Thứ Sáu, 29/03/2024 12:52 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Hà Nội: Bar, karaoke, vũ trường được hoạt động trở lại

(ANTV) - Cho đến nay Hà Nội đã qua 28 ngày không ghi nhận thêm ca mắc covid-19 ngoài cộng đồng. Đây cũng là điều kiện để Hà Nội nới lỏng các hoạt động trên địa bàn thành phố, và tại cuộc họp ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid 19, chiều 15/9, Hà Nội đã thống nhất từ 0h ngày 16.9 Bar, Karaoke, vũ trường được phép hoạt động trở lại.

Cùng với hoạt động Bar và karaoke, vũ trường được hoạt động trở lại từ 0h ngày 16.09, tại cuộc họp ban chỉ đạo cũng đã đồng ý với đề xuất của UBND quận Hoàn kiếm đồng ý tổ chức trở lại hoạt động phố đi bộ quanh hồ Gươm từ ngày 18-9.

Đồng thời TP Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị tiếp tục thực hiện các giải pháp theo chỉ đạo của Trung ương và TP, trong đó tiếp tục thực hiện việc tuyên truyền để người dân thực hiện tốt các công tác phòng dịch. Hà Nội cũng cho biết sẽ nới lỏng tụ tập đông người, không đặt ở con số 30 người nhưng mọi người phải thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang.

BCĐ phòng dịch TP dự báo nguy cơ dịch bệnh vẫn thường trực, có thể có ca mắc mới trong cộng đồng khi Việt Nam tiếp tục mở rộng các trường hợp nhập cảnh và cách ly ở các địa phương trong đó có Hà Nội vì vậy các đơn vị cần tiếp tục thực hiện nghiêm phương châm: cảnh giác, phát hiện, xử lý dịch bệnh từ bên trong; ngăn chặn lây lan từ bên ngoài.

Sáng 15/9, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã ra công điện gửi Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ sau bão. Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Thiên tai yêu cầu:

+ Theo dõi chặt chẽ và thông báo cho chủ các tàu thuyền trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới, để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không đi vào vùng nguy hiểm.

+ Kiểm đếm tàu thuyền trên biển, giữ thông tin liên lạc với chủ các phương tiện và quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu thuyền.

+ Đảm bảo an toàn các khu nuôi trồng thủy sản ven biển, các tuyến đê xung yếu và đang thi công.

+ Kiểm tra, rà soát nhà ở không an toàn, các khu dân cư ven sông, suối, ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, sẵn sàng phương án sơ tán dân đến nơi an toàn.

+ Bố trí lực lượng thường trực để đảm bảo an toàn cho các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu.

+ Cập nhật phương án ứng phó phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương, đảm bảo an toàn chống dịch COVID-19 theo nội dung văn bản số 92/TWPCTT ngày 29/7/2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, đặc biệt là an toàn tại các điểm sơ tán dân tập trung.

Tin mới nhất

Xu hướng kết hôn tiết kiệm tại Anh

Xu hướng kết hôn tiết kiệm tại Anh

Thế giới 29/03/2024

(ANTV) - Tại Anh quốc, mặc dù lạm phát đang chậm lại trong thời gian gần đây nhưng mức giá nhiều mặt hàng vẫn còn cao gây áp lực tài chính với các hộ gia đình. Dự kiến thu nhập sau thuế của một cá nhân sẽ chỉ khôi phục lại mức trước đại dịch vào năm 2025 – 2026.

LHQ kêu gọi Liban, Israel ngừng leo thang căng thẳng

LHQ kêu gọi Liban, Israel ngừng leo thang căng thẳng

Thế giới 29/03/2024

(ANTV) - Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Liban (UNIFIL) vừa qua đã kêu gọi Liban và Israel ngừng leo thang căng thẳng ở khu vực miền Nam Liban, kêu gọi tất cả các bên hạ vũ khí và bắt đầu quá trình hướng tới một giải pháp chính trị và ngoại giao bền vững.

 Xây dựng môi trường thân thiện, an toàn cho học sinh vùng cao

Xây dựng môi trường thân thiện, an toàn cho học sinh vùng cao

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Hà Giang là tỉnh miền núi với nhiều trường phổ thông dân tộc bán trú từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông. Ở đây, các thầy cô có 2 nhiệm vụ, vừa là người truyền đạt kiến thức, vừa đảm đương công tác chăm lo đời sống nội trú cho học sinh.

Cần chủ động ứng phó trước các cuộc tấn công mạng

Cần chủ động ứng phó trước các cuộc tấn công mạng

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Theo thống kê năm 2023, có 13.900 vụ tấn công mạng vào các tổ chức tại Việt Nam, trung bình mỗi tháng xảy ra 1.160 vụ, tăng 9,5% so với năm 2022. Chỉ riêng tháng 1 năm nay, Việt Nam ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý đối với 950 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống, giảm 33% so với tháng trước đó và giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xem thêm