Sắc lệnh của Tổng thống Biden cũng chỉ đạo các cơ quan chính phủ giúp người dân nhanh chóng tiếp cận với các khoản hỗ trợ trong gói kích thích kinh tế của liên bang và tăng mức lương tối thiểu.
Dù đã có hai gói cứu trợ lớn của chính phủ, nền kinh tế Mỹ vẫn đang gồng mình với các thiệt hại do đại dịch gây ra. Bộ Lao động ghi nhận hơn 1,3 triệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần qua. Tính đến tuần đầu tháng 1/2021 đã có gần 16 triệu người mất việc do dịch bệnh.
Bộ Thương mại cho biết 13,7% người lớn tuổi sống trong cảnh thường xuyên hoặc đôi khi bị đói. Hàng triệu trẻ em phải dựa vào các bữa ăn do nhà trường cung cấp, nhưng giờ đây trường cũng phải đóng cửa hoặc thay đổi cách thức giảng dạy trong thời dịch.
Eurozone đối mặt nguy cơ suy thoái
Kết quả thăm dò của công ty HS Markit công bố ngày 22/1 cho thấy, tình trạng suy giảm kinh tế trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 1/2021 đã nghiêm trọng hơn, khiến nguy cơ suy thoái mới gần như chắc chắn trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang tiếp tục ảnh hưởng tới nền kinh tế khu vực.
Nguy cơ suy giảm hai con số trong khu vực Eurozone ngày càng khó tránh khỏi khi các biện pháp siết chặt nhằm chống dịch đang tiếp tục tác động đến các doanh nghiệp trong tháng 1.
Chỉ số quản lý thu mua (PMI) của IHS Markit đã giảm từ 49,1 điểm trong tháng 12/2020 xuống còn 47,5 điểm trong tháng 1/2021, thấp hơn nhiều mức 50 điểm để xác định một nền kinh tế tăng trưởng. Chỉ số PMI của IHS Markit được xem là một chỉ dẫn uy tín về sức khỏe kinh tế.