Thứ Sáu, 29/03/2024 18:58 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Trung Quốc đưa tàu xâm phạm vùng biển Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế

(ANTV) - Từ tháng 7 đến nay, Trung Quốc hai lần ngang nhiên đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 vào vùng biển phía nam Biển Đông, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế  và thềm lục địa của Việt Nam. Những hành động này vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và ảnh hưởng trực tiếp tới hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hài và hàng không ở Biển Đông.

 

Từ ngày 03 đến 12/7/2019, Trung Quốc đưa tàu khảo sát Địa chất Hải dương 8 cùng tàu bảo vệ bờ biển vũ trang và máy bay trực thăng hộ tống vào khu vực bãi cạn Tư Chính, Vũng Mây, Quế Đường, Huyền Trân… Đây là vùng biển hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông.

Ngày 7/8/2019 tàu khảo sát Địa chất Hải dương 8 rời khỏi khu vực và chưa đầy 1 tuần, vào ngày 13/8/2019, tàu Hải Dương Chất 8 lại quay trở lại với sự hộ tống của ít nhất 2 tàu Hải giám Trung Quốc.

Điều đáng nói đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của UNCLOS mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

Ông Nguyễn Tiến Vinh, Phó chủ tịch Hội luật quốc tế Việt Nam cho biết: Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên và đang có hiệu lực, quy định rằng theo công ước đó, Việt Nam đương nhiên có quyền chủ quyền. Tức là bất kỳ quốc gia nào tiến hành thăm dò hay khai thác ở vùng đặc quyền kinh tế có chiều rộng 200 hải lý cũng như trên thềm lục địa của Việt Nam đều phải có sự đồng ý của Việt Nam. Trong trường hợp này Trung Quốc thực hiện hoạt động thăm dò và có yêu sách rằng đây thuộc vùng đặc quyền kinh tế hay tài phán của Trung Quốc thì hoàn toàn đi ngược lại UNCLOS 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều tham gia.

Để biện minh cho hành động phi pháp của mình, Trung Quốc cho rằng bãi Tư Chính là một phần của "quần đảo Nam Sa" (tên Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam) thuộc "chủ quyền bất khả xâm phạm" của họ. Trung Quốc tiếp tục duy trì yêu sách "đường lưỡi bò" bao lấy hơn 80% diện tích Biển Đông và tìm cách hợp thức hóa yêu sách phi lý. Tuy nhiên, các luận điểm của nước này đều không phù hợp với UNCLOS và bị Tòa trọng tài quốc tế bác bỏ hoàn toàn trong phán quyết hồi tháng 7.2016.

Ông Nguyễn Tiến Vinh cho biết thêm, Năm 2009 Trung Quốc chính thức đưa bản đồ có đường đứt đoạn 9 đoạn ra LHQ. Khi nói tới đường 9 đoạn thì chúng ta nói việc Philippines đã kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế. Tòa trọng tài quốc tế được thành lập dựa trên UNCLOS 1982 đã đưa ra phán quyết, và dựa trên nhiều lập luận khác nhau. Tòa án đó đã khẳng định mọi lập luận của Trung Quốc đều trái với UNCLOS 1982,  hoàn toàn không có giá trị và đi ngược lại các cam kết của Trung Quốc.

Mặc dù Trung Quốc không tham gia vụ kiện và bác bỏ giá trị ràng buộc của Phán quyết nói trên, nhưng theo quy định của luật pháp quốc tế và UNCLOS, phán quyết có tính chung thẩm và ràng buộc đối với hai bên của vụ kiện.

Ông Nguyễn Tiến Vinh cho rằng: Trong vụ việc này chúng ta cần làm rõ việc Philippines kiện Trung Quốc là một phần của luật quốc tế. Bởi vì tòa trọng tài đã giải thích những nguyên lý, nguyên tắc rất cơ bản của luật quốc tế. Nếu phá vỡ nó thì sẽ tạo ra tiền lệ xấu. Nếu như vậy toàn bộ luật quốc tế và công ước 1982 đều bị phá bỏ. Do vậy tôi cho rằng một cái hành vi bản thân đã vi phạm, đã xấu sẽ nguy hiểm hơn nhiều nếu tạo ra tiền lệ xấu. Việc Trung Quốc yêu sách đường lưỡi bò và từ đó đưa tàu vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN, đấy không phải vi phạm riêng với Vn mà đi ngược lại những giá trị cốt lõi của luật quốc tế. Chấp nhận nó tức là chấp nhận một tiền lệ xấu, đi ngược lại toàn bộ những giá trị của công ước LHQ về luật biển mà chúng ta vẫn gọi là hiến chương của Đại dương.

Hệ thống luật pháp quốc tế là những chuẩn mực công lý để bảo vệ lẽ phải và trật tự, cộng đồng quốc tế cần phải chung sức bảo vệ và nỗ lực tuân thủ nó. Nếu một số nước bất tuân thủ luật pháp quốc tế, chỉ dùng sức mạnh quân sự để từ chối chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia khác sẽ làm suy yếu hệ thống pháp luật quốc tế, luật biển quốc tế hiện đại đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của chính quốc gia đó.

Tin mới nhất

Bắt nữ giám đốc Ngân hàng MSB Thanh Xuân

Bắt nữ giám đốc Ngân hàng MSB Thanh Xuân

Pháp luật 29/03/2024

(ANTV) - Thông tin Liên quan đến vụ khách hàng bỗng dưng mất 58 tỉ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB). Tại cuộc họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội quý 1 năm 2024 do UBND TP Hà Nội tổ chức chiều 28/3, lãnh đạo Công an TP Hà Nội đã có thông tin về vụ việc.

Cảnh báo tai nạn đuối nước ở trẻ em

Cảnh báo tai nạn đuối nước ở trẻ em

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Hiện nay Tây Nguyên đang là cao điểm nắng nóng, hanh khô. Địa bàn tỉnh Gia Lai cũng có nhiều ao, hồ, sông, suối vì vậy việc kiểm soát, nhắc nhở, trông coi con trẻ ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều bất cập. Trong thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Gia Lai liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm đã để lại hậu quả đau lòng cho gia đình, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.

Công an tỉnh An Giang khám bệnh, tặng quà cho người dân Campuchia

Công an tỉnh An Giang khám bệnh, tặng quà cho người dân Campuchia

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Nhằm tiếp tục phát huy và tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa các lực lượng chức năng hai nước Việt Nam - Campuchia nói chung và lực lượng Công an nói riêng, đoàn y, bác sỹ Công an tỉnh An Giang đã sang khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân Campuchia và người Campuchia gốc Việt có hoàn cảnh khó khăn thuộc phường Sam Peou Poun, thành phố Sam Peou Poun và xã Preaek Dach, huyện Leuk Daek, tỉnh Kandal, Vương quốc Campuchia.

Xử lý mâu thuẫn trong học sinh

Xử lý mâu thuẫn trong học sinh

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Những ngày gần đây, vấn nạn bạo lực trong xã hội, bạo lực học đường và cách tìm ra tiếng nói chung để xử lý mâu thuẫn giữa trẻ em, giữa các học sinh lại trở thành câu chuyện đáng bàn. Đây cũng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng trong những ngày vừa qua.

Tình trạng xe chạy “rùa bò” chiếm làn tốc độ cao trên cao tốc

Tình trạng xe chạy “rùa bò” chiếm làn tốc độ cao trên cao tốc

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Có một nghịch lý tồn tại rất lâu trên các tuyến cao tốc đó là những xe đi chậm thì lại chiếm làn xe tốc độ cao, dẫn đến tình trạng các phương tiện khác cũng phải đi chậm theo những xe này. Điều này khiến các xe có nhu cầu vượt, có nhu cầu đi nhanh hơn thì bắt buộc phải vi phạm, buộc phải vượt bên phải, hoặc luồn lách để tránh né những xe “ rùa bò” này.

Gánh nặng bệnh lao vẫn còn rất nặng nề

Gánh nặng bệnh lao vẫn còn rất nặng nề

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều điểm sáng trong công tác phòng chống lao. Tuy nhiên, hiện Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu. Trước thực trạng đó, Thủ tướng chính phủ vừa ký công điện yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh lao.

Xem thêm