Một tủ sách pháp luật được đặt ở vị trí khang trang, các đầu sách gọn gàng, nhưng lại không một bóng người tìm đọc đó là hình ảnh vẫn thường thấy ở tủ sách pháp luật của xã Hải Bối, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
 |
Ông Nguyễn Ngọc Vũ |
|
Theo ông Nguyễn Ngọc Vũ, Khu dân cư Bắc Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội cho rằng: Tủ sách Pháp luật rất cần thiết, nhưng bây giờ, nhiều người dân không mặn mà lắm, bởi các đầu sách thường cũ, nhiều thông tin quá không biết chọn thông tin nào cho dù được chính quyền xã chăm lo theo đúng nghĩa.
Mỗi năm xã Hải Bối được thành phố cấp cho 1. 500.000 đ tiền mua sách, trong khi toàn xã có 14 nghìn dân, nhưng chỉ có một đến hai tủ sách pháp luật. Chính quyền xã đành vận dụng nhiều nguồn khác để tổ chức các hội nghị tuyên truyền pháp luật và bổ sung các sách mới. Dù vậy, sách vẫn cũ; người dân thì vẫn thờ ơ.
Ngày 31/3/1998 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 69 và sau đó là Quyết định số 1067 tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành TSLP ở xã, phường, thị trấn. Từ đó, mô hình này đã thực sự là một trong những công cụ quan trọng để pháp luật phát huy tác dụng trong đời sống xã hội, góp phần quan trọng trong công tác quản lý nhà nước, nâng cao dân trí. Tuy nhiên, tính hiệu quả của tủ sách pháp ở cấp cơ sở ngày càng giảm đi do thiếu sự quan tâm một cách đúng mức của nhiều ban ngành.
Luật sư, tiến sĩ Đỗ Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên đoàn luật sư Viiệt Nam cho rằng, có nhiều loại truyền thông pháp luật khác nhau, nhưng tủ sách pháp luật vẫn là kênh thông tin pháp luật không thể thiếu, nhưng hiện nay do thiếu sự quan tâm một cách đồng bộ nên ở nhiều nơi vẫn thực hiện theo kiểu hình thức, chưa thu hút người dân đến đọc.
Dù đã được nhiều ban ngành nhìn nhận về tính cần thiết của tủ sách pháp luật ở xã, phường; nhưng có lẽ hiện nay vẫn thiếu sự đánh giá một cách cụ thể hoạt động của mô hình pháp luật nay.