Thứ Ba, 23/04/2024 20:06 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Nỗi lo của phụ huynh lớp 1

(ANTV) - Hiện dịch bệnh đã cơ bản được khống chế và kiểm soát tốt tại nước ta, hầu hết học sinh sinh viên cả nước đã quay và đang quay trở lại trường, tuy nhiên với những bậc phụ huynh có con học lớp 1 thì vẫn còn đó nhiều nỗi lo lắng. 

Chỉ còn vài tháng nữa là chương trình giáo dục phổ thông mới được thực hiện ở lớp 1 sẽ kết thúc. Đã có rất nhiều sự tranh cãi, băn khoăn, lo lắng đến từ phía phụ huynh – những người bạn đồng hành quan trọng của các con trong những năm học đầu đời.

Chị Trần Thị Bích Ngọc, quận Hoàn Mai, Hà Nội và con trai tối nào cũng dành thời gian từ 2-3 tiếng để làm bài tập ở trên lớp. Theo chị, trong năm học này, môn toán đã được giảm tải 1 phần kiến thức, còn môn tiếng việt vẫn khá nặng. Chị Ngọc cũng lo lắng tiếng việt nặng, các con học nhiều, nếu dừng 1 ngày thôi thì con sẽ đuối hơn so với các bạn.

Gia đình sống trong chung cư không có nhiều không gian thoáng đãng, các con chị có thể chơi thể thao ngay tại chính hành lang chung cư. Vì thế khi nghe nói chương trình giáo dục mới sẽ chú trọng vào các hoạt động trải nghiệm bên ngoài, chị Ngọc rất phấn khởi vì con sẽ được thực hành nhiều hơn chứ không chỉ học trên lý thuyết. Tuy nhiên, đến thơi điểm này, các hoạt động trải nghiệm vẫn chẳng thấy đâu

Theo chị Trần Thị Bích Ngọc, hoạt động trải nghiệm trong các môn học chưa nhiều, hoạt động trải nghiệm trong trường chưa có. Nên cân nhắc và sửa đổi để giảm tải khối lượng học cho các con. Với các môn như kỹ năng sống các con phải đc thực hành trong quá trình hoạt động thay vì xem sách và slide.

Vừa trải qua chuỗi ngày học online do dịch, chị Nguyễn Ánh Nhật ở Kim Giang, Hà Nội phải vất vả hơn trong việc đưa con vào guồng học tập bình thường. Điều này còn khó khăn hơn khi chương trình học năm nay được coi là khá nặng so với sức của các bạn lớp 1. Vì thế mà giáo viên phải dạy bù tiết để các bạn có thể theo kịp chương trình mới.

Trái với chị Ngọc và chị Nhật, chị Phạm Thị Phương Thảo ở Hoàng Mai, Hà Nội lại bày tỏ sự hài lòng với chương trình giáo dục mới của năm nay. Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh chương trình mới nhưng với chị Thảo quan trọng nhất vẫn là sự truyền đạt của giáo viên và sự đồng hành của bố mẹ.

Theo chuyên gia tâm lý Trần Thu Hương: Có nhiều lí do để chương trình năm nay khó thành công ngoài vấn đề covid khiến các học sinh nghỉ dịch, còn 1 lí do nữa là khi chúng ta thay đổi chương trình lại không quan tâm đến vấn đề giáo dục mầm non. Thêm nữa, chương trình được mở rộng, khó hơn hẳn so với lớp 1 cũ mà không có sự chuẩn bị nên các con bị sốc. Sang học kì 2 các học sinh phải học đọc hiểu quá sớm trong khi chương trình cũ, gần cuối học kỳ 2 mới học. Đọc hiểu là 1 phần khó hơn rất nhiều, chúng ta cứ nghĩ đơn giản đọc là sẽ hiểu, còn trẻ khi mới đọc chỉ đọc được chữ đó thôi, chứ không hiểu nghĩa.

Rõ ràng, có rất nhiều phụ huynh có con học lớp 1 bày tỏ sự lo lắng khi năm nay con được tiếp cận với chương trình giáo dục mới. Song song với đó, dịch bệnh còn khiến việc học bị ngắt quãng. Đồng hành cùng con rõ ràng là điều cần thiết ở thời điểm hiện tại. Trên 1 số diễn đàn, nhiều phụ huynh đã chia sẻ các cách để học cùng con, để con theo kịp chương trình học trên lớp.

Chuyên gia giáo dục Giáp Văn Dương cho rằng: Thầy cô cần rà soát lại kiến thức của các con có khớp với tiến độ học tập không vì nhiều học sinh khả năng tự học và tự quản chưa được tốt thì các con sẽ bị hổng kiến thức. khuyến khích, tạo điều kiện cho các con học tốt nhất có thể nhưng không đánh mất khoảng thời gian vui chơi trên lớp. Tôi tin rằng nếu dịch được khống chế tốt, các con có thể theo kịp chương trình

Dịch bệnh xảy ra như cú đánh bồi vào chương trình giáo dục mới còn nhiều thử thách. Trong khi đang làm quen để theo kịp chương trình thì các em lại bị ngắt quãng và phải học online. Kiến thức ở lớp 1 sẽ tạo nền móng cơ bản cho các lớp học sau này nên ở lớp 1 nếu các em không được đầu tư chu đáo thì các lớp học sau sẽ khó khăn vô cùng. Với tình hình hiện nay, chúng ta rất cần trách nhiệm, sự quan tâm, đầu tư nhiều hơn của gia đình, nhà trường, xã hội thì học sinh mới có thể lĩnh hội hết được chương trình cơ bản của lớp 1./.

Tin mới nhất

Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông lứa tuổi học sinh

Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông lứa tuổi học sinh

Xã hội 23/04/2024

(ANTV) - Thực hiện Chỉ thị số 31 của Thủ tướng và kế hoạch của UBND tỉnh Quảng Bình về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới, Công an tỉnh Quảng Bình đã và đang triển khai các biện pháp, giải pháp và xem đó là một trong những ưu tiên hàng đầu trong thực hiện nhiệm vụ đảm bảo bảo an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.

Tổ chức đấu thầu vàng miếng

Tổ chức đấu thầu vàng miếng

Kinh tế 23/04/2024

(ANTV) - Tổ chức đấu thầu vàng miếng dự kiến là vào 10h sáng ngày 22/4, tuy nhiên, do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định nên Ngân hàng Nhà nước đã hủy thông báo đấu thầu này.

Trăng Hồng xuất hiện giữa trận mưa sao băng cổ nhất

Trăng Hồng xuất hiện giữa trận mưa sao băng cổ nhất

Thế giới 23/04/2024

(ANTV) - Trăng tròn tháng Ba âm lịch có biệt danh là Trăng Hồng, xuất hiện sáng và tròn trên bầu trời từ ngày 22-24/4. Mặt trăng tròn nhất vào ngày 23/4 và sẽ tỏa sáng ở chòm sao Xử Nữ, gần với Spica, một trong 20 ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm.

Vatican biến nhà tù thành siêu triển lãm Venice Biennale

Vatican biến nhà tù thành siêu triển lãm Venice Biennale

Thế giới 23/04/2024

(ANTV) - Venice Biennale là một trong những triển lãm nghệ thuật lâu đời nhất thế giới, do Hội đồng Thành phố Venice thành lập vào ngày 19/4/1893. Năm nay, Tòa Thánh Vatican đã chọn nhà tù nữ Giudecca để tổ chức siêu triển lãm Venice Biennale.

Đẩy mạnh tuyên truyền ATGT đường đèo dốc

Đẩy mạnh tuyên truyền ATGT đường đèo dốc

Xã hội 23/04/2024

(ANTV) - Là địa phương đăng cai Năm Du lịch quốc gia, gắn với Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đang bước vào mùa cao điểm đón khách tới tham quan, du lịch và trải nghiệm. Nhiều người lựa chọn di chuyển đến Điện Biên bằng đường hàng không, nhưng phần lớn du khách vẫn lựa chọn tuyến đường bộ.

Làm gì để hạn chế bạo lực ở trẻ em?

Làm gì để hạn chế bạo lực ở trẻ em?

Xã hội 23/04/2024

(ANTV) - Bạo lực ở trẻ em và thanh thiếu niên không còn là trường hợp cá biệt mà đã trở thành vấn nạn. Đáng nói, nhiều nghiên cứu chỉ ra ngay cả trẻ nhỏ ở lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học cũng có những hành vi bạo lực. Đây là vấn đề nhức nhối và phức tạp cần được quan tâm ngay để hướng trẻ trở thành người tốt hơn trong tương lai.

Xem thêm