Chung Yoo-Ra bị bắt giữ tại Đan Mạch từ ngày 1/1, với lý do quá hạn visa, cùng thời điểm nhà chức trách Hàn Quốc phát lệnh truy nã cô này ở trong nước. Phía Hàn Quốc sau đó đã đề nghị Đan Mạch dẫn độ Chung Yoo-Ra về nước để điều tra liên quan đến vụ bê bối trên.
Cơ quan Công tố Đan Mạch cho biết cần thêm thời gian để hoàn tất các thủ tục, và đang chờ chính quyền Hàn Quốc trả lời 1 số câu hỏi. Vì vậy, Chung Yoo-Ra sẽ bị giam giữ đến ngày 22/3 tới.
Chung Yoo-Ra, 20 tuổi, phủ nhận dính líu tới vụ bê bối trong nước. Mẹ của cô này, bà Choi Soon-sil, bị cho là đã sử dụng ảnh hưởng của mình để con gái được nhập học vào Đại học nữ sinh Ewha, 1 trường đại học sáng giá ở Seoul.
Hy Lạp có khả năng không cần gói cứu trợ vào năm 2018
Ngày 22/2, Giám đốc điều hành quỹ Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) Klaus Regling bày tỏ tin tưởng rằng, Hy Lạp sẽ không cần đến 1 gói cứu trợ mới vào năm 2018, sau khi chương trình cứu trợ quốc tế hiện tại kết thúc, nếu nước này tận dụng tốt khoảng thời gian 18 tháng tới. Bình luận lạc quan của ông Regling được đưa ra chỉ vài giờ trước khi Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde có cuộc hội kiến với Thủ tướng Đức Angela Merkel để bàn về vấn đề nợ Hy Lạp, vốn gây chia rẽ giữa 2 bên.
Hy Lạp đã nhận được gói cứu trợ thứ 3 trị giá 86 tỷ euro vào năm 2015, song tiến trình giải ngân sẽ chia thành nhiều đợt, kèm theo những điều kiện cải cách mà Athens phải thực thi.
Hiện vòng đàm phán cuối cùng của gói cứu trợ này đang rơi vào bế tắc, làm dấy lên những lo ngại rằng Hy Lạp có thể sẽ phải rời khỏi Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone). Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra điều kiện yêu cầu các nước Eurozone cam kết giảm nợ thêm cho Hy Lạp, trước khi giải ngân khoản cứu trợ mới. Tuy nhiên, điều kiện này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Đức và nhiều nước chủ nợ trong Eurozone.