Bởi trước năm 1964, nơi đây chỉ là một gò đất hoang với hàng trăm nấm mồ đất đơn sơ. Người đi đầu vận động bà con trong thôn, xóm cùng tham gia xây mới, tu sửa nghĩa trang là ông Lê Văn Định.
Ông Lê Văn Định, người dân thôn Phú Sơn Nam, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng chia sẻ, những ngôi mộ vô chủ ở đây không may thất lạc gia đình, không có người thân nương tựa. Tết nhất hay ngày giỗ thì như nhà mình có người lo hương khói, còn họ thì không. Nên xuất phát từ đó, mình cùng bà con làng xóm chung tay chăm lo cho những người không may đó.
Cũng chính xuất phát từ cái tâm lương thiện và tấm lòng biết ơn đối với bậc cha anh đã ngã xuống vì độc lập dân tộc, vì bình yên cuộc sống mà ông Lê Văn Định đã viết một lá thư ngõ gửi đến tận tay bà con dân làng.
Khi ấy, đời sống bà con còn nhiều khó khăn nên việc vận động cũng không mấy dễ dàng. Thế nhưng, ông Định quyết không từ bỏ. Với số tiền ít ỏi ban đầu, ông đã bắt tay vào xây dựng nghĩa trang.Cảm động trước tấm lòng đó, nhiều người dân thay phiên đến, ai có của góp của, ai có sức góp sức.
Anh Đặng Thanh Hùng, người dân xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng chia sẻ, tôi cũng là một người dân mới đến đây cũng được 10 năm rồi, theo nguyện vọng tâm linh cũng muốn đóng góp một phần công sức chứ cũng không biết vì đâu nữa.
Theo ông Nguyễn Trí Khiêm, Phó chủ tịch xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, hiện nay hộ ông Lê Định đã quyên góp xây dựng bia mộ cho người vô danh được bà con ủng hộ thì đây cũng tạo điều kiện trong công tác quản lý, tránh những trường hợp lấp mộ ảnh hưởng đến tâm linh, đưa vào khu quản lý chung đảm bảo hương khói cũng như môi trường.
Không chỉ đóng góp xây mộ, những người con tại đây còn ngày đêm nhan khói, bảo vệ nghĩa trang luôn sạch sẽ. Dẫu biết rằng, đó không phải là trách nhiệm nhưng họ vẫn luôn tâm niệm và nhắc nhở thế hệ con cháu mai sau sẽ luôn tiếp nối và ghi nhớ hành trình xây dựng nghĩa trang bằng cả tinh thần đoàn kết xóm giềng.