Khi mẹ ốm bé sẽ phải làm gì để chăm sóc mẹ. Một trong rất nhiều tình huống mà các cô giáo đưa ra để các bé giải quyết. Nhiều phụ huynh vẫn nghĩ, trẻ mầm non không cần những kỹ năng đó. Nhưng thực tế, với sự trải nghiệm như thế này, giúp trẻ nhận thấy ý nghĩa việc quan tâm đến người thân, từ đó, dần dần hình thành tính tự giác, biết sẻ chia.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, độ tuổi mẫu giáo, trẻ rất nhạy cảm do sự phát triển tâm sinh lý có sự khác biệt, vì thế ở độ tuổi này, các bậc phụ huynh nên tập trung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Ví dụ như cho trẻ trải nghiệm thực tế, tham giá dã ngoại, các CLB, năng khiếu.
Hiện nay ở Việt Nam , việc dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non còn chưa được quan tâm đúng mức thì ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc... ngay từ khi trẻ 1 tuổi rưỡi đã được dạy kỹ năng sống. Việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt sẽ giúp các em sớm có ý thức để làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như xã hội.
Việt Nam tụt 4 bậc xếp hạng quốc gia chăm sóc trẻ em
Việt Nam đã giảm 4 bậc xếp hạng quốc gia chăm sóc trẻ em, từ thứ 92 xuống hạng 96. Thông tin vừa được Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tại Việt Nam công bố trong bản báo cáo "Những trẻ em bị loại trừ" cùng Bảng xếp hạng những quốc gia tốt nhất thế giới cho trẻ em. Trong bảng xếp hạng này, các quốc gia cùng khu vực Đông Nam Á là Thái Lan xếp hạng 85, Philippines xếp hạng 104 và Indonesia ở vị trí 105.
Trong các chỉ số được dùng để đánh giá, chỉ số liên quan đến suy dinh dưỡng là chỉ số mà Việt Nam bị đánh giá đạt được tiến bộ ít nhất. Vẫn có hơn 24% trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam bị suy dinh dưỡng thể thấp còi - cao hơn gần gấp 3 lần so với mức trung bình của cả khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Trẻ em nghèo ở Việt Nam có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi cao gấp 7 lần so với trẻ có điều kiện khá giả và có nguy cơ phải lao động sớm cao gấp 8 lần.