Thứ Sáu, 29/03/2024 06:09 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Chây ỳ thành lập Ban quản trị, chủ đầu tư độc quyền vận hành nhà chung cư

(ANTV) - Tình trạng chiếm dụng quỹ bảo trì 2% của các cư dân, lấn chiếm khu vực công cộng cho thuê trái quy định hay mập mờ trong quản lý thu chi tài chính đang là câu chuyện liên quan tới không ít chủ đầu tư tại các khu chung cư cao tầng hiện nay. 

Nguyên nhân chủ yếu từ việc chủ đầu tư chây ỳ, chậm trễ việc thành lập Ban Quản trị, tạo thế độc quyền để không phải công khai, minh bạch trong hoạt động, quản lý nhà ở, khu dịch vụ thương mại. Dẫn tới hàng loạt những tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi ở phía người dân. Câu chuyện xảy ra tại Nhà chung cư E4 Yên Hòa Park View, Hà Nội là ví dụ.

Diện mạo nham nhở sau 3 năm hoạt động quanh Nhà chung cư E4 Yên Hòa Park View, quận Cầu Giấy, Hà Nội do Công ty Cổ Phần Đầu tư Xây dựng Dân dụng Hà Nội (HCCI) làm chủ đầu tư.

Vỉa hè bị chiếm dụng thành bãi trông giữ xe. Lòng đường hỗn độn xe dừng đỗ. Phía xa thì có dãy nhà lợp tôn án ngữ, che chắn lối đi. Còn khu công viên lâu nay vẫn im lìm, lập hàng rào không sử dụng.

Bên ngoài là vậy! Bên trong 3 tòa thuộc Nhà chung cư E4, theo đại diện cư dân tại đây cho biết, một số khu vực đang bị chủ đầu tư quản lý, sử dụng có dấu hiệu sai mục đích.

Anh Nguyễn Quốc Hội, Trưởng tầng 5, tòa nhà CT3, Chung cư E4 Yên Hòa Park View, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: "Trong thiết kế, trong đó là tầng K, tôi được biết đó là tầng kỹ thuật. Hiện nay là không phải dùng cho kỹ thuật, ví dụ là dùng để điều hòa, cục nóng hay gì đó mà hiện nay đều được cho thuê hết, cả 3 tòa."

Ông Bùi Văn Quý, Tòa nhà CT2, Chung cư E4 Yên Hòa Park View, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: "Ba nhà cộng đồng này hiện nay mới sử dụng được một chiếc ở đây của CT2. Còn CT1, CT3 thì cho thuê quán cafe từ trước."

Bà Nguyễn Thị Nhuận, Tòa nhà CT3, Chung cư E4 Yên Hòa Park View, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: "Trong cái nhà cộng đồng đến bây giờ không hề có một cái quạt máy nào và chỉ có vài chục cái ghế nhựa, ghế nhựa người ta cũng cất đi, người ta khóa vào. Phòng cộng đồng này thường xuyên bị khóa."

Anh Nguyễn Quốc Hội cho biết: "Cái thường xuyên xảy ra đó là rò rỉ hệ thống nước thải của tầng hầm B1. Rò rỉ rất nhiều lần và sửa rất nhiều lần rồi nhưng nó vẫn chưa triệt để."

Chưa hết. Ngoài những bức xúc về cách quản lý, vận hành hay áp đặt giá các loại dịch vụ cao so với cùng khu vực, theo những người này, chủ đầu tư Nhà chung cư E4 Yên Hòa còn mập mờ “đánh lận con đen”, chưa rõ ràng về mặt pháp lý. Họ không biết, đâu là phần diện tích sử dụng chung của cư dân, đâu là diện tích riêng mà chủ đầu tư sở hữu?

Không những thế, hoạt động thu chi tài chính và quỹ bảo trì vẫn còn là một “ẩn số”, chưa được doanh nghiệp công khai.

Có lẽ, chừng nào chưa có Ban Quản trị Nhà chung cư thì chừng ấy vẫn tồn tại sự nghi hoặc đối với đơn vị quản lý, vận hành này.

Bà Lê Thị Kim Cúc, Trưởng tòa nhà CT2, Chung cư E4 Yên Hòa Park View, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: "Khi chưa có Ban Quản trị thì việc quản lý nhà này là do chủ đầu tư làm, cư dân không giám sát cũng không biết được việc đó. Khi quản lý như vậy có rất nhiều cái mà cư dân cho là không minh bạch."

Chủ đầu tư nói là sở hữu 10.000m2 sàn ở đây. Vậy thì 10.000m2 được minh chứng qua cái gì để thể hiện 10.000m2 và 10.000m2 có được đóng phí dịch vụ không?

Anh Nguyễn Quốc Hội cho biết: "Bởi vì không có một Ban Quản trị đại diện cho quyền lợi của người dân để làm việc với chủ đầu tư và người dân cảm thấy bất an sống trong tòa nhà mình. Phần nữa là phí 2% phí bảo trì gửi chủ đầu tư cho đến thời điểm này, các anh ấy đang nói là để ở một cái tài khoản ngân hàng nhưng chúng tôi cũng không được biết. Họ cũng không công khai ra việc đó."

Bà Nguyễn Thị Nhuận cho biết: "Chắc là có chuyện gì mờ ám mà chủ đầu tư không nói rõ ra? Chủ đầu tư không đưa ra một cái văn bản, chứng từ nào nên chúng tôi nên chúng tôi không biết được, chúng tôi rất là mơ hồ. Chúng tôi không hiểu là người ta làm như thế nào? Mọi thứ là chúng tôi nghi vấn hoàn toàn."

Trái ngược với những phản ánh của cư dân, phía chủ đầu tư khẳng định, mọi quyền lợi của cư dân đã được đảm bảo trong thời gian Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Dân dụng Hà Nội quản lý, vận hành.

Trong diễn biến liên quan khác, hiện nay một số diện tích trong các tòa nhà mà chủ đầu tư sử dụng, cho thuê có đảm bảo quy định và trái mục đích hay không? Đặc biệt, diện tích sàn xây dựng của Nhà chung cư E4 đang có sự chênh lệch rất lớn giữa văn bản của Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội với hợp đồng mua bán giữa chủ đầu tư và khách hàng thì vị lãnh đạo này từ chối trả lời.

Ông Phạm Tiến Điệp, Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Dân dụng Hà Nội cho biết: "Đối với cư dân ở đây, cư dân tôi chưa thấy thiệt cái gì! Thấm dột hết thời gian bảo trì, hết thời gian bảo hành tôi vẫn bỏ tiền tôi vẫn treo dây chống thấm ở ngoài đấy chứ! Rồi sửa chữa nhỏ lẻ trong căn hộ, bọn tôi vẫn sửa đấy chứ! Lấy tiền đâu? Tiền phải trả cho thợ là bọn tôi giả tiền đấy chứ! Tôi chưa thấy dân bị thiệt cái gì!"

Liên quan đến thu chi thì cái này không thuộc trách nhiệm chúng tôi phải công khai với cư dân trong thời gian chúng tôi vận hành. Sau này khi có Ban Quản trị mọi thứ sẽ được công khai.

Đối với hoạt động sở hữu riêng của chủ đầu tư, phải chia sẻ thêm với đồng chí phóng viên nắm thì hiện nay phần diện tích riêng theo phần diện tích thương mại thì chủ đầu tư chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu. Các chung cư khác chúng tôi có hết rồi, riêng chung cư E4 là chưa có.

Như vậy, mọi thứ vẫn nằm trong sự khép kín, độc quyền của chủ đầu tư, còn cư dân không khác gì như “cá chậu chim lồng” khi chưa có Ban Quản trị. Đây là hệ quả của việc sau nhiều năm đi vào vận hành, đến nay, Hội nghị Nhà chung cư lần đầu ở đây vẫn chưa được Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Dân dụng Hà Nội tổ chức thành công.

Tin mới nhất

Bảo vệ người cao tuổi trước làn sóng lừa đảo trực tuyến

Bảo vệ người cao tuổi trước làn sóng lừa đảo trực tuyến

Kinh tế 28/03/2024

(ANTV) - Thời gian gần đây, tình hình lừa đảo trực tuyến đang diễn biến ngày càng phức tạp. Đáng chú ý, theo thông tin từ Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, mục tiêu mà các đối tượng lừa đảo hướng đến hiện đang có sự dịch chuyển mạnh về nhóm người cao tuổi, trẻ em và người có thu nhập thấp.

Khởi tố 9 đối tượng gây rối trật tự công cộng tại Vĩnh Tường

Khởi tố 9 đối tượng gây rối trật tự công cộng tại Vĩnh Tường

Pháp luật 28/03/2024

(ANTV) - Đêm ngày 24/3, trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc xảy ra vụ việc các nhóm thanh thiếu niên tụ tập mang theo hung khí đánh nhau gây thương tích. Căn cứ kết quả điều tra ban đầu, Cơ quan CSĐT Công an huyện Vĩnh Tường đã ra quyết định khởi tổ vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với 9 đối tượng có liên quan.

 Thủ đoạn lừa đảo của Chủ tịch C.ty giáo dục Egroup Nguyễn Ngọc Thuỷ

Thủ đoạn lừa đảo của Chủ tịch C.ty giáo dục Egroup Nguyễn Ngọc Thuỷ

Pháp luật 28/03/2024

(ANTV) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Ngọc Thủy (Chủ tịch Công ty Giáo dục EGroup) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vậy Nguyễn Ngọc Thủy hay còn gọi là Shark Thuỷ đã sử dụng những thủ đoạn nào để dụ lừa tiền của hàng nhiều người dân với số tiền lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Cẩn trọng khi mua sắm trực tuyến

Cẩn trọng khi mua sắm trực tuyến

Kinh tế 28/03/2024

(ANTV) - Với sự thuận tiện của công nghệ, giờ đây, dù ở ngồi ở nhà, ở cơ quan, hay ở quán cà phê, chúng ta đều có thể đặt mua bất kì sản phẩm nào từ quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm đến đồ điện tử. Việc mua hàng trực tuyến giờ đây có thể nói không còn là xu hướng mà đã thành thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, đi kèm với sự tiện lợi là tình trạng các gian thương trà trộn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, gây mất niềm tin cho người tiêu dùng.

Xem thêm