Thứ Bảy, 27/04/2024 04:56 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Biến đổi khí hậu nhìn từ trận lũ lịch sử

(ANTV) - Chỉ tính riêng tại Thừa Thiên Huế, từ ngày 5 – 12/10, lượng mưa ghi nhận được ở mức từ 1.300 – 2000mm, trong khi cả mùa mưa tại Thừa Thiên Huế thông thường chỉ đạt 2.000 đến hơn 2.100 mm. Đây chỉ là 1 trong số hàng loạt các số liệu đo đạc cho thấy sự bất thường của thiên nhiên trong đợt mưa lũ vừa qua.

Với những hộ dân sinh sống bên phá Tam Giang, họ cảm nhận rõ hơn cả sự thay đổingày càng khắc nghiệt và bất thường của khí hậu. Toàn bộ khu bếp và chuồng trại chăn nuôi của gia đình nhà bà Hiền (ở thôn Mai Dương, xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế) bị mưa lũ đánh sập hoàn toàn. Sức càn phá của mưa lũ năm nay khiến họ hoàn toàn bất ngờ

Bởi là vùng thấp trũng lại tiếp giáp với phá Tam Giang, đa phần nhà người dânđã được xây móng cao trên 1m, sau kinh nghiệm từ trận đại hồng thuỷ năm 1999. Tuy nhiên, họ lại không thể ngờ đến và ngăn cản sự xâm nhập mặn đang ngày một diễn ra nghiêm trọng, đến từ việc thuỷ triền lên cao, vượt đê, tràn vào ruộng vườn của người dân. Người dân cho hay, kể cả khi biển nước mênh mông đang bao bọc quanh thôn Mai Dương rút đi, người dân cũng không thể trồng cấy do toàn bộ đã bị nhiễm mặn.

Không chỉ ảnh hưởng tới đất đai, trận lũ lịch sử cuối tháng 10 vừa qua cuốn trôi gần như toàn bộ nguồn lợi thuỷ sản ở khu vực phá Tam Giang, nơi mà 80% dân cư ở đây trông chờ vào. Không còn nguồn lợi thuỷ sản, không còn ruộng đồng người dân buộc phải tìm 1 cách kiếm sống mới trong lúc đợi cho nguồn lợi thuỷ sản phục hồi. Thời gian trung bình kéo dài từ 4 – 5 tháng.

Những khu vực giáp biển trở thành những khu vực nhạy cảm và dễ nhận thấy sự tác động và thay đổi của khí hậu mỗi khi thời tiết bất thường.

Bãi biển Thuận An, nằm ở huyện Phú Vang, tỉnh thừa Thiên Huế trong đợt bão vừa qua đã bị đánh sạt vào đất liền 15m, dọc theo bờ biển kéo dài hơn 10km. Người dân ở đây cho hay, tình trạng sạt lở và xâm thực diễn ra trầm trọng từ nhiều năm nay, ăn sâu vào khu vực chân rừng dương phía trong, cuốn trôi và kéo sạt hàng loạt nhà dân ở sát biển.

Trong đợt mưa lũ vừa qua, người dân địa phương đã phải đắp hàng ngàn bao cát để ngăn tình trạng xâm thực và sạt lở đang diễn ra trầm trọng chưa từng có.

Trận mưa lũ lịch sử cuối tháng 10 vừa qua là minh chứng cho thấy biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày một bất thường và trầm trọng. Việt Nam, quốc gia có đường bờ biển chạy dài hơn 3.600km, trở thành nơi nhạy cảm, chịu mọi tác động, kể cả nhỏ nhất của biến đổi khí hậu.

Con người miền Trung, vốn rắn rỏi và kiên cường, đã, đang và tiếp tục phải gánh chịu những đau thương, mất mát ngày một lớn do khí hậu biến đổi, mà phần lớn có nguyên nhân từ sự tác động của bàn tay con người đến thiên nhiên.

Có những giải pháp khoa học lâu dài giúp người dân sống an toàn khi khí hậu biến đổi, khắc phục những cánh rừng con người đã từng tàn phá cùng những chính sách lấy bảo tồn, phục hồi thiên nhiên làm trọng sẽ là lời giải duy nhất để bảo vệ mạng sống của con người khi thiên nhiên ngày càng khắc nghiệt.

Tin mới nhất

Vành đai, cửa ngõ ùn tắc khi người dân về nghỉ lễ

Vành đai, cửa ngõ ùn tắc khi người dân về nghỉ lễ

Xã hội 26/04/2024

(ANTV) - Ngày 26/4 là ngày làm việc cuối cùng của người dân trước khi bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5 kéo dài 5 ngày sắp tới. Vì thế hôm nay cũng chính là ngày được dự báo là cao điểm nhất người dân di chuyển ra khỏi các thành phố lớn. Tại Thủ đô Hà Nội, nhiều tuyến phố ngay từ đầu giờ chiều đã có áp lực phương tiện gia tăng mạnh, liên tục giữ ở mức cao cho đến tối.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chính trị 26/04/2024

(ANTV) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.

Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chính trị 26/04/2024

(ANTV) - Nhân dịp này, cũng trong sáng 26/4, Đoàn đại biểu Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an do Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ. Tham gia đoàn có Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an.

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Xã hội 26/04/2024

(ANTV) - Sáng 26/4, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Tháng Hành động về An toàn, vệ sinh lao động Trung ương phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng Hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024. Chủ đề tháng hành động An toàn, vệ sinh lao động năm 2024 là “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”. Tới dự có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương.

Mâu thuẫn tình cảm, đối tượng sát hại mẹ con người yêu

Mâu thuẫn tình cảm, đối tượng sát hại mẹ con người yêu

Pháp luật 26/04/2024

(ANTV) - Khoảng 5h30 sáng 26/4, tại bản Trung Chải, xã Sùng Phài, TP Lai Châu, tỉnh Lai Châu xảy ra vụ án giết người. Do mâu thuẫn, đối tượng Hằng A Hồ (sinh năm 1982, trú tại xã Sùng Phài) đã dùng dao sát hại người yêu và mẹ người yêu rồi tự sát nhưng không thành.

Xem thêm