Thứ Bảy, 20/04/2024 23:15 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Phong tục đón Tết Nguyên đán của người dân Hàn Quốc

(ANTV) - Cũng giống như Việt Nam và nhiều nước châu Á khác, năm mới tại Hàn Quốc được tính theo âm lịch và Tết Nguyên đán là một trong những dịp Tết cổ truyền quan trọng của người dân Hàn Quốc. Để chào đón năm mới, người dân Hàn Quốc cũng có những phong tục truyền thống với những nghi lễ vô cùng độc đáo và ấn tượng. 

Seollal là tên gọi Tết Nguyên Đán của người Hàn Quốc, một trong những ngày lễ lớn và quan trọng nhất cùng với Tết Trung thu. Tết Seollal đối với người Hàn Quốc không chỉ là ngày lễ đánh dấu một năm mới, đây còn là dịp để người Hàn nhớ về tổ tiên và gặp gỡ các thành viên trong gia đình. Trong ngày Tết truyền thống, người Hàn Quốc thường mặc trang phục truyền thống hanbok để thực hiện các nghi lễ của tổ tiên, chơi các trò chơi dân gian và gặp gỡ mọi người.

Một trong những nghi thức quan trọng nhất trong ngày đầu năm mới của người dân Hàn Quốc là "Chesa" hay còn gọi là nghi thức cúng tổ tiên, dưới sự chủ trì của trưởng nam trong gia đình. Để thực hiện nghi thức này, mọi người trong gia đình phải chuẩn bị mâm cúng với nhiều món ăn truyền thống và phải bày biện tương đối cầu kỳ. Mâm cúng của người Hàn Quốc có đến hơn 20 món ăn và phải được đặt ở giữa nhà, nhìn về hướng Bắc, phía sau có tấm bình phong và xếp thành 5 hàng. Chủ gia đình sẽ thắp hương, khấn mời Tổ tiên, cả nhà cùng bái lạy làm lễ.

Sau "Chesa" là đến nghi thức "Seba", với ý nghĩa thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu với ông bà, cha mẹ. Lúc này, người lớn tuổi thường sẽ ngồi ở chính giữa phòng ngủ của mình để lần lượt con cái, cháu chắt xếp hàng thực hiện nghi lễ cúi đầu quỳ lạy. Các ông bà sau đó cũng chúc mừng con cháu và thưởng tiền mừng tuổi.

Sau các nghi thức Chesa và Seba, các thành viên trong gia đình sẽ cùng thưởng thức đồ cúng. Một trong những món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày đầu năm mới của người dân Hàn Quốc là tteokguk – canh bánh gạo truyền thống được làm từ bánh gạo thái lát, thịt bò, trứng, rau. Người Hàn cho rằng, ngày Tết ăn ttok-kuk có nghĩa là “ăn” một năm khác và gặp nhiều may mắn.

Sau bữa ăn, mọi người trong gia đình sẽ cùng nhau trò chuyện và chơi những trò chơi dân gian truyền thống như kéo co, thả diều, bập bênh và yut-nori, một loại trò chơi trên ván gỗ dùng gậy. Bên cạnh đó, họ cũng dành thời gian đi thăm họ hàng, người thân, thăm mộ tổ tiên và đi du xuân. Các địa điểm như Cung điện, bảo tàng quốc gia, công viên là nơi thu hút sự có mặt của nhiều người dân và du khách tại Hàn Quốc trong những ngày này.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, Tết cổ truyền của Hàn Quốc cũng có ít nhiều thay đổi. Thay vì hướng tới các hoạt động truyền thống, nhiều gia đình dành thời gian đi du lịch hoặc chỉ đơn giản là ra khách sạn thay vì ở nhà để thay đổi không khí. Dù truyền thống hay khác biệt, Tết Seollal cũng là dịp để người dân Hàn Quốc được nghỉ ngơi, thư giãn và dành thời gian cho gia đình sau cả năm làm việc bận rộn và vất vả.

Tin mới nhất

Thị trường việc làm có dấu hiệu khởi sắc, cơ hội cho người lao động

Thị trường việc làm có dấu hiệu khởi sắc, cơ hội cho người lao động

Kinh tế 20/04/2024

(ANTV) - Hiện nay nhiều doanh nghiệp đã có nhu cầu tuyển dụng lao động để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Người lao động thất nghiệp cũng đã bắt đầu trở lại thị trường lao động tìm kiếm việc làm mới. Đây là tín hiệu tích cực và cho thấy, thị trường lao động đang có xu hướng “ấm” dần lên.

Công an Bình Phước tổ chức Ngày hội sách cho phạm nhân

Công an Bình Phước tổ chức Ngày hội sách cho phạm nhân

Văn hóa 20/04/2024

(ANTV) - Nhân Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam, sáng nay, Trại tạm giam Công an tỉnh Bình Phước phối hợp với Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Bình Phước tổ chức Chương trình “Thắp sáng ước mơ hoàn lương” cho các phạm nhân đang chấp hành án tại trại tạm giam.

Tận tuỵ vì nhân dân

Tận tuỵ vì nhân dân

Xã hội 20/04/2024

(ANTV) - Tận tuỵ với công việc, nắm chắc tình hình địa bàn cơ sở, trọng dân, sát dân, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đó là chân dung người Phó Trưởng Công an xã trong mắt bà con xã Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Sau hơn 4 năm gắn bó với địa bàn xã biên giới, Đại úy Lê Minh Huy gắn bó thân thiết với bà con như những người ruột thịt, từ đó giúp bà con định cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ

Văn hóa 20/04/2024

(ANTV) - Đồi D1 là một trong những cứ điểm quan trọng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Ngày nay, trải qua 7 thế kỷ, nơi đây đã trở thành địa điểm tham quan được nhiều du khách đến tìm hiểu về lịch sử dân tộc, về Chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ anh hùng.

Xem thêm