Theo ông Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, trong Dự án Luật về máu và tế bào gốc, Bộ Y tế đưa ra đề xuất lựa chọn phương án hiến máu tình nguyện nhưng làm thế nào để chứng minh hiến máu tình nguyện là tối ưu thì phải đưa ra trường hợp giả định là hiến máu bắt buộc.
TS Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết: Trong văn bản chính thống của Dự thảo Luật máu và tế bào gốc gửi cho Bộ Tư pháp để thẩm định thì không có yêu cầu hay một quy định hay đề xuất nào về hiến máu bắt buộc cả mà chỉ có một quy định duy nhất đó là hiến máu tự nguyện. Tuy nhiên thì qua tài liệu mà để chúng tôi chứng minh với Bộ Tư pháp với văn phòng Chính phủ thì để có phương án tối ưu nhất là cái hiến máu tình nguyện thì cũng có ý kiến cho rằng là cần phải có hiến máu bắt buộc. Trong đó có một số lập luận chứng minh cho hiến máu tình nguyện là tối ưu nhất.
Hiện nay, đa phần người hiến máu chủ yếu vẫn chỉ là sinh viên nên vào thời điểm Tết nguyên đán, nghỉ lễ, dịp hè, nguy cơ xảy ra khan hiếm máu ở các cơ sở điều trị thường rất cao. Nhiều ý kiến cho rằng Bộ Y tế cần có kế hoạch vĩ mô dài hơi, xây dựng cho được những kho dự trữ nguồn máu cấp quốc gia đủ năng lực trữ máu với cả số lượng và chất lượng dài lâu.
Bác sĩ Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ & Chăm sóc trẻ em cho biết: Câu chuyện mà bảo bắt buộc là không nên nhưng rõ ràng vấn đề máu với ngành y tế là rất cần thiết để cứu sống bệnh nhân rất quan trọng, cho nên làm thế nào để chúng ta có thể khuyến khích toàn bộ người dân Việt Nam, đặc biệt những đối tượng nằm trong diện có thể hiến máu, có thể cho máu được thì chúng ta nên khuyến khích.
 |
Bắt buộc hiến máu hay tự nguyện hiến máu - hy vọng Luật về máu
sẽ đảm bảo được quyền và lợi ích của toàn thể người dân |
Trong trường hợp quy định bắt buộc công dân phải thực hiện hiến máu 1 năm/lần thì đây là quy định vi hiến, vi phạm đến quyền con người. Tuy nhiên qua sự việc, cơ quan soạn thảo luật cần rút kinh nghiệm khi xây dựng các phương án để tránh gây hiểu nhầm.
Bác sĩ Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ & Chăm sóc trẻ em cho biết: Điều luật đưa ra để hợp lòng dân cho nên để đưa ra điều luật phù hợp với lòng dân và để dân thực hiện thì phải có một sự lắng nghe, sự tư vấn, sự tham vấn các đối tượng, các chuyên gia và mọi người dân để đưa ra điều luật. Còn các câu chuyện, các chế tài đưa ra để đảm bảo những người hiến máu, những người hiến tạng, những người tình nguyện họ được hưởng ưu ái khi có nhu cầu cần thiết.
Dự thảo Luật về máu và tế bào gốc sẽ được Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 7 năm 2018 và thông qua dự án luật vào kỳ họp thứ 8 năm 2018 của Quốc hội. Hy vọng Luật về máu và tế bào gốc sẽ đảm bảo được quyền và lợi ích cho toàn thể người dân.
Xem thêm video: