Theo đó, về quy trình chấm thi, ông Độ cho biết, sau khi đưa bài thi vào trong máy để quét ảnh, quét xong sẽ có lệnh để in ra file text. Đây là file ghi lại toàn bộ phương án trả lời của thí sinh…File text này được gửi về Bộ GD-ĐT để lưu lại (CD1). Sau đó, Bộ mới cho lệnh để các đơn vị được quyền chỉnh sửa trên file text này. Sau khi sửa xong đơn vị gửi file text này về Bộ (CD2).
Bộ GD-ĐT lưu đĩa CD2, đến khi sửa xong, Bộ mới đưa cho các địa phương làm đáp án chấm” Chính vì vậy, ở trên Sơn La máy không lưu được bản gốc mà đã ghi đè lên; nhưng với file text bị lưu đè thì vẫn có thể khôi phục lại.
Cũng theo ông Độ, quy trình chấm thi rất chặt chẽ, nếu các địa phương đảm bảo đúng quy trình chặt chẽ thì đảm bảo kỳ thi khách quan, công bằng. Ở môn Ngữ văn, do phụ thuộc vào trình độ giáo viên nên chấm chệnh lệch 0,5 điểm tới 0,25, còn với các môn thi trắc nghiệm, máy tính chấm nên đảm bảo chính xác.
Tuy nhiên, sau sự việc xảy ra, Bộ GD-ĐT nghiêm túc rút kinh nghiệm và thấy cần phải soát lại quy trình chấm thi và sẽ có sự điều chỉnh trong năm tới.