Thứ Sáu, 29/03/2024 13:51 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Bước đột phá trong chuyển đổi số của ngành Công an

(ANTV) - Với những dữ liệu được làm sạch, chuẩn hóa, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối, chia sẻ dữ liệu với cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công các bộ, tỉnh và bảo đảm những tiêu chí: hiện đại, đồng bộ, mang tính bảo mật cao. Được coi là 1 trong 6 cơ sở dữ liệu quan trọng của đất nước, hệ thống CSDLQG về dân cư sẽ là nền tảng quan trọng để Việt Nam thúc đẩy sự phát triển chính phủ điện tử, hướng tới  nền kinh tế số và xã hội số.

Bộ Công an tiếp tục hoàn thiện hệ thống CSDL QG về dân cư hoàn thiện việc kết nối cung cấp dịch vụ công để phục vụ tốt nhất cho người dân, cho xã hội. Qua hệ thống CSDLQG về dân cư để chúng ta đẩy nhanh hơn đến việc số hóa toàn bộ đời sống.

Trên thực tế, khi đi vào vận hành, khai thác, hệ thống CSDLQG về dân cư sẽ giúp giảm thời gian xác minh và đi lại cho công dân, tiết kiệm ngân sách khi xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành và việc lưu hồ sơ. Cùng với đó, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy sẽ có thể được bãi bỏ để chuyển sang quản lý bằng dữ liệu điện tử. Đây là sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ, của  Bộ Công an cũng như các bộ ngành khác có liên quan.

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh: "Bộ Công an trong thời gian ngắn đã nỗ lực với quyết tâm  cao  triển khai hệ thống CSDLQG về dân cư  theo chiến dịch thần tốc. Hiện nay hoàn thành 95% nhập dữ liệu dân cư quốc gia. Qua đó ứng dụng công nghệ, đảm bảo quản lý. Từ nay không phải tốn kinh phí nguồn lực về tổng điều tra dân số. Tạo đk cho cơ quan từ trung ương đến cơ sở, hệ thống triển khai 4 cấp liên thông tạo điều kiện cho công tác quản lý, người dân có thể vận dụng liên lạc."

Thiếu tướng Tô Văn Huệ, Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về TTXH, Bộ Công an cho biết: Hệ thống CSDLQG về dân cư trước hết độ bảo mật cao hơn, có thể lưu trữ được nhiều trường thông tin hơn, có thể tích hợp thêm các thông tin của các bộ, ngành khác và nó phù hợp với xu thế công nghệ số như hiện nay.

Mục tiêu cụ thể về  chuyển đổi số cũng như phát triển kinh tế số trong văn kiện Đại hội XIII đã chỉ rõ: Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành xây dựng chính phủ số; kinh tế số đạt khoảng 30% GDP. Đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN về chính phủ điện tử, kinh tế số.

Có thể nói, đây là những mục tiêu đầy tham vọng nhưng không phải bất khả thi.Và hệ thống CSDLQG về dân cư  bao gồm tập hợp 18 trường thông tin cơ bản của một công dân Việt Nam vừa mới khai trương là một minh chứng rõ nét, góp phần cho thành công của mục tiêu này.

Tin mới nhất

Xu hướng kết hôn tiết kiệm tại Anh

Xu hướng kết hôn tiết kiệm tại Anh

Thế giới 29/03/2024

(ANTV) - Tại Anh quốc, mặc dù lạm phát đang chậm lại trong thời gian gần đây nhưng mức giá nhiều mặt hàng vẫn còn cao gây áp lực tài chính với các hộ gia đình. Dự kiến thu nhập sau thuế của một cá nhân sẽ chỉ khôi phục lại mức trước đại dịch vào năm 2025 – 2026.

LHQ kêu gọi Liban, Israel ngừng leo thang căng thẳng

LHQ kêu gọi Liban, Israel ngừng leo thang căng thẳng

Thế giới 29/03/2024

(ANTV) - Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Liban (UNIFIL) vừa qua đã kêu gọi Liban và Israel ngừng leo thang căng thẳng ở khu vực miền Nam Liban, kêu gọi tất cả các bên hạ vũ khí và bắt đầu quá trình hướng tới một giải pháp chính trị và ngoại giao bền vững.

 Xây dựng môi trường thân thiện, an toàn cho học sinh vùng cao

Xây dựng môi trường thân thiện, an toàn cho học sinh vùng cao

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Hà Giang là tỉnh miền núi với nhiều trường phổ thông dân tộc bán trú từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông. Ở đây, các thầy cô có 2 nhiệm vụ, vừa là người truyền đạt kiến thức, vừa đảm đương công tác chăm lo đời sống nội trú cho học sinh.

Cần chủ động ứng phó trước các cuộc tấn công mạng

Cần chủ động ứng phó trước các cuộc tấn công mạng

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Theo thống kê năm 2023, có 13.900 vụ tấn công mạng vào các tổ chức tại Việt Nam, trung bình mỗi tháng xảy ra 1.160 vụ, tăng 9,5% so với năm 2022. Chỉ riêng tháng 1 năm nay, Việt Nam ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý đối với 950 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống, giảm 33% so với tháng trước đó và giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xem thêm