Thứ Bảy, 20/04/2024 02:12 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Ô nhiễm không khí và cách đối phó

(ANTV) - Tuần qua, người dân Thành phố Hà Nội đã phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí trong nhiều ngày liên tiếp.  Hai ngày hôm nay, tác động của gió mùa Đông Bắc, kèm theo mưa đã khiến tầng không khí sát mặt đất bắt đầu xáo trộn, làm khuếch tán chất ô nhiễm, chất lượng không khí cũng không còn ở mức nguy hại tuy nhiên vẫn chưa tốt trở lại.

Theo số liệu quan trắc, tại các điểm đo trên địa bàn TP Hà Nội vào ngày 19/9 chất lượng không khí đều ở mức trung bình với chỉ số AQI từ 51 - 100, mức khuyến cáo nhóm nhạy cảm gồm: trẻ em, người già và những người mắc bệnh hô hấp nên hạn chế ở ngoài.

Trước đó, từ ngày 13 đến ngày 18/9, chỉ số chất lượng không khí tại Hà Nội đều vượt quá 100, ngưỡng chất lượng không khí kém. Bên cạnh đó, khoảng ô nhiễm trong một ngày kéo dài liên tục trong nhiều giờ đồng hồ, gồm cả về đêm và sáng sớm.

Nồng độ bụi mịn PM2.5 đo lúc 9h00 sáng ngày 19/9 cũng đã giảm nhiều so với các ngày trước đó ở mức 30,02 µg/m3, tuy nhiên vẫn cao hơn mức quy chuẩn quốc gia.

Đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí

Hiện nay, người dân vẫn đang phải đối mặt hàng ngày hàng giờ với tình hình chất lượng không khí  suy giảm, đặc biệt là những người có thời gian làm việc ở ngoài trời nhiều. Để cải thiện tình trạng ô nhiễm này, bên cạnh các phương án, chính sách của Nhà nước thì mỗi người dân cũng có thể tham gia đóng góp bằng những việc làm nhỏ của bản thân và gia đình.

Hành nghề xe ôm được gần 20 năm nay, ông Nguyễn Khắc Quang nhận thấy vài năm trở lại đây không khí ở Hà Nội ngày càng ô nhiễm hơn. Với một công việc dành phần lớn thời gian ở ngoài trời, ông Quang cũng chỉ biết sống chung với ô nhiễm.

Bên cạnh những yếu tố chính dẫn đến ô nhiễm không khí như: giao thông, xây dựng, hoạt động sản xuất công nghiệp, trong những ngày gần đây, hiện tượng nghịch nhiệt lại xảy ra khiến cho không khí ở Hà Nội càng ô nhiễm nghiêm trọng hơn.

Năm 2018, Hà Nội chỉ có 15,6% ngày trong năm có chất lượng không khí tốt, các ngày còn lại chất lượng không chỉ ở mức: trung bình, kém và xấu. Trong những tháng đầu năm nay, chất lượng không khí đang có xu hướng tiếp tục suy giảm.

Chung tay cải thiện chất lượng không khí bằng những việc làm như: Sử dụng các phương tiện công cộng thay vì xe cá nhân; Trồng thêm cây xanh trong các khu đô thị, khu dân cư; Hạn chế đốt rơm rạ, rác thải, sử dụng bếp than tổ ong; Hãy tắt đèn và thiết bị điện tử không sử dụng, thay thế sử dụng các thiết bị ít phát thải.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe trước tình trạng ô nhiễm không khí

Ý thức được trách nhiệm của mình trong việc chung tay cùng với cộng đồng cải thiện tình trạng chất lượng không khí trong thời gian tới. Những tư vấn giúp quý vị khán giả có thể bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình trong những tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay.

Để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình đặc biệt là cậu con trai nhỏ, vợ chồng anh Đỗ Quốc Huy luôn thường xuyên lau dọn nhà cửa, giữ không gian thoáng mát, sạch sẽ. Cách đây vài tháng, anh Huy cũng đầu tư mua máy lọc không khí và tạo ẩm để sử dụng trong gia đình.

Trong các vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, ô nhiễm bụi mịn PM2.5 là vấn đề nghiêm trọng nhất. Hạt bụi này có kích thước bằng khoảng 1/30 sợi tóc con người, nhưng lại chứa nhiều hạt kim loại có khả năng gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.

Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm không khí còn có thể gây ra những tác hại lâu dài như: gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, gây ung thư hoặc các bệnh về rối loạn chuyển hóa. Cũng đã có nghiên cứu chỉ ra rằng ô nhiễm không khí có thể làm giảm tuổi thọ và tăng tỷ lệ tử vong.

Để bảo vệ sức khỏe, người dân cần theo dõi chỉ số chất lượng không khí qua trang web moitruongthudo.vn của Cổng thông tin quan trắc môi trường, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Sử dụng khẩu trang chống bụi có chỉ số KF80, 94 hoặc 99 khi ra đường;

Hạn chế đeo kính áp tròng;

Rửa tay thường xuyên, vệ sinh mắt, mũi bằng nước muối sinh lý;

Kết hợp tập luyện thể dục, thể thao với chế độ ăn đủ chất, uống đủ nước.

Tin mới nhất

Khởi tố đối tượng hủy hoại nguồn lợi thủy sản

Khởi tố đối tượng hủy hoại nguồn lợi thủy sản

Pháp luật 19/04/2024

(ANTV) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Bá Đức, sinh năm 1976, đăng ký thường trú tại khu vực 6, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ về tội “Hủy hoại nguồn lợi thủy sản” quy định tại Điều 242 Bộ luật Hình sự.

Bản lĩnh người chiến sĩ Cảnh sát điều tra

Bản lĩnh người chiến sĩ Cảnh sát điều tra

Xã hội 19/04/2024

(ANTV) - Được giao nhiệm vụ Phó Đội trưởng phụ trách tổ án chưa rõ thủ phạm xảy ra trên địa bàn Quận 12, TP.HCM, mỗi vụ án mà Đại úy Trần Thanh Hậu trực tiếp thụ lý luôn được xem như một “bài toán hóc búa” mà lời giải phải bắt nguồn từ bản lĩnh và nhiệt huyết.

Khởi tố, bắt Giám đốc có hành vi trốn thuế

Khởi tố, bắt Giám đốc có hành vi trốn thuế

Pháp luật 19/04/2024

(ANTV) - Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam vừa thi hành quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Đặng Hoài Chung, 34 tuổi, trú phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà,TP. Đà Nẵng, là Giám đốc Công ty TNHH Trục vớt Quang Thọ để điều tra về hành vi trốn thuế.

35 nhà văn, tác giả tham dự trại sáng tác viết về Công an nhân dân

35 nhà văn, tác giả tham dự trại sáng tác viết về Công an nhân dân

Văn hóa 19/04/2024

(ANTV) - Tại TP Vũng Tàu, Cục Truyền thông Công an nhân dân (Bộ Công an) khai mạc trại sáng tác tiểu thuyết, truyện và ký Vì an ninh tổ quốc và bình yên cuộc sống, dành cho các nhà văn và những tác giả đang hoàn thiện bản thảo, đã xây dựng xong đề cương đề tài, hoặc bắt đầu sáng tác.

"Thổi hồn" cho máy hát nhạc từ linh kiện điện tử cũ

"Thổi hồn" cho máy hát nhạc từ linh kiện điện tử cũ

Xã hội 19/04/2024

(ANTV) - Thống kê chỉ ra, mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100.000 tấn rác thải điện tử. Đây là mối lo ngại rất lớn cho môi trường. Vì vậy, việc tái chế các linh kiện điện tử đã qua sử dụng là một việc làm rất ý nghĩa, góp phần hạn chế rác thải điện tử xả ra môi trường. Và đó cũng chính là động lực đã tiếp sức trong việc “thổi hồn” cho những chiếc máy hát nhạc độc lạ từ linh kiện điện tử cũ.

Cần quản lý chặt chẽ trong khai thác và chế biến khoáng sản

Cần quản lý chặt chẽ trong khai thác và chế biến khoáng sản

Kinh tế 19/04/2024

(ANTV) - Khai thác khoáng sản không đúng quy định, không đúng quy hoạch sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, gây thất thoát và lãng phí nguồn tài nguyên. Nếu không được quản lý chặt chẽ, sẽ gây thất thu ngân sách nhà nước, trong khi ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng của người dân.

Xem thêm