Mong muốn gặp gỡ trực tiếp với người của công chúng, tạo sức răn đe, tiền lệ cho truyền bá thông tin trên mạng xã hội là thiết thực. Dù có một số tranh luận về tính pháp lý của sự cứng rắn này; số đông vẫn đồng thuận, cho rằng nên có những buổi đối thoại như vậy cho một không gian mạng xã hội tích cực hơn.
Một vụ việc tương tự xảy ra khi thông tin về dịch bệnh còn đang "nóng". Nữ doanh nhân Lương Hoàng Anh đăng tải nội dung buôn bán tỏi ở Đảo Nhỏ, Lý Sơn song kèm thêm thông tin tỏi ở Đảo Lớn đang bị nhiễm thuốc trừ sâu.
Trang cá nhân của người này có khá đông lượt theo dõi. Do đó, xuất hiện tâm lý ngờ vực chất lượng của nông sản tại Lý Sơn. UBND địa phương đã yêu cầu công an vào cuộc điều tra, làm rõ phát ngôn của bà Lương Hoàng Anh để không ảnh hưởng hoạt động sản xuất chân chính của bà con huyện đảo.
Cứng rắn xử lý phát ngôn nghệ sĩ
Cuối tuần qua, 2 nghệ sỹ là Đàm Vĩnh Hưng và Ngô Thanh Vân đã lên làm việc với Sở Thông Tin Truyền Thông TP.HCM liên quan đến phát ngôn trên mạng xã hội về dịch viêm hô hấp cấp. Đây là 2 điển hình được quan tâm nhiều nhất, được đánh giá là bước đi cứng rắn hạn chế thông tin chưa kiểm chứng của các cơ quan quản lý thông tin.
Cuối tháng 1, Đàm Vĩnh Hưng và Cát Phượng có đăng tải liên quan đến số người chết và tình trạng lây lan của dịch viêm hô hấp cấp tại TPHCM, cụ thể là tình trạng chữa trị tại bệnh viện Chợ Rẫy. Sau đó ít ngày, diễn viên Ngô Thanh Vân bày tỏ lo ngại về những chuyến bay từ Vũ Hán vẫn đến Việt Nam; có thể khiến tình hình kiểm soát dịch không hiệu quả. Những bài đăng trên dễ thấy nhận được sự quan tâm lớn từ người hâm mộ. Tâm lý e ngại cũng không thể tránh khỏi.
Ngày 31/01, Sở Thông tin Truyền Thông TPHCM ngay lập tức gửi thư mời 3 nghệ sỹ này lên làm việc để giải trình về những đăng tải chưa xác thực ấy. Dù cả 3 đã gỡ nội dung và gửi lời xin lỗi đến dư luận đến khán giả; song cơ quan quản lý thông tin nhất quyết yêu cầu cả 3 trực tiếp lên làm việc
Nghị định mới xử lý tin chưa kiểm chứng trên mạng xã hội
Nghị định 15/2020/NĐ_CP có thêm điều 101 được xem là cơ sở để xử lý nguồn phát tán thông tin chưa kiểm chứng. Nếu nghị định 174/2013/NĐ_CP chỉ có quy định cho cá nhân, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội thì ở nghị định mới, điều 101 đưa ra các quy định cho cá nhân, tổ chức sử dụng mạng xã hội.