Thứ Bảy, 20/04/2024 04:29 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Bò biển nổi tiếng ở Thái Lan chết vì rác thải nhựa

(ANTV) - Rác thải nhựa đang từng ngày hủy hoại môi trường sống của con người và các loài vật sinh sống trên trái đất. Đầu năm nay, 1 con bò biển mồ côi đã được cứu ở Thái Lan, nhưng tới ngày 17/8 vừa qua, nó đã qua đời. Nguyên nhân tử vong là tắc ruột vì rác nhựa. Như vậy, nhà chức trách Thái Lan đã thất bại trước rác thải nhựa trong cuộc chiến bảo tồn sinh vật quý hiếm.

Con bò biển đã chết được người dân Thái Lan yêu mến đặt cho cái tên là Marium, nghĩa là “cô gái của biển”. Nó được chăm sóc chu đáo kể từ khi thoát chết vì mắc cạn trên bãi biển Krabi tháng 4 năm nay. Dù được nhà chức trách thả về biển nhiều lần nhưng Marium đều quay lại, mỗi lần lại mang những vết thương mới.

Cho đến tuần trước, con bò biển đã ốm hẳn, không chịu ăn và sụt cân, cuối cùng qua đời vào hôm qua (17/8). Nguyên nhân cái chết được xác định là do có nhiều mảnh nhựa, trong đó có những đoạn dài tới 20cm, đã làm tắc ruột gây viêm, nhiễm độc máu và phổi của Marium.

Hàn Quốc: Áp lực học tập cao tỉ lệ thuận với nguy cơ tự sát

Học sinh căng mình ra học vì một tương lai vinh danh bảng vàng của những trường đại học hàng đầu ở Hàn Quốc, những ngôi trường này có tỷ lệ cạnh trao cực cao. Đối với thanh thiếu niên tại đất nước này, nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tự sát là vì áp lực học hành. Mỗi ngày, các em học sinh thường phải dành hơn 16 giờ học tại trường và cho các chương trình học thêm sau giờ lên lớp. Tiết học đầu tiên trong ngày, đa số học sinh trong lớp đã đi học thêm đến 10 hay 11 giờ đêm hôm trước.

Được lọt vào danh sách sinh viên của một trường đại học danh tiếng đồng nghĩa với việc các em sẽ có được một công việc tốt và thậm chí là một cuộc hôn nhân tốt. Đó là những gì Kim Song-hyeong và các bạn đồng trang lứa được dạy bảo.

4 giờ chiều là thời điểm tan học tại trường, nhưng các em sẽ không về nhà luôn. Phần lớn những học sinh này sẽ đi thẳng tới các lớp học thêm hoặc thư viện để tiếp tục nhiệm vụ của mình. Hôm nay, Song-hyeong sẽ đến thư viện để luyện các đề thi đại học. Với em, chỉ một câu trả lời sai đồng nghĩa với việc tương lai kết thúc. Vì thế, Song-hyeong ôn luyện không ngừng nghỉ và chỉ ra về khi đồng hồ đã điểm 11 giờ đêm. Em cho biết, mình đã rất bực bội khi làm sai một câu hỏi. Đôi khi em còn khóc. Nhưng em thường quên hết mọi chuyện nhanh chóng và tin rằng mình sẽ làm tốt trong bài thi.

Một nguyên nhân dẫn tới guồng sống hối hả này là từ nỗi lo kinh tế. Năm 1997, hàng nghìn người rơi vào cảnh thất nghiệp sau một cơn khủng khoảng tài chính. Kể từ đó, ám ảnh về khả năng một cơn địa chấn kinh tế khác càng làm stress trong môi trường làm việc trở nên tồi tệ hơn.

Câu chuyện của Song Hyeong, không phải ví dụ duy nhất về áp lực khổng lồ mà các thiếu niên Hàn Quốc đang phải gánh chịu. Vinh quang và tự hào của gia đình thường gắn chặt cùng địa vị trường đại học của con cái trong nhà. Rất nhiều thanh thiếu niên đã tự tử vì không vượt qua được áp lực.

Điều đáng nói là đa số người Hàn Quốc mắc bệnh tâm lý lại không đi khám bác sĩ vì căn bệnh này bị coi là đáng xấu hổ. Người Hàn Quốc cho rằng, nếu bạn không thể chịu được những áp lực mà ai cũng gặp, lỗi là do bạn quá yếu đuối. Theo Bộ Sức khỏe và Phúc lợi, chỉ 15% số người tự tử thuộc nhóm mắc bệnh tâm lý từng được chữa trị. Còn lại, phần lớn họ tự xoay sở giải quyết vấn đề. Chính phủ Hàn Quốc đã cố gắng thực hiện một số biện pháp cắt giảm tỷ lệ tự sát quá cao, nhưng chưa có biện pháp nào cho hiệu quả thực sự.

Đạt được thành tích cao trong học tập và có được thành công trong cuộc sống là điều mà bất kì ai cũng mong muốn. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta bất chấp tất cả để có được vinh quang, và chắc chắn không phải bằng cách hi sinh mạng sống của con cái mình.

Tin mới nhất

Khởi tố đối tượng hủy hoại nguồn lợi thủy sản

Khởi tố đối tượng hủy hoại nguồn lợi thủy sản

Pháp luật 19/04/2024

(ANTV) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Bá Đức, sinh năm 1976, đăng ký thường trú tại khu vực 6, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ về tội “Hủy hoại nguồn lợi thủy sản” quy định tại Điều 242 Bộ luật Hình sự.

Bản lĩnh người chiến sĩ Cảnh sát điều tra

Bản lĩnh người chiến sĩ Cảnh sát điều tra

Xã hội 19/04/2024

(ANTV) - Được giao nhiệm vụ Phó Đội trưởng phụ trách tổ án chưa rõ thủ phạm xảy ra trên địa bàn Quận 12, TP.HCM, mỗi vụ án mà Đại úy Trần Thanh Hậu trực tiếp thụ lý luôn được xem như một “bài toán hóc búa” mà lời giải phải bắt nguồn từ bản lĩnh và nhiệt huyết.

Khởi tố, bắt Giám đốc có hành vi trốn thuế

Khởi tố, bắt Giám đốc có hành vi trốn thuế

Pháp luật 19/04/2024

(ANTV) - Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam vừa thi hành quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Đặng Hoài Chung, 34 tuổi, trú phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà,TP. Đà Nẵng, là Giám đốc Công ty TNHH Trục vớt Quang Thọ để điều tra về hành vi trốn thuế.

35 nhà văn, tác giả tham dự trại sáng tác viết về Công an nhân dân

35 nhà văn, tác giả tham dự trại sáng tác viết về Công an nhân dân

Văn hóa 19/04/2024

(ANTV) - Tại TP Vũng Tàu, Cục Truyền thông Công an nhân dân (Bộ Công an) khai mạc trại sáng tác tiểu thuyết, truyện và ký Vì an ninh tổ quốc và bình yên cuộc sống, dành cho các nhà văn và những tác giả đang hoàn thiện bản thảo, đã xây dựng xong đề cương đề tài, hoặc bắt đầu sáng tác.

"Thổi hồn" cho máy hát nhạc từ linh kiện điện tử cũ

"Thổi hồn" cho máy hát nhạc từ linh kiện điện tử cũ

Xã hội 19/04/2024

(ANTV) - Thống kê chỉ ra, mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100.000 tấn rác thải điện tử. Đây là mối lo ngại rất lớn cho môi trường. Vì vậy, việc tái chế các linh kiện điện tử đã qua sử dụng là một việc làm rất ý nghĩa, góp phần hạn chế rác thải điện tử xả ra môi trường. Và đó cũng chính là động lực đã tiếp sức trong việc “thổi hồn” cho những chiếc máy hát nhạc độc lạ từ linh kiện điện tử cũ.

Cần quản lý chặt chẽ trong khai thác và chế biến khoáng sản

Cần quản lý chặt chẽ trong khai thác và chế biến khoáng sản

Kinh tế 19/04/2024

(ANTV) - Khai thác khoáng sản không đúng quy định, không đúng quy hoạch sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, gây thất thoát và lãng phí nguồn tài nguyên. Nếu không được quản lý chặt chẽ, sẽ gây thất thu ngân sách nhà nước, trong khi ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng của người dân.

Xem thêm