ liệu về dân cư và cơ sở dữ liệu của nhà mạng. Tiếp tục các nhà mạng cần phải rà soát tiếp những tập thuê bao còn lại, liên quan tới những cái dữ liệu, số liệu chưa thực sự chính xác, còn mờ, hoặc dùng những chứng minh thư đã hết hạn sử dụng. Quá trình này phải liên tục. Và tôi hi vọng là đây không phải là đợt cuối cùng mà là bước tiếp theo mà chúng ta có cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để đối soát và các nhà mạng tiếp tục với đà này tiếp tục đối soát các thuê bao của mình đưa ra các tập cần chuẩn hóa thông tin, mong rằng những người sử dụng cũng thấy những lợi ích cho mình và cộng đồng trong việc chuẩn hóa thông tin thuê bao.

Theo Thiếu tá Hoàng Văn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát QLHC về TTXH, Bộ Công an: Đảm bảo việc xác thực dữ liệu dân cư và thuê bao di động được bảo mật tuyệt đối thông tin công dân, tránh tình trạng bị lộ lọt, vì vậy người dân hoàn toàn có thể yên tâm trong việc chuẩn hóa thông tin thuê bao. Chúng tôi cũng đang tiến hành những giải pháp đồng bộ với Bộ thông tin truyền thông trong việc chuẩn hóa thuê bao. Điều này sẽ giải quyết đươc tình trạng sim rác như hiện nay bởi dữ liệu được đối soát là dữ liệu gốc.

Bắt đầu từ năm 2018, việc yêu cầu đăng kí thuê bao đã được triển khai. Tuy nhiên mới chỉ dừng ở mức đối chiếu, đảm trùng khớp giữa thông tin được khách hàng cung cấp khi mua, đăng ký SIM và thông tin lưu trữ tại nhà mạng.

Từ ngày 1/8/2022, yêu cầu được đặt ra khi tất cả số thuê bao mới khi phát sinh bắt buộc phải được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Hiện với thông tin thuê bao di động chính chủ trùng khớp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thì người dân có thể dễ dàng sử dụng để đăng nhập trên cổng dịch vụ công quốc gia, và thực hiện các dịch vụ hành chính công trực tuyến. Làm hộ chiếu phổ thông, giao dịch các dịch vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, thương mại điện tử. Đặc biệt tiến tới loại bỏ các hành vi lừa đảo, quấy rối từ các cuộc gọi rác, tin nhắn rác. Mỗi số điện thoại đều đại diện cho một cá nhân cụ thể, chính xác, rõ ràng. Mọi "hoạt động" của SIM sẽ gắn liền với người chủ sở hữu nó.

Thực tế đã có rất nhiều trường hợp người dùng mất SIM nhưng không thể báo khóa thuê bao cũng như khôi phục do thông tin đăng ký không đúng, thậm chí còn bị người khác sử dụng với mục đích xấu, đến lúc này rất bất lợi cho người dùng.

Rõ ràng, nếu sử dụng thông tin không chính xác, thì chắc chắn sự an toàn và quyền lợi người tiêu dùng sẽ không được bảo vệ.

Do đó cùng với sự hoàn thiện cơ sở pháp lý, sự vào cuộc của các doanh nghiệp cùng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thì cần sự đồng lòng, vào cuộc của chính người sử dụng. Tiến hành chuẩn hóa thông tin thuê bao hướng tới xây dựng thị trường dịch vụ điện thoại di động ngày một văn minh và an toàn./.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Tuyến Metro số 2 của TP.HCM bước vào giai đoạn khởi động

Tuyến Metro số 2 của TP.HCM bước vào giai đoạn khởi động

Kinh tế 14/05/2024

(ANTV) - Đoàn lãnh đạo Ban Quản lý đường sắt đô thị TP. HCM (MAUR) vừa có chuyến thực địa trong đêm tại một số điểm thi công tuyến metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương). Để đảm bảo giao thông ổn định, phần thi công đào bới công trình ngầm của tuyến metro số 2 được cấp phép hoạt động từ 20 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau.

Đấu thầu thành công 8.100 lượng vàng miếng SJC

Đấu thầu thành công 8.100 lượng vàng miếng SJC

Kinh tế 14/05/2024

(ANTV) - Phiên đấu thầu vàng miếng sáng ngày 14/5 đã diễn ra thành công với 8 đơn vị trúng thầu 81 lô, tương ứng 8.100 lượng trong tổng số 16.800 lượng được cơ quan quản lý đem ra đấu thầu. Đây là lượng vàng miếng được đấu thầu thành công cao nhất trong 3 phiên gần đây.

CSGT chặn bắt đoàn xe ben chạy vào giờ cấm

CSGT chặn bắt đoàn xe ben chạy vào giờ cấm

Xã hội 14/05/2024

(ANTV) - Gần chục chiếc xe ben nối đuôi nhau chạy vào giờ cấm từ quốc lộ 1 vào đường Trường Chinh, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP.HCM bị Đội Cảnh sát giao thông An Sương chặn xử lý.

2 đối tượng vừa ra tù lại rủ nhau đi cướp

2 đối tượng vừa ra tù lại rủ nhau đi cướp

Pháp luật 14/05/2024

(ANTV) - Từng có tiền án về tội cướp tài sản, sau khi chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, Huỳnh Thế Vương (sn 1984, trú tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) lại tiếp tục bị bắt giữ khi cùng đồng bọn thực hiện hành vi cướp giật tài sản. Cơ quan CSĐT Công an huyện Châu Thành, tỉnh An Giang vừa tiến hành tạm giữ đối tượng.

Tạo cơ sở pháp lý thực hiện hiệu quả công tác PCCC và cứu nạn cứu hộ

Tạo cơ sở pháp lý thực hiện hiệu quả công tác PCCC và cứu nạn cứu hộ

Chính trị 14/05/2024

(ANTV) - Tình hình cháy, nổ thời gian qua còn diễn biến phức tạp, đã và đang gây ra những thiệt hại về người và tài sản, ảnh hưởng đến ANTT, đời sống xã hội… Thực tế này đòi hỏi cấp thiết phải tăng cường các giải pháp, biện pháp, yêu cầu để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh vấn đề trên khi trình bày Tờ trình dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra vào sáng 14/5.

Việt Nam - Iran tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực thực thi pháp luật

Việt Nam - Iran tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực thực thi pháp luật

Chính trị 14/05/2024

(ANTV) - Sáng 14/5, tại Hà Nội, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì Lễ đón chính thức và tiến hành Hội đàm với Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Tư lệnh Thực thi pháp luật Iran do Chuẩn tướng Ahmad Reza Radan, Tư lệnh Thực thi pháp luật Iran làm Trưởng đoàn đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam từ ngày 13-16/5. Cùng dự có Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an.

Tỉnh ủy Sơn La sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết 12 của Bộ Chính trị

Tỉnh ủy Sơn La sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết 12 của Bộ Chính trị

Chính trị 14/05/2024

(ANTV) - Sáng 14/5, Ban Chỉ đạo 447 Tỉnh ủy Sơn La đã tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết 12 của Bộ Chính trị; 1 năm thực hiện Đề án “Đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an tỉnh Sơn La thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới”. Dự hội nghị có đồng chí Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an; đồng chí Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy.

Xem thêm