Thứ Tư, 15/05/2024 12:53 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

BRT Hà Nội: Sai phạm và bài học về sau

(ANTV) - Mới đây, thanh tra Chính phủ đã chính thức công khai hàng loạt sai phạm xảy ra tại dự án xe buýt nhanh BRT Hà Nội. 

Cụ thể, kết luận khẳng định, dự án được đầu tư rất lớn nhưng chưa đạt được hiệu quả như mong đợi, chưa đạt mục tiêu đề ra để hạn chế phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc giao thông và từng bước nâng cao chất lượng môi trường của thành phố. Đây là hệ quả tất yếu được dự báo ngay từ đầu, từ khi ý tưởng thực hiện dự án đã bộc lộ nhiều bất cập, nhưng vẫn duy trì khai thác, để lại nhiều hệ luỵ cho xã hội.

Rõ ràng, đây là bài học để trong tương lai, nếu triển khai dự án nào đó cần gắn chặt hiệu quả và trách nhiệm. Bởi, một dự án đầu tư có thể nhiều tiền hoặc ít tiền, nhưng tác động xã hội tích cực hay tiêu cực thì không thể một sớm một chiều có thể giải quyết được.

Ra mắt thì hoành tráng, được tung hô sẽ tạo bước đột phá cho loại hình vận tải hành khách công cộng song đổi lại là hai chữ thất vọng. Điều này thể hiện rõ việc ném tiền qua cửa sổ để đầu tư dự án chạy trên làn đường độc quyền, nhưng năng lực lưu thông chỉ bằng xe buýt thường, thậm chí là kém hơn. 5 năm hoạt động, tai tiếng của BRT không chỉ là hàng loạt những bất cập, mà còn đến từ những sai phạm, gây thất thoát ngân sách 43,5 tỷ đồng. Vậy, liệu đã đến lúc BRT nên dừng lại?

Rõ ràng, đứa con BRT không có lỗi, dự án đáng lẽ ra phải được đầu tư từ hàng chục năm trước. Nếu được triển khai sớm thì BRT sẽ trở thành huyết mạch và giúp định hình không gian đô thị song, mãi đến năm 2017, BRT mới ra mắt, và lúc này mật độ đô thị, nhu cầu đi lại dọc hành lang tuyến đã gia tăng chóng mặt. Và cứ thế, BRT lại loay hoay, chậm chạp bò theo, đang từ thế chủ động biến thành bị động, bị động từ nguồn vốn, phụ thuộc mô hình lập dự án.

Việc đầu tư muộn đã đánh mất cơ hội thu hút nguồn lực xã hội. Vì khi đưa một tuyến giao thông mới vào vận hành trong thành phố, sẽ hình thành một mạng lưới dịch vụ, mạng lưới khu đô thị. Và BRT sẽ có nhiều lợi thế và phát triển. Tuy nhiên, gần như là không có, mà cứ loay hoay, luẩn quẩn và kiên định với mục tiêu ban đầu khi hình thành BRT.

Hơn 50 triệu đô la, tương đương 1.160 tỷ đồng để đầu tư dự án, 2 tỷ đồng cho mỗi nhà chờ. Mỗi cầu vượt cho người đi bộ vào nhà chờ lên tới 5 tỷ đồng. Đầu tư thì lớn, nhưng sự xuất hiện của BRT theo kiểu cố đấm ăn xôi, đã phá vỡ tất cả. Từ bất cập dừng đón trả khách, đến việc chiếm 1/3 làn đường ưu tiên, đã khiến dự án không phát huy hiệu quả, gây cản trở giao thông.

Một tuyến đường hay một dự án, nó phải có sức sống 30, 40 năm, một dự án hiệu quả phải có sự kết tinh của trí tuệ, của các hệ thống chuyên môn khác nhau, và được nền kinh tế chấp nhận, cũng như sàng lọc để hoàn chỉnh trong quá trình thực hiện, khai thác. Suy cho cùng, BRT cũng là câu chuyện của quá khứ, nhưng bài học thì luôn tồn tại. Bài học đó cũng là cơ sở quan trọng để trong tương lai, nếu có đầu tư dự án nào đó, cần gắn chặt hiệu quả và trách nhiệm.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Đề nghị đình chỉ bếp ăn có 350 công nhân nhập viện

Đề nghị đình chỉ bếp ăn có 350 công nhân nhập viện

Xã hội 15/05/2024

(ANTV) - Tối 14/5, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản gửi Sở Y tế Vĩnh Phúc sau vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (tỉnh Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm. Cục đề nghị đình chỉ ngay bếp ăn của công ty này, tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc theo quy định.

Người dân nâng cao cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo

Người dân nâng cao cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo

Pháp luật 15/05/2024

(ANTV) - Thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạn tài sản luôn biến hóa, có thể vẫn phương thức này nhưng các đối tượng chỉ cần thay đổi một vài tình tiết trong kịch bản là người dân hoàn toàn có thể sập bẫy. Minh chứng là những nạn nhân bị lừa đảo vẫn được phát hiện mỗi ngày, trong đó có cả những người có trình độ, có vị trí xã hội. Tại tỉnh Quảng Ninh, từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận thông tin lừa đảo với số tiền hơn 200 tỷ đồng.

Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại nông thôn

Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại nông thôn

Kinh tế 15/05/2024

(ANTV) - Hiện nay, việc thanh toán không tiền mặt đã xuất hiện ở khắp mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong đời sống hằng ngày. Có thể thấy rằng, hình thức thanh toán này đã và đang góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số,không chỉ ở những thành phố lớn mà cả những vùng nông thôn. Hiện nhiều địa phương đặc biệt là những vùng nông thôn đang tích cực hướng đến việc tiêu dùng này nhằm tiến tới tiêu dùng văn minh, hiện đại và tiện lợi.

Bảo tàng Quân khu 7- điểm du lịch văn hóa lịch sử

Bảo tàng Quân khu 7- điểm du lịch văn hóa lịch sử

Văn hóa 15/05/2024

(ANTV) - Trong những ngày tháng 5 lịch sử, có rất nhiều người tìm đến các bảo tàng, đặc biệt là bảo tàng lưu giữ kỷ vật chiến tranh để gợi nhớ về một thời hào hùng của dân tộc. Để phục vụ nhu cầu của người dân và du khách, mới đây Sở Du lịch TP.HCM công nhận Bảo tàng Quân khu 7 là điểm du lịch mới của thành phố.

Cần nhiều giải pháp ngăn chặn lừa đảo trực tuyến

Cần nhiều giải pháp ngăn chặn lừa đảo trực tuyến

Pháp luật 15/05/2024

(ANTV) - Theo thống kê của các đơn vị chức năng, trong năm 2023, các đối tượng lừa đảo đã chiếm đoạt gần 10.000 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi so với năm 2022; và đã có 1.500 vụ án đã khởi tố vì tội lừa đảo trên không gian mạng. Thực trạng này cho thấy các đối tượng tội phạm mạng trong và ngoài nước liên tục thay đổi phương thức, thủ đoạn, triệt để lợi dụng công nghệ mới để tấn công, xâm nhập, lừa đảo quy mô lớn. Cần những giải pháp gì để ngăn chặn lừa đảo trực tuyến.

Một số bệnh viện tại New Delhi bị đe dọa đánh bom

Một số bệnh viện tại New Delhi bị đe dọa đánh bom

Thế giới 15/05/2024

(ANTV) - Nhà chức trách Ấn Độ hôm 14/5 cho hay, một số bệnh viện tại thủ đô New Delhi tiếp tục nhận được thư điện tử đe dọa đánh bom, khiến họ phải báo cảnh sát. Nội dung thư khẳng định có thiết bị nổ được cài đặt trong bệnh viện.

Xem thêm