Thứ Năm, 28/03/2024 23:28 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Trách nhiệm trong quản lý đào tạo văn bằng 2

(ANTV) - Vụ việc lãnh đạo Trường ĐH Đông Đô móc ngoặc với tổ chức bên ngoài cấp văn bằng 2 cho học viên trái qui định đang nhận được sự quan tâm của dư luận. Theo thông tin ban đầu, cơ quan điều tra xác định các bị can đã hợp thức hoá hồ sơ để cấp bằng cho học viên trong thời gian ngắn. 

Để hợp lý hoá hồ sơ cấp văn bằng 2, Trường ĐH Đông Đô tổ chức thi đầu vào, thi hết học phần 25 môn và thi tốt nghiệp cho các học viên chỉ trong thời gian từ 1 đến 2 ngày, và một thời gian sau thì cấp bằng tốt nghiệp. Kể từ năm 2016 đến nay, trường này đã tuyển sinh hàng nghìn học viên và thu lợi số tiền lớn. Câu chuyện không chỉ dừng lại ở việc vi phạm của một tổ chức và những cá nhân trong tổ chức đó, mà hệ luỵ của nó, sự mất công bằng trong xã hội và trách nhiệm của những ban ngành khác tới đâu.

Vụ việc hiệu trưởng và một số cá nhân thuộc Trường đại học Đông Đô bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về những sai phạm liên quan đến việc tổ chức tuyển sinh đào tạo bằng đại học thứ 2 hệ chính quy ngành ngôn ngữ Anh đang gây xôn xao dư luận và cộng đồng mạng những ngày gần đây. Một câu hỏi lớn đặt ra là trách nhiệm trong quản lý đào tạo văn bằng 2 như thế nào?

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, việc đào tạo văn bằng 2 của cơ sở giáo dục đại học hiện nay vẫn thực hiện theo Quyết định số 22/2001/QĐ-BGDĐT. Tuy nhiên, khi chưa được cấp phép, Đại học Đông Đô vẫn cấp bằng đại học thứ 2 cho hàng trăm học viên: Ai chịu trách nhiệm và những tấm bằng đã cấp? Câu hỏi lớn dành cho các cấp quản lý.

Theo thông tin được các báo mạng đăng tải, từ năm 2016 đến nay, Trường Đại học Đông Đô đã cấp văn bằng 2 tiếng Anh cho hàng trăm học viên nhưng không bị phát hiện, xử lý.

Cho đến khi Hiệu trưởng Trường Đại học Đông Đô bị bắt, những người quan tâm mới ngã ngửa ra trước một thực tế khác, người học phải trả rất nhiều tiền và tốn cả thời gian để được cấp văn bằng 2 mà văn bằng đó không có giá trị bởi cơ sở đào tạo chưa được phép đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh.

Nhiều cư dân mạng sục sôi trước hàng loạt câu hỏi được đặt ra: Hệ lụy từ việc làm sai của cơ sở giáo dục, việc xử lý với những tấm văn bằng cấp sai phép, vai trò, trách nhiệm của cơ quan thanh tra ở đâu.

Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT Nguyễn Huy Bằng lý giải trên báo Thanhnien online rằng: “Thanh tra có 2 loại hoạt động: thanh tra theo kế hoạch, có trọng tâm trọng điểm; thanh tra đột xuất với các hiện tượng “nóng”. Cả nước có 5 vạn cơ sở GD-ĐT, từ mầm non trở lên, thì làm sao Thanh tra Bộ có thể thanh tra được hết tất cả các cơ sở”!

Diễn biến về vụ việc đang gây sốc dư luận, khi mà có thông tin nhiều trường hợp sử dụng văn bằng giả mạo của Trường đại học Đông Đô đều là những người có uy tín, vị trí chủ chốt trong các cơ quan, ban, ngành; phần lớn đang làm thạc sĩ, nghiên cứu sinh. Vấn đề đặt ra là việc xử lý tấm văn bằng đã cấp ra sao? Và những người mua bằng sẽ bị xử lý như thế nào đang là vấn đề mà dư luận, trong đó có đông đảo cư dân mạng quan tâm theo dõi.

Theo TS Lê Viết Khuyến - nguyên phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cho rằng: "Nếu quá trình điều tra xác định cơ quan quản lý nhà nước (Bộ GD-ĐT) có trách nhiệm trong việc để Trường Đại học Đông Đô tuyển sinh, đào tạo, cấp bằng thì phải tùy tình hình, có thể linh hoạt xem xét công nhận hợp thức bằng cho người học đã hoàn thành chương trình. Nhưng nếu quá trình điều tra xác nhận trường tự ý thực hiện toàn bộ việc tuyển sinh, đào tạo sai thì đương nhiên không thể công nhận văn bằng đã cấp cho người học được.

Với đông đảo cư dân mạng, vụ án xảy ra tại Trường Đại học Đông Đô một lần nữa báo động về nạn học giả bằng thật và vấn nạn trí thức giả. Nó cũng là sự báo động về những cơ sở đào tạo không đảm bảo chất lượng, không được cấp phép nhưng bất chấp pháp luật để cấp văn bằng, chứng chỉ. Nó chỉ ra lỗ hổng lớn trong quản lý văn bằng chứng chỉ hiện nay. Nhiều cư dân mạng cho rằng, đã đến lúc cần làm rõ nguyên nhân, xử lý trách nhiệm và đấu tranh mạnh mẽ nhằm loại bỏ những sai trái trong hoạt động giáo dục.

Tin mới nhất

Bảo vệ người cao tuổi trước làn sóng lừa đảo trực tuyến

Bảo vệ người cao tuổi trước làn sóng lừa đảo trực tuyến

Kinh tế 28/03/2024

(ANTV) - Thời gian gần đây, tình hình lừa đảo trực tuyến đang diễn biến ngày càng phức tạp. Đáng chú ý, theo thông tin từ Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, mục tiêu mà các đối tượng lừa đảo hướng đến hiện đang có sự dịch chuyển mạnh về nhóm người cao tuổi, trẻ em và người có thu nhập thấp.

Khởi tố 9 đối tượng gây rối trật tự công cộng tại Vĩnh Tường

Khởi tố 9 đối tượng gây rối trật tự công cộng tại Vĩnh Tường

Pháp luật 28/03/2024

(ANTV) - Đêm ngày 24/3, trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc xảy ra vụ việc các nhóm thanh thiếu niên tụ tập mang theo hung khí đánh nhau gây thương tích. Căn cứ kết quả điều tra ban đầu, Cơ quan CSĐT Công an huyện Vĩnh Tường đã ra quyết định khởi tổ vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với 9 đối tượng có liên quan.

 Thủ đoạn lừa đảo của Chủ tịch C.ty giáo dục Egroup Nguyễn Ngọc Thuỷ

Thủ đoạn lừa đảo của Chủ tịch C.ty giáo dục Egroup Nguyễn Ngọc Thuỷ

Pháp luật 28/03/2024

(ANTV) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Ngọc Thủy (Chủ tịch Công ty Giáo dục EGroup) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vậy Nguyễn Ngọc Thủy hay còn gọi là Shark Thuỷ đã sử dụng những thủ đoạn nào để dụ lừa tiền của hàng nhiều người dân với số tiền lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Cẩn trọng khi mua sắm trực tuyến

Cẩn trọng khi mua sắm trực tuyến

Kinh tế 28/03/2024

(ANTV) - Với sự thuận tiện của công nghệ, giờ đây, dù ở ngồi ở nhà, ở cơ quan, hay ở quán cà phê, chúng ta đều có thể đặt mua bất kì sản phẩm nào từ quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm đến đồ điện tử. Việc mua hàng trực tuyến giờ đây có thể nói không còn là xu hướng mà đã thành thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, đi kèm với sự tiện lợi là tình trạng các gian thương trà trộn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, gây mất niềm tin cho người tiêu dùng.

Xem thêm