Thứ Năm, 28/03/2024 18:13 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Cuộc khủng hoảng rác thải nhựa và việc làm ở Ấn Độ

(ANTV) - Ấn Độ mỗi ngày tạo ra gần 26.000 tấn rác thải nhựa, khiến quốc gia Nam Á này trở thành nơi ô nhiễm rác thải nhựa xếp thứ 15 trên toàn cầu. Chính phủ Ấn Độ vừa công bố một chiến dịch bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu trong vòng 3 năm loại bỏ các sản phẩm bằng nhựa dùng một lần.  Tuy nhiên, biện pháp được xem là sẽ gây nên tác động lớn cho ngành công nghiệp nước này tại thời điểm Ấn Độ đang đối phó với suy thoái kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.

Nhận thức được cuộc khủng hoảng rác thải nhựa trong nước, Ấn Độ đã áp dụng lệnh cấm trên toàn quốc đối với túi, ly, đĩa, chai và ống hút nhựa từ ngày 2-10 tới nhân kỷ niệm 150 năm ngày sinh của vị anh hùng dân tộc Mahatma Gandhi. Lệnh cấm này được áp dụng một cách toàn diện từ việc sản xuất, sử dụng cho đến hoạt động nhập khẩu các mặt hàng trên.

Thủ tướng Narendra Modi trong bài phát biểu nhân ngày Quốc khánh Ấn Độ 15-8 cũng đã kêu gọi người dân và các cơ quan chính phủ hãy tiên phong hưởng ứng lệnh cấm nhằm đưa Ấn Độ thoát khỏi loại nhựa sử dụng một lần.

Tuy nhiên, Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ cho biết, động thái này đã trở thành một vấn đề lớn đối với một số ngành kinh tế do thiếu giải pháp thay thế sẵn có. Cụ thể, những chai nhựa có kích thước nhỏ đang được sử dụng để chứa dược phẩm, hoặc các sản phẩm y tế khác nên được miễn áp dụng lệnh cấm này. Trong khi đó, nhiều nhà máy chưa tìm được công nghệ và sản phẩm thay thế mặt hàng nhựa dùng một lần truyền thống vốn có của họ. Điều này đồng nghĩa với việc, một số nhà máy phải đóng cửa do các mặt hàng họ làm ra không có nơi tiêu thụ, và ước tính khoảng 20.000 công nhân sẽ mất việc làm.

Các nhà hoạch định chính sách cho rằng, chính phủ các nước nói chung và chính phủ Ấn Độ nói riêng, không nên quá vội vã trong việc cấm các sản phẩm nhựa dùng một lần. Trước hết, các nước cần tìm ra các giải pháp thay thế cho nhựa dùng một lần, cũng như có sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường, phát triển an sinh, xã hội, kinh tế và việc làm cho người dân.

Lệnh cấm được người đứng đầu giới chức Ấn Độ đưa ra trong bối cảnh chất thải nhựa đã và đang làm ô nhiễm trầm trọng các đại dương, với ước tính khoảng 100 triệu tấn phế phẩm nhựa đã bị thải ra biển, Liên Hiệp quốc cho biết. Các nhà khoa học cũng đã tìm thấy một lượng vi hạt nhựa trong ruột của một số loài động vật có vú như cá voi.

Ấn Độ, nơi sử dụng khoảng 14 triệu tấn nhựa mỗi năm đang thiếu một hệ thống có tổ chức để quản lý chất thải nhựa, do đó dẫn đến tình trạng xả rác thải nhựa bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường.

Để chính sách hạn chế và tiến tới cấm các sản phẩm nhựa dùng một lần phát huy tác dụng, chính phủ Ấn Độ cần hướng tới hoàn thiện quy trình tái chế và xử lý rác thải. Nhiều mô hình đổi rác lấy học phí, hay đổi rác lấy vé đi xe, hoặc các hệ thống giúp biến rác thải thành các nguyên liệu có ích cho môi trường đã được vận dụng thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Triều Tiên nhấn mạnh quyền tự vệ trong các vụ thử tên lửa

Ngày 7/10, Triều Tiên cho rằng cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã được lên lịch vào ngày 8/10 liên quan đến vụ thử tên lửa đạn đạo mới nhất của Triều Tiên hôm 3/10 là “nguy hiểm” và sẽ làm gia tăng “mong muốn bảo vệ quyền” của Bình Nhưỡng.

HĐBA LHQ đã lên lịch tham vấn kín vào ngày 8/10 về các vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên theo yêu cầu của Anh, Pháp và Đức. Phát biểu trước báo giới hôm 7/10 ở New York (Mỹ), Đại sứ Triều Tiên tại LHQ Kim Song cho rằng “đằng sau đó là động thái không trong sáng” của ba nước Anh, Pháp, Đức và cuộc họp sẽ không diễn ra nếu không có sự đồng ý của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Ông Kim Song nhấn mạnh vụ thử tên lửa mới nhất ở vùng biển ngoài khơi vịnh Wonsan là một trong những “biện pháp tự vệ” của Triều Tiên và “nó không phải là mối đe dọa an ninh đối với các nước láng giềng”. Ông cũng tuyên bố Triều Tiên không công nhận bất kỳ cuộc họp nào của HĐBA LHQ đề cập đến “các biện pháp tự vệ” của Triều Tiên và ông sẽ không tham dự cuộc họp vào ngày 8/10./

Tin mới nhất

"Chặt chém" du khách gây tiếng xấu cho du lịch

"Chặt chém" du khách gây tiếng xấu cho du lịch

Kinh tế 28/03/2024

(ANTV) - Một túi táo nhỏ có giá 200.000 đồng hay 4 chiếc bánh rán được bán với giá 50.000 đồng… những sự việc xảy ra vừa qua, một lần nữa, lại làm dấy lên trong dư luận sự bất bình với thực trạng “chặt chém” du khách người nước ngoài. Không chỉ xảy đến với du khách nước ngoài, mà ngay cả du khách người Việt đôi khi cũng rơi vào tình huống “dở khóc, dở cười” khi sự dụng dịch vụ hoặc mua hàng với mức giá trên trời.

Vụ tấn công tại Moskva: Vẫn còn 95 người mất tích

Vụ tấn công tại Moskva: Vẫn còn 95 người mất tích

Thế giới 28/03/2024

(ANTV) - 95 người được cho vẫn đang mất tích trong vụ khủng bố kinh hoàng tại nhà hát Crocus City Hall ở ngoại ô thủ đô Moskva, Nga. Thông tin này dựa trên yêu cầu tìm người của thân nhân, bạn bè đã mất liên lạc với người thân của họ vào thời điểm xảy ra vụ tấn công hôm 22/3.

Israel tấn công nhiều địa điểm ở Rafah

Israel tấn công nhiều địa điểm ở Rafah

Thế giới 28/03/2024

(ANTV) - Israel ngày 27/3 đã ném bom một số mục tiêu ở thành phố Rafah, bất chấp sự phản đối từ cộng đồng quốc tế và làm dấy lên nỗi lo ngại của hơn một triệu người Palestine đang trú ngụ tại nơi ẩn náu cuối cùng ở rìa phía Nam Dải Gaza này.

Hungary: Hàng nghìn người biểu tình đòi Thủ tướng từ chức

Hungary: Hàng nghìn người biểu tình đòi Thủ tướng từ chức

Thế giới 28/03/2024

(ANTV) - Hàng nghìn người dân Hungary đã biểu tình trước tòa nhà quốc hội ở thủ đô Budapest nhằm yêu cầu Thủ tướng Vitor Orban từ chức. Cuộc biểu tình diễn ra sau khi Peter Magyar, luật sư thân cận với chính phủ và đang dự định thành lập đảng mới, trước đó công bố đoạn ghi âm cuộc trò chuyện với Judit Varga, vợ cũ kiêm cựu Bộ trưởng Tư pháp Hungary. Trong băng ghi âm, bà Varga tiết lộ các trợ lý của ông Orban đã nỗ lực xóa bỏ một số tài liệu của vụ án hối lộ nghiêm trọng.

Các bệnh viện ở Hàn Quốc chịu thiệt hại kinh tế lớn

Các bệnh viện ở Hàn Quốc chịu thiệt hại kinh tế lớn

Thế giới 28/03/2024

(ANTV) - Theo nguồn tin y tế ngày 27/3, 5 bệnh viện lớn được mệnh danh là “Big 5”, đang phải gánh chịu mức thiệt hại tài chính lên tới hơn 1 tỷ won mỗi ngày do tình trạng các bác sĩ tập sự nghỉ việc hàng loạt. Do thiếu nhân lực, các bệnh viện đã tiến hành gộp các bước của quy trình chữa bệnh, sáp nhập các khoa và giảm số phòng cấp cứu.

Pháp siết chặt quản lý các sản phẩm “Thời trang nhanh”

Pháp siết chặt quản lý các sản phẩm “Thời trang nhanh”

Thế giới 28/03/2024

(ANTV) - “Thời trang nhanh” là cụm từ được sử dụng để chỉ xu hướng thời trang được thiết kế, sản xuất và ra mắt người tiêu dùng một cách nhanh chóng với khối lượng quần áo lớn, cùng nhiều mẫu mã đa dạng, bắt kịp xu hướng và phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng. Tuy nhiên, điều này lại dẫn đến việc sản xuất quá nhiều so với nhu cầu, gây ra sự lãng phí và để lại hậu quả là những núi rác thải may mặc khổng lồ.

Phân luồng phố Kim Ngưu còn bất cập

Phân luồng phố Kim Ngưu còn bất cập

Xã hội 28/03/2024

(ANTV) - Từ ngày 16/3, Sở GTVT Hà Nội đã thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông trên phố Kim Ngưu và các cầu qua sông Kim Ngưu. Thời gian thí điểm là 3 tháng, đến hết ngày 16/6/2024. Đến nay là hơn 10 ngày thí điểm, giao thông tuy đã được cải thiện, song, bất cập thì vẫn hiện hữu.

Nông trại cộng đồng giữa sa mạc

Nông trại cộng đồng giữa sa mạc

Thế giới 28/03/2024

(ANTV) - Bang Arizona ở phía Tây Nam nước Mỹ có địa hình phần lớn là sa mạc hoặc thảo nguyên khô cằn. Với điều kiện khí hậu khắc nghiệt như vậy, một cộng đồng tại đây đã cùng nhau thành lập một nông trại hữu cơ nhằm cung cấp thực phẩm sạch cũng như không gian xanh cho người dân địa phương.

Xem thêm