Thứ Ba, 19/03/2024 11:49 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Thắm tình hữu nghị Việt Nam - Triều Tiên

(ANTV) - Triều Tiên và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 31 tháng 1 năm 1950. Vào thập niên 1950 và 1960, Triều Tiên và Việt Nam có quan hệ thân thiết do có nhiều điểm tương đồng. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử thế giới và mỗi nước, mối quan hệ hữu nghị ấy vẫn được lãnh đạo và nhân dân Việt Nam - Triều Tiên không ngừng vun đắp.

Mối quan hệ của 2 dân tộc Việt - Triều trong khói lửa chiến tranh 

Khu tưởng niệm 14 phi công Triều Tiên tại xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Gần 20 năm qua, ông Dương Văn Dậu đã tình nguyện trông nom khu tưởng niệm này.

Có chiến tranh là có đau thương, mất mát. Nhưng sự hy sinh ấy lại lớn lao hơn khi 50 năm trước, những phi công Triều Tiên đã góp xương máu của mình vào cuộc chiến chống Mỹ của Việt Nam.

Đầu những năm 1960, Triều Tiên cử gần 100 phi công trẻ và sĩ quan sang học tập, huấn luyện và còn trực tiếp tham chiến cùng các phi công chiến đấu Việt Nam.

Trong giai đoạn 1966-1969, các phi công Triều Tiên tham gia chiến đấu chủ yếu trên vùng trời ven Hà Nội như Vĩnh Phúc, Hải Dương và Hưng Yên. Trong nhiều lần đánh chặn cuộc oanh tạc của máy bay Mỹ ở vùng sân bay Kép, 14 phi công Triều Tiên đã hy sinh.

Lúc đó do điều kiện chiến tranh, quân đội Triều Tiên đề nghị chôn cất các sĩ quan, chiến sĩ hy sinh tại Việt Nam. Đến năm 2002, Triều Tiên tổ chức cất bốc hài cốt các liệt sĩ về nước. Sau đó tỉnh Bắc Giang đầu tư, tôn tạo nơi đây thành khu tưởng niệm các liệt sĩ quân đội Triều Tiên.

Ông Dương Văn Dậu, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang cho biết; Trong chiến tranh chống Mỹ, anh em Triều Tiên đã cùng nhau chiến đấu, hy sinh trên đất nước mình, thì mình là người dân mình phải có trách nhiệm

Không chỉ về nhân lực, mà Triều Tiên còn giúp đỡ Việt Nam cả về vật lực trong những năm chiến tranh. Sau Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, Triều Tiên duy trì và phát triển nền kinh tế tập trung xã hội chủ nghĩa, thu được một số thành tựu trong phát triển cơ sở đã giúp Việt Nam đào tạo hàng trăm sinh viên và viện trợ xi măng, thép, vải, thuốc men, phân bón trong thời gian này.

Năm 1957, quan hệ Việt - Triều chứng kiến dấu mốc quan trọng khi Chủ tịch Hồ Chí Minh tới thăm Triều Tiên. Một năm sau, Thủ tướng Kim Nhật Thành thăm Việt Nam.

Tình hữu nghị Việt - Triều trong thời bình

Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào năm 1975, Việt Nam đi theo con đường khác với Triều Tiên.

Công cuộc đổi mới được Việt Nam khởi xướng vào năm 1986 đã thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giúp xuất khẩu tăng 70%, với các cải cách như chấm dứt kiểm soát giá cả và khuyến khích thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Trong khi đó, sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, Triều Tiên gặp nhiều khó khăn, nhất là về năng lượng và lương thực. Triều Tiên vẫn khép kín với phần còn lại của thế giới và căng thẳng với Mỹ, Hàn chưa tiêu tan.

Việt Nam đã nhiều lần hỗ trợ gạo cho Triều Tiên. Khi nạn đói nghiêm trọng xảy ra ở Triều Tiên năm 1994-1998, Việt Nam viện trợ 100 tấn gạo năm 1995 và 13.000 tấn gạo năm 1997. Giai đoạn 2000-2012, Việt Nam hỗ trợ Triều Tiên 22.700 tấn gạo, 5 tấn cao su nguyên liệu và 50.000 USD.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Triều Tiên năm 2015 đạt 11,6 triệu USD. Năm 2017, Việt Nam xuất siêu sang Triều Tiên 7,322 triệu USD, chủ yếu là thực phẩm, bánh kẹo và không có số liệu nhập khẩu từ Triều Tiên.

Dù có sự khác biệt, nhưng 2 nước không chỉ giữ mối quan hệ về kinh tế, mà việc trao đổi đoàn các cấp và giao lưu...... vẫn được 2 nước tiến hành trong những năm qua, tạo ra nhiều bước tiến trong mối quan hệ Việt Nam - Triều Tiên.

Tại thủ đô Hà Nội. Một ngôi trường mà ở đó có những lớp học mang tên nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành và Kim Jong Il. Đó là trường mầm non Việt Triều.

Được xây dựng cách đây hơn 40 năm bằng vốn viện trợ của chính phủ Triều Tiên, trường mầm non Việt - Triều được xem là biểu tượng cho tình hữu nghị vượt thời gian, khoảng cách của hai nước. Và cũng là nơi mà những mầm non của Việt Nam được chăm sóc và truyền dạy kỹ năng, nhân cách của cả 2 dân tộc Việt - Triều.

Bà Ngô Thị Minh Hà, Hiệu trưởng trường mầm non Việt - Triều cho biết: Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vì nhân dân Triều Tiên rất sáng tạo, rất ý chí, mạnh mẽ và quyết tâm. Nên chúng tôi tin tưởng rằng các bạn Triều Tiên cũng sẽ có những cái đổi mới, đột phá trong thời gian tới.

Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Triều Tiên được tăng cường đáng kể từ cuối những năm 2000 với những chuyến công du như chuyến thăm Triều Tiên của nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh năm 2007, nguyên Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh năm 2008. Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao Kim Yong Nam và Thủ tướng nội các Triều Tiên Kim Yong Il lần lượt thăm Việt Nam năm 2001 và 2007.

Trong các cuộc hội đàm dù ở Việt Nam hay Triều Tiên thì cả 2 bên đều thống nhất, tiếp tục phát triển mối quan hệ 2 tốt đẹp giữa 2 đất nước và không ngừng xây dựng tình đoàn kết giữa 2 dân tộc. Bởi Việt Nam và Triều Tiên có nhiều điểm tương đồng cả trong lịch sử và hiện tại.

Theo TS. Nguyễn Thị Thắm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc - Triều Tiên, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam: Giữa Triều Tiên và Việt Nam có những khác biệt, nhưng cũng có những tương đồng. Đầu tiên cả 2 nước đều nằm trong khu vực Đông Á, chịu nhiều ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa, chữ Hán, đạo Phật, đạo giáo đặc biệt là nho giáo ảnh hưởng rất lớn ở Triều Tiên cũng như Việt Nam. Do vậy mà về phong tục, tư duy, quan niệm về giá trị thì 2 nước có nhiều điểm giống nhau.

Thứ 2 là lịch sử của 2 đất nước cũng trải qua nhiều cuộc chiến tranh mà 2 nước phải nỗ lực đấu tranh để bảo vệ tổ quốc và thống nhất dân tộc. Cho nên tâm tư 2 nước có những điểm tương đồng.

Thứ 3 là 2 nước đều có chế độ xã hội chủ nghĩa. Văn hoá xã hội chủ nghĩa cũng là 1 phần văn hoá Triều Tiên và Việt Nam. Còn về kinh tế, cả 2 nước trên cơ sở có sự tương đồng về chế độ nên kinh tế của 2 nước cũng khá giống nhau.

Có những điểm tương đồng về văn hoá, kinh tế, chính trị như vậy nên về mặt xã hội cũng có những điểm tương đồng. Đây cũng chính là cơ sở cho 2 nước đẩy mạnh hơn nữa hợp tác giữa 2 bên.

Gần đây nhất, là chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho tháng 11/2018, và chuyến thăm chính thức Triều Tiên của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh ngày 12-14/2 vừa qua.

Vì thế, các chuyên gia cho rằng, chuyến thăm Việt Nam lần này của chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un là muốn thấy sự phát triển của một đất nước có nhiều điểm tương đồng với Triều Tiên. Nhưng chuyến thăm này cũng sẽ là một bước ngoặt quan trọng trong mối quan hệ giữa 2 nước.

TS. Nguyễn Thị Thắm cho biết thêm: Mặc dù trong thời gian vừa qua 2 nước vẫn có những cuộc viếng thăm các cấp, thế nhưng việc viếng thăm của lãnh đạo cấp cao nhất của Triều Tiên và Việt Nam thì ko có nhiều và thường trong thời kỳ chiến tranh khi chúng ta chưa thống nhất. Trong thời kỳ Việt Nam đã hội nhập quốc tế rất sâu rộng, nhưng vẫn chưa đón 1 cuộc viếng thăm cấp cao, viếng thăm thượng đỉnh nào từ phía Triều Tiên. Và đây là lần đầu tiên trong thời kỳ hội nhập quốc tế của Việt Nam nên có ý nghĩa rất quan trọng. Tôi nghĩ sau cuộc viếng thăm này, mối quan hệ giữa 2 nước sẽ được phát triển sâu rộng hơn, thiết thực hơn, trên nhiều lĩnh vực hơn.

Trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử, mối quan hệ tốt đẹp giữa 2 quốc gia, dân tộc Việt Nam - Triều Tiên đang ngày càng phát triển, mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cả 2 bên./.

Tin mới nhất

Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn CSCĐ dự bị chiến đấu hăng say tập luyện

Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn CSCĐ dự bị chiến đấu hăng say tập luyện

Xã hội 19/03/2024

(ANTV) - Những năm qua, Bộ Công an luôn chú trọng công tác xây dựng và huấn luyện lực lượng Cảnh sát cơ động dự bị chiến đấu, coi đây là nhiệm vụ quan trọng xây dựng lực lượng Công an trong sạch vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Bước vào đợt huấn luyện năm 2024, hơn 300 cán bộ, chiến sĩ các đơn vị ở tỉnh Hà Nam đã tập trung cao độ tham gia huấn luyện bảo đảm các mục tiêu, yêu cầu đề ra, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của chống thông tin sai lệch

Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của chống thông tin sai lệch

Thế giới 19/03/2024

(ANTV) - Chống thông tin sai lệch, trong đó có những nội dung do Trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra, là một lợi ích sống còn đối với an ninh quốc gia và là ưu tiên ngoại giao của Mỹ. Đây là lời khẳng định được Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đưa ra tại một sự kiện ở Seoul nhân chuyến thăm Hàn Quốc.

Nhận diện “khảo sát tôn giáo” ở Việt Nam

Nhận diện “khảo sát tôn giáo” ở Việt Nam

Pháp luật 19/03/2024

(ANTV) - Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo. Vì thế, các thế lực thù địch, phần tử phản động luôn lợi dụng tôn giáo và coi đây là “chiêu bài” để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc tại Việt Nam. Từ đó, hòng thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, chống phá sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Truyền hình CAND - chuyên biệt về an ninh trật tự

Truyền hình CAND - chuyên biệt về an ninh trật tự

Bạn đọc 19/03/2024

(ANTV) - Hội Báo toàn quốc là dịp đặc biệt với những người làm báo, nơi tôn vinh những đóng góp và sự phát triển mạnh mẽ của báo chí cách mạng Việt Nam. Với chủ đề “Báo chí Việt Nam – Tiên phong, đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân”, Hội báo toàn quốc năm 2024 đã chính thức khai mạc.

Tin tức nổi bật trên báo số ra hôm nay

Tin tức nổi bật trên báo số ra hôm nay

Điểm tin 19/03/2024

(ANTV) - Bộ trưởng Tài chính nói việc kiểm toán 'bỏ lọt' vi phạm của SCB; Nóng chuyện du học sinh không về nước; Nhà ở xã hội- vẫn còn tình trạng “trên nóng- dưới lạnh”; Khách bị từ chối nhập cảnh tăng gây khó khăn cho sân bay Việt Nam… - là những nội dung được dư luận quan tâm.

Việt Nam hỗ trợ Lào đảm bảo an ninh cho Năm Chủ tịch ASEAN 2024

Việt Nam hỗ trợ Lào đảm bảo an ninh cho Năm Chủ tịch ASEAN 2024

Chính trị 19/03/2024

(ANTV) - Chiều 18/3, tại thủ đô Viêng-Chăn, Bộ Công an Việt Nam đã bàn giao cho Bộ Công an Lào các phương tiện viện trợ để phục vụ công tác bảo vệ Hội nghị cấp cao ASEAN 44-45 và các hội nghị liên quan trong năm 2024 do Lào làm Chủ tịch. Đây là dự án nằm trong gói viện trợ của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào trong năm 2024.

Pakistan không kích nơi ẩn náu của phiến quân tại Afghanistan

Pakistan không kích nơi ẩn náu của phiến quân tại Afghanistan

Thế giới 19/03/2024

(ANTV) - Các nguồn tin an ninh Pakistan cho biết nước này đã tiến hành không kích nhằm vào các vị trí nghi là nơi ẩn náu của nhóm Taliban ở Pakistan bên trong lãnh thổ Afghanistan. Vụ việc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai nước láng giềng liên quan đến loạt vụ tấn công của các tay súng tại Pakistan trong thời gian gần đây.

Xem thêm