Thứ Sáu, 19/04/2024 14:20 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Phản ứng quốc tế về kết quả bỏ phiếu Brexit

(ANTV) - Sáng sớm nay (theo giờ Việt Nam), Hạ viện Anh đã đã bỏ phiếu phản đối thỏa thuận đưa Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, mà Thủ tướng nước này Theresa May và các lãnh đạo EU đã nhất trí. Thỏa thuận đã bị bác bỏ với tỷ lệ 202 phiếu thuận và 432 phiếu chống. Ngay sau khi kết quả được công bố, các nước trong Liên minh châu Âu cũng đã có những phản ứng.

Tối 15/1, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker cho biết dù không muốn điều này xảy ra nhưng EC sẽ tiếp tục các công việc dự phòng để giúp đảm bảo EU được chuẩn bị đầy đủ. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker phát biểu: Việc Quốc hội Anh từ chối thỏa thuận Brexit đã được hai bên đàm phán sẽ làm tăng nguy cơ Anh rời khỏi EU mà không có thỏa thuận. Phía Anh làm rõ những dự định của mình ngay khi có thể vì thời gian đã gần như hết.

Trước đó, người phát ngôn của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk đã bày tỏ lấy làm tiếc về kết quả cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Anh. Thủ tướng Bỉ Charles Michel cho biết trên Twitter rằng nước Bỉ cũng đang đẩy mạnh kế hoạch cho một thỏa thuận không có Brexit.

Còn về phía Anh, phát biểu ngay sau khi kết quả cuộc bỏ phiếu được thông báo, thủ tướng Theresa May cho biết, chính phủ Anh sẽ lắng nghe ý kiến của các nghị sĩ nhưng tỏ ý nuối tiếc vì thoả thuận đã bị bác bỏ.

Thủ tướng Anh Theresa May phát biểu: “Nghị viện đã quyết định và chính phủ Anh sẽ lắng nghe. Rõ ràng là các nghị sĩ đã không ủng hộ thoả thuận này nhưng cuộc bỏ phiếu này không nói lên được là Nghị viện ủng hộ điều gì. Nó cũng không nói lên được bằng cách nào để thực thi quyết định mà người dân Anh quốc đã đưa ra trong cuộc trưng cầu ý dân do chính Nghị viện cho phép tiến hành. Các công dân EU sinh sống tại Vương quốc Anh và các công dân Anh sinh sống tại châu Âu xứng đáng có được câu trả lời rõ ràng sớm nhất có thể”.

Cùng ngày, người phát ngôn Công đảng đối lập tại Anh cho biết điều mà nước Anh cần là một cuộc bầu cử và một thỏa thuận mới. Theo người phát ngôn Công đảng, nếu Anh không thể có một cuộc bầu cử, mọi phương án đều được đưa ra để cân nhắc, bao gồm một cuộc trưng cầu dân ý thứ 2 về vấn đề Anh rời EU.

Về phần mình, Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon cho rằng Thủ tướng May nên tạm dừng tiến trình Brexit và tiến hành cuộc trưng cầu ý dân thứ hai. Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon phát biểu: "Chúng tôi không thể chờ đợi lâu hơn nữa. Đã đến lúc phải chấm dứt bế tắc về Điều 50 của Hiệp ước Lisbon và một đạo luật cần phải đưa ra để đưa vấn đề này lại cho cử tri quyết định."

Ngay sau khi kết quả được công bố, những người ủng hộ cuộc trưng cầu ý dân lần 2 về Brexit đã tổ chức ăn mừng trước thất bại của thủ tướng Theresa May. Các tờ báo lớn hàng đầu tại Anh cũng đưa tin và coi đây là thất bại đáng hổ thẹn và đau đớn của bà Theresa May và tương lai chính trị của nữ Thủ tướng Anh đang bị lung lay khi phải đối mặt với cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm ngay trong ngày hôm nay (16/1).

Kịch bản nào có thể xảy ra với Brexit?

Như vậy là bản thỏa thuận đưa nước Anh rời EU đã không thể vượt qua được cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện nước này. Sau 20 tháng trời đàm phán ròng rã với châu Âu, văn kiện này vẫn vấp phải sự phản đối của nhiều nghị sĩ Anh, và lựa chọn điều chỉnh cũng không mấy khả thi khi mà thời hạn chót 29/3 đang đến rất gần. Tiếp theo đây, tiến trình Brexit sẽ đi theo hướng nào? Liệu Anh, nền kinh tế lớn thứ 2 trong EU chỉ sau Đức, sẽ rời ngôi nhà chung mà không có thỏa thuận hay “cuộc ly hôn” này sẽ vẫn tiếp tục dùng dằng.

Theo giới quan sát, các bước diễn ra tiếp theo là Chính phủ Anh sẽ có cơ hội đưa ra một bản thỏa thuận điều chỉnh để bỏ phiếu lại sau 3 tuần nữa. Nếu vẫn không được thông qua, Quốc hội Anh sẽ tự xây dựng một bản thỏa thuận mới và tiếp tục bỏ phiếu lần nữa. Những kế hoạch phát sinh này sẽ khiến vấn đề trở nên rối hơn rất nhiều, vì một bản thỏa thuận chia tay phải có được sự đồng ý của cả phía châu Âu, chứ không chỉ dựa trên ý muốn của người Anh. Trong khi EU đã nhấn mạnh rất nhiều lần rằng, họ và Chính phủ Anh đã đàm phán ra được bản thỏa thuận tốt nhất và không có ý định điều chỉnh thêm.

Trong trường hợp không có bản thỏa thuận nào được thông qua cho đến ngày 29/3, thời hạn Anh chính thức rời EU, đó sẽ là một sự chia tay không thỏa thuận giữa hai bên. Giới phân tích đã dùng từ “thảm họa” khi nói về kết cục này, và thậm chí đã có những con số cụ thể về từng khía cạnh trong nền kinh tế Anh có thể bị ảnh hưởng.

Ngân hàng Trung ương Anh đánh giá Brexit không thỏa thuận sẽ kích hoạt một đợt suy thoái sâu và dài cho nền kinh tế, và còn tệ hơn những gì đã diễn ra trong khủng hoảng tài chính 2008. GDP có thể giảm 8% ngay trong năm 2019 này, giá nhà giảm 30%, thất nghiệp từ 4,1% có thể lên 7,5%, lạm phát tăng gấp 3 mức 2% hiện nay. Anh sẽ ngay lập tức không còn ở trong thị trường tài chính châu Âu, và ước tính khoảng 38.000 tỷ USD giá trị các hợp đồng phái sinh sẽ bị tác động bởi Brexit không thỏa thuận.

Tin mới nhất

Điện Biên với quyết tâm xây dựng xã biên giới sạch về ma túy

Điện Biên với quyết tâm xây dựng xã biên giới sạch về ma túy

Xã hội 19/04/2024

(ANTV) - Tội phạm ma túy vẫn luôn diễn biến phức tạp tại các tỉnh, thành trên cả nước. Tỉnh Điện Biên cũng không ngoại lệ. Ðiện Biên có hai tuyến biên giới tiếp giáp Lào và Trung Quốc, với chiều dài hơn 455 km trải dài trên địa bàn 29 xã. Các xã biên giới ở đây có diện tích lớn, địa hình đồi núi hiểm trở, dân cư sinh sống không tập trung, chủ yếu là người dân tộc thiểu số, trình độ còn hạn chế, đời sống còn khó khăn.

Nỗ lực dập tắt vụ cháy nhà sàn

Nỗ lực dập tắt vụ cháy nhà sàn

Xã hội 19/04/2024

(ANTV) - Gia Lai là một trong những tỉnh đang ở cao điểm nắng nóng, do vậy nguy cơ xảy ra cháy nổ, hỏa hoạn ở khu vực dân cư là rất cao. Mới đây, đã xảy ra cháy một căn nhà sàn 3 gian của một người dân ở xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Tuy nhiên, bằng sự vào cuộc nhanh chóng, nỗ lực hết mình, lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ dập tắt đám cháy, bảo vệ tính mạng và nhiều tài sản của người dân.

Venezuela đóng cửa sứ quán ở Ecuador

Venezuela đóng cửa sứ quán ở Ecuador

Thế giới 19/04/2024

(ANTV) - Bộ Thông tin và Truyền thông Venezuela thông báo, Tổng thống Nicolas Maduro đã ra lệnh triệu hồi toàn bộ phái bộ ngoại giao ở Ecuador cho đến khi luật pháp quốc tế được khôi phục tại nước này.

Europol: Mạng lưới mafia Italia nguy hiểm nhất châu Âu

Europol: Mạng lưới mafia Italia nguy hiểm nhất châu Âu

Thế giới 19/04/2024

(ANTV) - Theo báo cáo của Cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol), mạng lưới tội phạm Italia là một trong số nhóm tội phạm nguy hiểm nhất tại Liên minh châu Âu (EU) với các hoạt động chính là buôn bán ma túy, tống tiền và đấu giá; buôn bán phế liệu, gian lận thuế và rửa tiền.

Thầm lặng công tác tham mưu

Thầm lặng công tác tham mưu

Xã hội 19/04/2024

(ANTV) - Mặc dù không phải là lực lượng trực tiếp chiến đấu nhưng hoạt động tham mưu, tổng hợp lại có vai trò, vị trí hết sức quan trọng. Đây là công tác không thể tách rời các hoạt động nghiệp vụ khác của lực lượng công an. Kết quả làm việc của bộ phận tham mưu, tổng hợp là những sản phẩm mang trí tuệ và chất lượng cao, phục vụ hiệu quả cho công tác chỉ đạo, điều hành ở lực lượng công an các cấp.

Khẩn trương truy xét đối tượng cướp tiệm vàng

Khẩn trương truy xét đối tượng cướp tiệm vàng

Pháp luật 19/04/2024

(ANTV) - Công an Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận đang huy động tối đa lực lượng phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của công an tỉnh khám nghiệm hiện trường và tổ chức truy xét hai đối tượng đã thực hiện vụ cướp tiệm vàng trên đường Trần Hưng Đạo thuộc phường Đức Long, Thành phố Phan Thiết.

 Giải pháp nào để bình ổn thị trường vàng?

Giải pháp nào để bình ổn thị trường vàng?

Kinh tế 19/04/2024

(ANTV) - Trong mấy tháng trở lại đây, giá vàng trên thị trường thế giới tăng, khiến giá vàng miếng trong nước, chủ yếu là vàng có thương hiệu SJC tăng theo. Câu chuyện đấu thầu vàng đang được dư luận rất quan tâm, song lại nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia, nhà kinh tế.

Xem thêm