Nếu như đến các bệnh viện khác, sau khi khám và điều trị mối quan hệ giữa bệnh nhân và bác sỹ thường kết thúc, thì đến với Trung tâm y học gia đình thuộc trường Đại học Y dược Huế: sau khi kết thúc đợt điều trị bệnh đường ruột, Anh Trần Điệp vẫn thường xuyên được các Bác sỹ theo dõ tình hìnhbệnh tật ,cũng như hẹn tái khám.
Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại Việt Nam giai đoạn 2013- 2020”, đến nay trên cả nước đã có 6 Sở Y tế tổ chức thực hiện theo mô hình này. Ngoài ra, 240 phòng khám bác sĩ gia đình cũng đã được thành lập.
Việc triển khai mô hình Phòng khám, bác sỹ gia đình góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc ban đầu theo hướng toàn diện và liên tục,giúp sàng lọc bệnh tật, đề nghị chuyển tuyến phù hợp, góp phần giảm quá tải bệnh viện tuyến trên.
GS.TS Cao Ngọc Thành, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược Huế cho biết: Đây là mô hình thực sự đóng góp rất lớn trong chiến lược chăm sóc sức khỏe cho người dân. Bác sĩ có thể chăm sóc tại gia đình, theo dỏi mỗi cá nhân, bên cạnh đó là công tác tư vấn hỗ trợ và giáo dục sức khỏe cũng là 1 trong nội dung của y học gia đình.
Từ kết quả đạt được,Ngành y tế đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2017: 100% trường ĐH Y triển khai đào tạo về y học gia đình, các trạm y tế có lồng ghép bổ sung nhiệm vụ phòng khám bác sỹ gia đình và đến hết năm 2020 có ít nhất 80% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai phòng khám bác sĩ gia đình.
Qua đó nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại chỗ và giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện như hiện nay./.