Thứ Hai, 29/04/2024 13:10 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Văn hóa

Gìn giữ nghệ thuật vẽ vải rogan Ấn Độ

BT

(ANTV) - Hội họa dân gian Ấn Độ và các trường phái nghệ thuật đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ, vẫn được gìn giữ và phát triển cho đến ngày nay. Phản ánh sự đa dạng và độc đáo của văn hóa địa phương, các hình thức nghệ thuật này đã phát triển trong nhiều năm, trong khi một số không hề bị tác động bởi hiện đại hóa, một số đã tiếp thu những chất liệu và màu sắc mới.

Trong số đó phải kể đến nghệ thuật Rogan - phương pháp in ấn dệt may đầu tiên của Ấn Độ. Xuất hiện từ 400 năm trước, loại hình nghệ thuật vẽ trên vải rogan được làm độc quyền tại vùng Kutch của quận Gujarat, Ấn Độ.

Cái tên rogan được đặt theo dầu thầu dầu - nguyên liệu chính trong mầu vẽ.

Ông Khatri Abdul Gafur sống tại làng Nirona, quận Kutch, bang Gujarat là một nghệ nhân rogan lành nghề với hơn 40 năm kinh nghiệm. Nghệ nhân 57 tuổi cho biết, để làm ra một sản phẩm nghệ thuật cần có sự cống hiến, kiên trì và tập trung cao độ.

Ông cùng chín thành viên khác trong gia đình đã lưu truyền nghệ thuật rogan qua tám thế hệ. “Đây là truyền thống của gia đình chúng tôi. Ông nội, bố và chú tôi, từ thế hệ này sang thế hệ khác đã gìn giữ và truyền đạt lại môn nghệ thuật này cho chúng tôi.”

Để tạo nên một bức họa trên vải hoàn chỉnh, đầu tiên người nghệ nhân phải lấy dầu được chiết xuất từ hạt thầu dầu và đun trong vòng 12 - 14 tiếng. Sau khi đun, dầu thầu dầu được trộn với nước lạnh, được cô đặc lại rồi trộn với các loại sơn và nước để làm thành một hỗn hợp mầu dính.

“Chúng tôi mài những hỗn hợp được chiết xuất từ hạt thầu dầu trên đá. Sau đó chúng tôi trộn bột rogan vào đó. Chúng tôi chỉ lấy ước lượng gần đúng chứ không phải chính xác 100 gam hay 50 gam rogan. Chúng tôi dùng đá đập nhuyễn cho đến khi hỗn hợp hòa làm một”- Ông Khatri Abdul Gafur nói.

Hỗn hợp này được cuộn trong lòng bàn tay của nghệ nhân bằng kalam - một que sắt dài khoảng 15 cm. Hơi ấm từ lòng bàn tay làm dịu lớp sơn đặc dùng để vẽ trên các tấm vải. Các họa tiết được vẽ hoàn toàn bằng tay. Vì vậy, nghệ nhân cần đặc biệt khéo léo và tỉ mỉ trong công đoạn vẽ những họa tiết nhỏ.

Ông Khatri Abdul Gafur cho biết, nếu bạn lấy màu trực tiếp từ bát thì bạn không thể tạo ra một sợi chỉ nào vì nó rất dày. Vì vậy chúng ta phải đặt nó lên tay và chà xát. Điều đặc biệt trong thiết kế này là từng chấm, từng chấm nhỏ ở đây được vẽ bằng đầu bút, chi tiết này đòi hỏi người thợ lành nghề mới có thể làm được. 

Vào những năm 1980, các sản phẩm dệt may bằng máy, với giá thành rẻ và tốc độ sản xuất nhanh chóng, bắt đầu chiếm lĩnh thị trường, dẫn tới việc các nghệ nhân rogan từ bỏ nghề, tìm kiếm việc làm tại các thành phố khác. Ông Gafur không phải ngoại lệ. “Khoảng năm 1980, tôi đã quyết định rằng mình sẽ không lãng phí cuộc đời mình cho môn nghệ thuật này. Vì thế tôi đã tranh cãi với gia đình. Vào thời điểm đó, để một đứa trẻ từ một ngôi làng nhỏ đến tận Mumbai tìm việc làm là một chuyện lớn”.

Nhưng sau một thời gian làm việc tại Mumbai, nhận thức được tầm quan trọng của loại hình nghệ thuật đang mai một này, ông quyết định trở về quê nhà và trong vài thập kỷ, ông đã kế thừa, phát huy di sản của gia đình trong khi vẫn vật lộn với sinh kế.

Đầu thế kỷ 21 đánh dấu sự hồi sinh của tranh nghệ thuật rogan khi các tổ chức phi chính phủ bắt đầu hỗ trợ các nghệ nhân bán sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, mở rộng sức ảnh hưởng và giúp nhiều nghệ nhân đạt giải thưởng cấp quốc gia. Các phương tiện truyền thông cũng góp phần lan tỏa giá trị của tranh vải rogan, thu hút khách du lịch, vốn là nguồn thu nhập chính của các nghệ nhân rogan.

Tác phẩm của ông Gafur được trao tặng cho cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama vào năm 2014. Năm 2022, một chiếc hộp gỗ được chạm khắc rogan cũng được chọn làm quà tặng cho Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumiovà một bức tranh rogan được chọn làm quà tặng cho Nữ hoàng Đan Mạch Margrethe.

Song song với việc phục dựng lại nghệ thuật vẽ vải rogan, gia đình ông Gafur đã mở rộng thiết kế trên khẩu trang hay phụ kiện trang trí nhà cửa. Nỗ lực không ngừng của ông cùng các nghệ nhân rogan đang góp phần lưu giữ và phát huy nghệ thuật truyền thống tinh xảo này.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Hợp tác xã giúp phụ nữ Bờ Biển Ngà độc lập kinh tế

Hợp tác xã giúp phụ nữ Bờ Biển Ngà độc lập kinh tế

Thế giới 29/04/2024

(ANTV) - Tại Bờ Biển Ngà, phụ nữ là đối tượng dễ bị tổn thương hơn trong lĩnh vực nông nghiệp vì các phong tục về đất đai ưu ái nam giới. Rất ít người trong số họ được sở hữu đất đai. Và khi phụ nữ kết hôn, họ thường mất quyền tiếp cận đất đai trong trường hợp chồng qua đời. Trước tình trạng trên, dự án thành lập hợp tác xã nông nghiệp giúp phụ nữ Bờ Biển Ngà độc lập hơn về kinh tế đã ra đời, mang lại rất nhiều cải thiện tích cực cho đời sống phụ nữ nơi đây.

Vườn rau xanh Việt Nam trên vùng đất Nam Sudan

Vườn rau xanh Việt Nam trên vùng đất Nam Sudan

Xã hội 29/04/2024

(ANTV) - Sứ mệnh gìn giữ hòa bình đã đưa các sĩ quan Công an Việt Nam đến đất nước Nam Sudan. Giữa vùng đất khắc nghiệt ấy, vườn rau xanh mát của các sĩ quan Công an Việt Nam đã tạo nên không gian xanh vô cùng ấn tượng. Những hình ảnh do nhóm phóng viên ANTV ghi lại trong chuyến công tác tại Nam Sudan.

Biển lửa bao trùm kho gỗ ở Bình Dương

Biển lửa bao trùm kho gỗ ở Bình Dương

Xã hội 29/04/2024

(ANTV) - Một xưởng pallet gỗ nằm trên quốc lộ 13 qua tỉnh Bình Dương bất ngờ bốc cháy. Ngọn lửa nhanh chóng bao trùm toàn bộ khu vực chứa nhiều vật liệu dễ cháy khiến một góc trời đỏ rực trong đêm.

Gạch nối của lịch sử

Gạch nối của lịch sử

Xã hội 29/04/2024

(ANTV) - 70 năm đã qua, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa giờ cũng đã ngoài 80. Họ là những chứng nhân lịch sử, để kể cho con cháu về những năm tháng hào hùng, cả dân tộc vùng lên đánh giặc, về tinh thần quyết chiến quyết thắng, về khát vọng hòa bình, tự do. Thời gian trôi qua, chứng nhân cũng người còn người mất, nhưng câu chuyện của lịch sử vẫn được kể qua những kỷ vật, như chiếc huy hiệu nhỏ mang tên: Chiến sỹ Điện Biên Phủ.

Xem thêm