Thứ Tư, 24/04/2024 04:00 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Thủ tướng Chính phủ: Chủ động ứng phó bão số 6

(ANTV) - Trước diễn biến bất thường của cơn bão số 6 đang tiếp tục di chuyển về phía ven biển vào đất liền nước ta và được nhận định là cơn bão mạnh. Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các Bộ, ngành, địa phương không được chủ quan, tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến, chủ động chỉ đạo, triển khai các biện pháp ứng phó với bão, lũ kịp thời, hiệu quả.

Theo đó, các tỉnh ven biển (kể cả các địa phương ven biển không nằm trong vùng dự kiến tâm bão đổ bộ) tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc ra khơi và hoạt động của tàu thuyền để kịp về nơi tránh trú an toàn. Các địa phương căn cứ diễn biến của bão, tình hình cụ thể tại địa phương quyết định thời điểm và tổ chức thực hiện việc cấm biển theo quy định và thông báo cho phép hoạt động trở lại đối với tàu thuyền,phương tiện hoạt động trên biển; tổ chức, hướng dẫn di chuyển, gia cố bảo đảm an toàn, giảm thiệt hại đối với hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản; triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân, khách du lịch và công trình cơ sở hạ tầng trên biển, các đảo.

Tại khu vực ven biển, đồng bằng, đô thị: Rà soát phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng sơ tán khẩn cấp dân cư ra khỏi các khu vực nguy hiểm khi có tình huống xấu, kiên quyết không để người dân ở lại khu vực nguy hiểm khi bão đổ bộ vào; triển khai phương án đảm bảo an toàn cho người và tài sản đối với các hoạt động du lịch ven biển; kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là trên các tuyến đường ven biển, các cầu vượt biển để bảo đảm an toàn trong thời gian bão đổ bộ.

Các tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn người dân chằng chống nhà cửa; triển khai phương án bảo vệ sản xuất, bảo vệ công trình kết cấu hạ tầng, khu kinh tế, khu công nghiệp, nhà máy, kho tàng, công trình đang thi công, công trình cột tháp cao; bảo vệ đê điều, nhất là các đoạn đê, kè biển đã bị sự cố do bão số 5 vừa qua. Đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện, thông tin liên lạc, sẵn sàng lực lượng, vật tư để ứng cứu, khắc phục kịp thời các sự cố.

Khu vực miền núi, trung du: Rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán, di dời người dân ra khỏi các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập sâu khi mưa lớn khi có tình huống xấu, bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân; tổ chức kiểm tra, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ đập; triển khai lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết khi mưa lũ lớn; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

Thủ tướng giao Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai phối hợp với Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; kịp thời chỉ đạo, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp với diễn biến cụ thể của bão, lũ; báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền.

Bộ Ngoại giao theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, chủ động liên hệ với các nước và vùng lãnh thổ để hỗ trợ phương tiện, tàu thuyền và ngư dân của ta phòng, tránh bão bảo đảm an toàn.

Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải chủ động điều động phương tiện cứu hộ cứu nạn ứng trực tại những khu vực thường có nguy cơ xảy ra sự cố tàu thuyền trên biển (trong đó có cảng Quy Nhơn) để chủ động triển khai cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo lực lượng đóng quân trên địa bàn sẵn sàng lực lượng, phương tiện hỗ trợ địa phương ứng phó với bão, lũ khi có yêu cầu.

Bộ Giao thông Vận tải tập trung chỉ đạo hướng dẫn di chuyển, neo đậu tránh trú bảo đảm an toàn cho tàu thuyền và phương tiện vận tải; chủ động bố trí phương tiện sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn tại các khu vực thường xảy ra sự cố đối với tàu thuyền trên biển, bố trí lực lượng, vật tư, thiết bị tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ sạt lở để sẵn sàng khắc phục ngay khi xảy ra sự cố.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất nông nghiệp, thủy sản; bảo đảm an toàn hồ đập thuỷ lợi, đê điều…

Bộ Công Thương chỉ đạo kiểm tra, vận hành, bảo đảm an toàn hồ đập thủy điện, hệ thống điện, hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản.

Bộ Xây dựng chỉ đạo việc hướng dẫn chằng chống nhà cửa, bảo đảm an toàn cho các công trình xây dựng, công trình cao tầng, công trình cột tháp cao…

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ kịp thời dự báo, cung cấp thông tin đến người dân và các cơ quan liên quan để phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó.

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí tiếp tục làm tốt công tác thông tin, đưa tin kịp thời diễn biến của bão, mưa lũ để người dân biết, chủ động phòng, tránh.

Các Bộ, ngành khác theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với các địa phương triển khai ứng phó, sẵn sàng hỗ trợ địa phương xử lý, khắc phục hậu quả khi có yêu cầu./.

Để chủ động ứng phó với cơn bão Nakri – cơn bão số 6 dự báo sẽ đổ bộ trực tiếp vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa, với sức gió mạnh cấp 9 – 10, giật cấp 12-13, trong ngày 8/11, lực lượng Công an các tỉnh miền Trung đã triển khai đồng loạt nhiều biện pháp, sẵn sàng phối hợp với chính quyền địa phương, túc trực 24/24 để ứng cứu kịp thời các sự cố, rủi ro thiên tai trong cơn bão số 6.

Tại cảng Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trước ngày cơn bão số 6 dự báo đổ bộ vào đất liền, tổ công tác lực lượng CSGT đường thủy vẫn đang tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, kêu gọi phương tiện tàu thuyền sắp xếp, neo đậu vào khu vực cảng, phối hợp đảm bảo an toàn tàu cá, tránh trường hợp mắc cạn, va đập cho hơn 500 phương tiện. Cùng với đó, các đội nghiệp vụ cũng đã lên kế hoạch tuần tra kiểm soát trên các tuyến đường xung yếu, thường xuyên xảy ra chia cắt cục bộ khi có mưa lớn.

Trung tá Nguyễn Văn Sơn – Đội phó Đội CSGT, Công an tỉnh Bình Định cho biết: Lực lượng CSGT đường thủy đã tập trung vào công tác tuyên truyền cho bà con ngư dân, neo đậu tàu thuyền đúng nơi quy định, tránh thiệt hại như vừa rồi tại cảng Quy Nhơn trong cơn bão số 5.

Thượng tá Trương Văn Cung – Phó trưởng CA TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cho biêt thêm: Các lực lượng như CSGT, CSTT, Công an các xã có kế hoạch tuần tra các địa bàn xung yếu, trên các tuyến của địa bàn mà có khả năng xảy ra ngập cục bộ để lưu thông phương tiện. Khi bão đổ bộ thì phải có mặt tại hiện trường để vận động người dân di dời nếu không an toàn.

Bên cạnh duy trì chế độ thường trực chiến đấu, chuẩn bị sẵn sàng theo phương châm bốn tại chỗ và bám sát thực hiện toàn diện các kế hoạch, kịch bản ứng phó cứu nạn cứu hộ khi có yêu cầu thì công tác chuyên môn, phòng chống tội phạm cũng đươc lực lượng Công an các tỉnh miền Trung chú trọng thực hiện.

Theo Thượng tá Lê Văn Sách – Phó trưởng Công an huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi: Trước khi cơn bão xảy ra chúng tôi cũng thực hiện tuyên truyền cho bà con ở các vùng trũng thấp, vùng ven sông ở các xã Bình Dương, Bình Thái…để bà con nhận thức được hậu quả của thiên tai. Đồng thời cũng tuyên truyền cho bà con đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau khi cần.

Đại tá Nguyễn Thiết Hùng – Trưởng công an thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định cho biết: Trước mắt thì chúng tôi huy động trực đơn vị trên 80%, 20% còn lại ứng trực khi cần. Chuẩn bị rà soát tất cả các phương tiện, công cụ để chuẩn bị tham gia cứu hộ cứu nạn, cũng như thực hiện nghiêm kế hoạch về phòng chống tội phạm trong mùa lụt bão để đảm bảo an toàn tài sản cho người dân. Cho đến thời điểm này, chúng tôi đã thực hiện được một bước quan trọng.

Cùng với công tác ứng phó của lực lượng Công an, cho đến thời điểm hiện tại, UBND tỉnh Bình Định đã tiến hành di dời trên 1.000 hộ dân ven biển, nguy cơ ảnh hưởng bởi triều cường và sạt lở đến nơi an toàn. Trên địa bàn tỉnh Phú Yên vào chiều cùng ngày cũng kiên quyết cưỡng chế sơ tán, bắt buộc di dời đối với các hộ dân khu vực xung yếu, nguy hiểm. Đặc biệt, với các hộ nuôi trồng thủy sản ở hạ du sông lớn, đầm vịnh sông Cầu./.

Tin mới nhất

Khởi tố Tổng giám đốc Công ty CP Cao su Đắk Lắk

Khởi tố Tổng giám đốc Công ty CP Cao su Đắk Lắk

Pháp luật 23/04/2024

(ANTV) - Mở rộng điều tra vụ án phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty CP Cao su Đắk Lắk, cơ quan điều tra tiếp tục khởi tố thêm 2 bị can là Bùi Quang Ninh (Tổng giám đốc Công ty CP Cao su Đắk Lắk) và Huỳnh Văn Toàn (nguyên Trưởng phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu công ty).

Ông Trần Quý Thanh: Bị cáo đã nhận ra hành vi của mình là sai

Ông Trần Quý Thanh: Bị cáo đã nhận ra hành vi của mình là sai

Pháp luật 23/04/2024

(ANTV) - Chiều 23/4, phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trần Quý Thanh (cựu Giám đốc Công ty Tân Hiệp Phát) và 2 con gái là Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích tiếp tục phần xét hỏi. Tại phiên tòa, bị cáo Thanh cho biết đồng ý với nội dung của cáo trạng và sẽ chấp nhận mọi phán quyết của Hội đồng xét xử.

Bạo lực ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sư phạm

Bạo lực ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sư phạm

Xã hội 23/04/2024

(ANTV) - Sư phạm là một môi trường đặc biệt, nơi luôn đề cao những giá trị chuẩn mực đạo đức trong từng lời ăn, tiếng nói và hành động. Tuy nhiên, trong thời gian qua nhiều vụ việc liên quan tới bạo lực đã làm mất đi sự tôn nghiêm nơi trường học. Học sinh đánh học sinh, thầy cô giáo đánh học sinh, thậm chí là phụ huynh đánh chửi thầy cô giáo.

Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Chính trị 23/04/2024

(ANTV) - Sáng ngày 23/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023”.

Người dân mong việc cấp Căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi sớm có hiệu lực

Người dân mong việc cấp Căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi sớm có hiệu lực

Xã hội 23/04/2024

(ANTV) - Ngày 27/11/2023, Quốc hội thông qua Luật Căn cước 2023 gồm 7 chương 46 điều quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Việc cấp căn cước cho trẻ em dưới 14 tuổi được quy định tại Điều 19 của luật. Đây cũng là một trong những điểm mới của luật căn cước 2023 mà người dân rất mong chờ sớm được triển khai trong cuộc sống.

Công an nhân dân và "9 năm làm một Điện Biên"

Công an nhân dân và "9 năm làm một Điện Biên"

Chính trị 23/04/2024

(ANTV) - Chiến thắng Điện Biên Phủ là bản anh hùng ca của một cuộc chiến tranh thần kỳ, đã được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng hay một Đống Đa của thế kỷ XX. Công an nhân dân đã kề vai sát cánh với Quân đội nhân dân Việt Nam lập nên nhiều chiến công trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Những tấm gương chiến đấu dũng cảm, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ công an trong công tác bảo vệ chiến dịch đã hun đúc nên truyền thống anh hùng vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam, là di sản tinh thần vô giá, thôi thúc lực lượng Công an nhân dân tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong những giai đoạn sau này.

Khởi tố thêm 6 bị can trong vụ án xảy ra tại tập đoàn Phúc Sơn

Khởi tố thêm 6 bị can trong vụ án xảy ra tại tập đoàn Phúc Sơn

Pháp luật 23/04/2024

(ANTV) - Mở rộng điều tra vụ án "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Nhận hối lộ; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi", xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và các đơn vị, địa phương liên quan, ngày 20 và 23/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can và các quyết định tố tụng đối với 6 đối tượng.

Xem thêm