Thứ Tư, 08/05/2024 02:54 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Cần minh bạch trong chọn sách giáo khoa

(ANTV) - Hiện tại là thời điểm các trường phổ thông chạy nước rút trong lựa chọn sách giáo khoa cho năm học mới 2024-2025. Làm sao để bảo đảm tính công bằng, quyền lựa chọn của giáo viên một cách thực chất, cũng như bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà xuất bản... vẫn gây nhiều băn khoăn.

Một tiết học thử nghiệm sách giáo khoa mới cấp Trung học cơ sở ở huyện Ba Vì (Hà Nội).

Năm học 2024-2025 là năm học "hoàn chỉnh" sách giáo khoa theo chương trình đổi mới giáo dục phổ thông 2018. Thời điểm này, các nhà xuất bản cũng đã giới thiệu sách giáo khoa mới cuối các cấp: lớp 5, lớp 9 và lớp 12 cho năm học mới tới hầu hết giáo viên, trường học. Đặc biệt, đây cũng là năm đầu tiên, giáo viên được "trả lại" quyền lựa chọn sách giáo khoa theo Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT ngày 28/12/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông.

Nhìn lại lộ trình: Thay sách giáo khoa lớp 1 từ năm học 2020-2021 - năm học đầu tiên thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao các trường chủ động lựa chọn sách để dạy học. Sang đến năm học 2021-2022, quyền này được giao cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố với không ít hệ lụy, bất cập như báo chí đã phản ánh. Nhằm kịp thời điều chỉnh những điểm bất hợp lý, từ năm học tới, quyền lựa chọn sách lại thuộc về giáo viên và nhà trường.

Theo đó, mỗi trường học sẽ thành lập Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa, toàn bộ giáo viên các môn học được tham gia.

Ở nội dung này, ông Phạm Quốc Toản, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, cho biết, trong các đợt giới thiệu sách giáo khoa, đơn vị đã lưu ý những nội dung, nguyên tắc cơ bản để chọn sách. Đó là bảo đảm nguyên tắc dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, vì quyền lợi học sinh, phù hợp đặc điểm kinh tế-xã hội của địa phương và điều kiện dạy, học của từng trường.

Điểm đặc biệt, năm học 2024-2025 là năm cuối trong lộ trình thực hiện chương trình đổi mới đối với các khối lớp cuối cấp ở cả ba bậc học. Năm nay, giáo viên được trao quyền bỏ phiếu lựa chọn sách trên cơ sở nghiên cứu, nhận xét đánh giá các sách giáo khoa trong danh mục đã được phê duyệt. Hiệu trưởng nhà trường được trao quyền thành lập hội đồng lựa chọn sách để đưa vào giảng dạy ở đơn vị mình.

Cũng theo lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, đến nay, thành phố đã hoàn thành việc giới thiệu sách giáo khoa mới lớp 5, lớp 9 và lớp 12 cho hơn 55.000 cán bộ, giáo viên. Đây là đội ngũ dự kiến sẽ dạy các lớp cuối cấp trong năm học tới. Ở nhiều địa phương khác, công tác giới thiệu sách giáo khoa mới cũng đã và đang được thực hiện theo quy định.

Nhìn lại thực trạng đã diễn ra ở những năm học trước, tại nhiều tỉnh, thành phố, vì các lý do khác nhau, cả tỉnh/thành phố chỉ chọn một quyển sách của một bộ cho mỗi môn học, thậm chí chỉ chọn một bộ sách của một nhà xuất bản cho hầu hết các môn học. Trong khi trên thị trường đang có tới ba bộ sách của các nhà xuất bản, đơn vị ấn hành được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

Theo nhận định của các chuyên gia, đây là việc làm không đúng với tinh thần "có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học" tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Thực trạng này như báo chí đã phản ánh, từng xảy ra ở các địa phương: Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Dương, Cần Thơ, Kiên Giang, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Kạn, Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Ngãi,…

Tại Thủ đô Hà Nội, một số giáo viên dạy tiểu học thắc mắc: Năm học trước (2022-2023), sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 bộ Cánh Diều của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã không được Sở Giáo dục và Đào tạo đưa vào danh mục giới thiệu lựa chọn trên địa bàn. Trong khi trước đó học sinh lớp 1 đã được học bộ sách này. Việc "bỏ cách" như vậy đã khiến nhiều giáo viên lớp 2, lớp 3 lúng túng.

Một số chuyên gia giáo dục phân tích, nếu chỉ lựa chọn một bộ sách giáo khoa để giảng dạy sẽ hạn chế sự lựa chọn của giáo viên và người học, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Trong khi theo tinh thần Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội, việc sử dụng các bộ sách giáo khoa khác nhau trong quá trình học, sẽ làm phong phú tài liệu dạy và học cho giáo viên và học sinh, vì ngữ liệu có thể khác nhau nhưng đều dựa vào khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Điều này còn giúp các học sinh khi chuyển vùng, chuyển địa phương không bị bỡ ngỡ đối với các loại sách.

Một trong những điểm mới quy định tại Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT là các quy định nhằm hướng tới tăng cường vai trò của cơ sở giáo dục trong lựa chọn sách giáo khoa, với ba nguyên tắc, hai tiêu chí gồm:

Thứ nhất, lựa chọn sách giáo khoa trong danh mục sách đã được Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông. Thứ hai, mỗi môn học, hoạt động giáo dục được thực hiện trong cơ sở giáo dục phổ thông ở mỗi khối lớp lựa chọn một sách giáo khoa. Thứ ba, việc lựa chọn sách giáo khoa bảo đảm thực hiện dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch.

Hai tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa gồm: Phù hợp đặc điểm kinh tế-xã hội của địa phương và phù hợp với điều kiện tổ chức dạy-học tại cơ sở giáo dục phổ thông.

Vấn đề này, đại biểu Quốc hội Hồ Thị Minh (tỉnh Quảng Trị) bày tỏ lo ngại: "Nếu địa phương chỉ chọn một bộ sách giáo khoa hay chỉ chọn mỗi môn học một cuốn sách của một bộ thì sẽ quay lại tình trạng độc quyền sách giáo khoa như trước". Để thực hiện tốt các quy định mới, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của cả người dạy và người học, thiết nghĩ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm tiến hành thanh tra, kiểm tra, rà soát, giám sát những địa phương, đơn vị có dấu hiệu lựa chọn sách giáo khoa thiếu dân chủ, áp đặt, định hướng giáo viên, đi ngược lại quy định trong Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT.

Theo báo Nhân dân

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Đại tướng Tô Lâm biểu dương CBCS tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đại tướng Tô Lâm biểu dương CBCS tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chính trị 07/05/2024

(ANTV) - Ngay sau khi Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ Công an đã tổ chức Lễ Tổng kết công tác tổ chức lực lượng Công an nhân dân tham gia diễu binh, diễu hành tại Lễ kỷ niệm. Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đến dự, phát biểu chỉ đạo, động viên tinh thần cán bộ, chiến sĩ đã làm tốt công tác đảm bảo an ninh, trật tự, tham gia các sự kiện, đóng góp tích cực vào thành công chung của chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Báo chí quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thế giới 07/05/2024

(ANTV) - “Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 không chỉ là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, mà còn cổ vũ phong trào chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc trên thế giới.” Đó là nhận định chung của hàng loạt bài viết được đăng tải trên nhiều tờ báo lớn trong những ngày qua.

Điện Biên hôm nay

Điện Biên hôm nay

Chính trị 07/05/2024

(ANTV) - Điện Biên, mảnh đất nơi cực Tây tổ quốc đã trải qua những thăng trầm của thời gian, và trở thành cái tên ghi vào lịch sử nhân loại với chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Chiến trường đầy khói lửa bom đạn năm xưa, giờ đây thay bằng những gam màu tươi sáng, nhờ nỗ lực không ngừng của Chính quyền và đồng bào các dân tộc Tây Bắc qua nhiều thế hệ, trong suốt 70 năm qua.

Những cánh thư còn mãi với thời gian

Những cánh thư còn mãi với thời gian

Xã hội 07/05/2024

(ANTV) - Đã 70 năm trôi qua, những kí ức về chiến dịch Điện Biên Phủ khốc liệt vẫn còn đó, không chỉ là những tháng ngày "khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt", ở nơi tưởng như chỉ có mưa bom lửa đạn mà vẫn có những câu chuyện tình yêu thật đẹp của những người lính. Chúng tôi muốn nói đến sức mạnh của những cánh thư tay, đã theo họ vượt qua mọi thử thách của chiến tranh, tạo nên những niềm vui và ký ức trong cuộc sống, vẫn trường tồn mãi theo thời gian

Cảm xúc hân hoan, tự hào của mọi người dân hướng về Điện Biên

Cảm xúc hân hoan, tự hào của mọi người dân hướng về Điện Biên

Xã hội 07/05/2024

(ANTV) - Không thể trực tiếp có mặt tại Điện Biên Phủ thế buổi lễ diễu binh, diễu hành, hàng triệu người dân Việt Nam trên mọi miền Tổ quốc cùng hướng về Điện Biên Phủ với nhiều cách khác nhau như xem qua tivi, điện thoại. Dù bằng cách nào đi chăng nữa trong trái tim mỗi người đều trọn vẹn nỗi xúc động, niềm tự hào và biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ đã hy sinh xương máu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tiếp tục củng cố niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng.

Xem thêm