Thứ Năm, 25/04/2024 03:49 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Việt Nam bảo đảm quyền tự do internet

(ANTV) - Tháng 11/2019, Tổ chức Freedom House đã công bố báo cáo, trong đó xếp Việt Nam vào danh sách nước không có tự do Internet trong năm 2019. Đây là giọng điệu xuyên tạc đã quá cũ về vấn đề thực hiện nhân quyền ở Việt Nam. 

Tuy nhiên một thực tế không thể phủ nhận là quyền tự do thông tin, tự do Internet ở Việt Nam luôn được đảm bảo. Trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán chủ trương, chính sách tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do thông tin, tự do Internet.

Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định tôn trọng và bảo đảm nhân quyền vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp đổi mới đất nước. Mọi công dân Việt Nam được thực hiện các quyền tự do cá nhân, trong đó có tự do Internet trên cơ sở pháp luật.

Ngày 19/11/1997, Việt Nam chính thức kết nối với internet toàn cầu, đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử của ngành thông tin, truyền thông Việt Nam. Sau hơn 22 năm, hiện nay, Việt Nam nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ người dùng internet cao nhất châu Á, đứng thứ 12/20 quốc gia dẫn đầu thế giới về số người dùng Internet.

Người dân có thể tự do chia sẻ, bày tỏ thông tin, quan điểm cá nhân thông qua internet, nhất là qua các trang web, mạng xã hội; nhiều cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương cũng sử dụng internet, mạng xã hội để làm việc, giải quyết các thủ tục hành chính và liên hệ trực tiếp với người dân…Điều đó cho thấy bảo đảm tự do internet luôn là quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước và được bảo đảm thực hiện trên mọi lĩnh vực xã hội ở Việt Nam.

Và quan điểm này của Việt Nam cũng được thể hiện tại Khóa họp 41 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc vào tháng 7 vừa qua, trong phiên họp thông qua Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III, được các nước đánh giá cao. Đó là chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người,  luôn lấy con người làm trung tâm của mọi chính sách và hành động.

Tuy nhiên, là nước có tốc độ phát triển internet mạnh mẽ, Việt Nam đồng thời cũng là quốc gia có nguy cơ xảy ra các hành vi tội phạm mạng cao trên thế giới. Lợi dụng thế mạnh của internet, mạng xã hội, các loại tội phạm đã triệt để thực hiện các hoạt động vi phạm pháp luật, nhằm phá hoại kinh tế, cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước, các tập đoàn kinh tế của Việt Nam.

Nhằm bảo đảm an ninh mạng, phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng mạng xã hội, internet để vi phạm pháp luật Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cần thiết nhằm phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các đối tượng lợi dụng internet vi phạm quyền và lợi ích của nhà nước và công dân. Điều này không chỉ phù hợp với luật pháp quốc tế và pháp luật các quốc gia khác quy định trên lĩnh vực này mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của internet và nền kinh tế số tại Việt Nam; bảo vệ các quyền của người dân và xã hội.

Thực tiễn ở nhiều quốc gia cho thấy, việc thực hiện quyền tự do internet cũng luôn được đặt trong khuôn khổ pháp luật. Ủy ban châu Âu đã ban hành luật về bảo vệ sự riêng tư toàn cầu nhằm hạn chế hoạt động của internet, mạng xã hội vi phạm quyền riêng tư của công dân của các nước thành viên.

Nhiều nước châu Phi và Trung Quốc cũng nghiêm cấm Facebook triển khai dịch vụ ở các nước này. Riêng ở Trung Quốc, Chính phủ chặn toàn bộ các mạng xã hội, trong đó có Facebook, Google nhằm ngăn chặn người dùng truy cập các trang web đồi trụy hoặc có nội dung nhằm mục đích chính trị.

Chính phủ Hàn Quốc, Thái Lan cũng yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ internet phải kiểm duyệt, ngăn chặn các tài khoản, clip có “nội dung không phù hợp” trên các mạng xã hội.

Ngay ở Mỹ, Quốc hội nước này đã ban hành nhiều văn bản luật nhằm xử lý, ngăn chặn việc lợi dụng internet, mạng xã hội để khủng bố, kích động bạo lực hay là vi phạm sở hữu trí tuệ...

Cũng như các quyền cơ bản khác của con người, việc thực hiện quyền tự do thông tin, tự do internet cũng phải được thực hiện trên cơ sở pháp luật, tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người khác, của xã hội. Sẽ là vi phạm pháp luật nếu lợi dụng tự do internet, mạng xã hội để vi phạm pháp luật Việt Nam; xâm hại quyền và lợi ích chính đáng của người dân và của xã hội.

Tin mới nhất

Sẵn sàng các phương án bảo đảm an toàn Lễ kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sẵn sàng các phương án bảo đảm an toàn Lễ kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Xã hội 24/04/2024

(ANTV) - Hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) là một trong những sự kiện chính trị rất quan trọng. Là đơn vị chủ công trong công tác PCCC và CNCH, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH công an tỉnh Điện Biên đã chủ động xây dựng các kế hoạch, thường xuyên luyện tập các phương án. Sẵn sàng lên đường xử lý các tình huống từ sớm, từ xa với mục tiêu cao nhất là bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm.

Đã vớt được 3 thi thể thuyền viên bị chìm tàu

Đã vớt được 3 thi thể thuyền viên bị chìm tàu

Xã hội 24/04/2024

(ANTV) - Sáng nay (24/4), Cảng vụ Quảng Ngãi cho biết, đã vớt được thi thể 3 thuyền viên đi trên tàu kéo LA-06695 bị chìm cách đảo Lý Sơn 3-4 hải lý. Hiện lực lượng chức năng đang nỗ lực tìm kiếm những người mất tích còn lại.

Những bài học giá trị từ Chiến thắng Điện Biên Phủ

Những bài học giá trị từ Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chính trị 24/04/2024

(ANTV) - Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chiến thắng Điện Biên Phủ là một một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh. Trải qua 9 năm kháng chiến đầy hy sinh, gian khổ từ 1945 - 1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ đã giáng đòn quyết định, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Genève (21/7/1954), chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Đồng thời phải công nhận độc lập của Lào, Campuchia, và rút quân ra khỏi 3 nước Đông Dương. Những bài học quý mà chiến thắng Điện Biên Phủ để lại vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực PCCC

Hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực PCCC

Xã hội 24/04/2024

(ANTV) - Cũng trong sáng 24/4, Trường Đại học PCCC, Bộ Công an Việt Nam tiếp nhận và chuyển giao công nghệ máy bơm chữa cháy hiện đại do công ty Shibaura Nhật Bản trao tặng. Đây là một trong những hoạt động cụ thể hóa chương trình hợp tác trong lĩnh vực PCCC và CNCH giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản.

 Người chuyển giới được quyền thay đổi thông tin giới tính trên Căn cước

Người chuyển giới được quyền thay đổi thông tin giới tính trên Căn cước

Xã hội 24/04/2024

(ANTV) - Luật Căn cước 2023 được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2023 gồm 7 chương 46 điều quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Theo quy định của luật thì người chuyển giới được phép đổi thẻ căn cước mới từ ngày 01/7/2024. Quy định này nhận được sự ủng hộ rất lớn của cộng đồng những người chuyển đổi giới.

Triệt xóa đường dây đánh bạc sử dụng công nghệ cao

Triệt xóa đường dây đánh bạc sử dụng công nghệ cao

Pháp luật 24/04/2024

(ANTV) - 25 đối tượng cùng nhiều tang vật có liên quan đến hoạt động đánh bạc dưới hình thức số lô, số đề vừa bị lực lượng Công an TP Vinh, tỉnh Nghệ An bắt giữ. Theo cơ quan công an, đường dây này sử dụng công nghệ cao, hoạt động chủ yếu trên ứng dụng Telegram.

TikTok đối mặt với án phạt mới tại EU

TikTok đối mặt với án phạt mới tại EU

Thế giới 24/04/2024

(ANTV) - Ủy ban châu Âu (EC) mới đây thông báo, nền tảng chia sẻ video ngắn TikTok của ByteDance, Trung Quốc sẽ có 24 giờ để cung cấp báo cáo đánh giá rủi ro của ứng dụng TikTok Lite, nếu không sẽ phải đối mặt với án phạt. Bên cạnh đó, EC cũng ra thời hạn chót đến ngày 3/5 để TikTok cung cấp thêm thông tin được yêu cầu.

Xem thêm