Thứ Sáu, 29/03/2024 16:54 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Kinh tế

Vòng xoáy trồng và chặt của người nông dân

(ANTV) - Cuộc sống của người dân Tây Nguyên chủ yếu là làm nương rẫy và trồng trọt, sống dựa vào các loại cây trồng. Tuy nhiên, ở đây, việc trồng cây đến mùa thu hoạch là rất khó khăn, và lại càng khó khăn hơn khi mà cây trồng rớt giá khi còn chưa kịp ra quả. Giá trị các loại cây trồng thay đổi thất thường, giá cả bấp bênh đã khiến cuộc sống của người dân tại đây hết sức lao đao.

Theo thống kê riêng tại Đắc Lắc, nhiều loại cây có diện tích nhảy mùa liên lục theo giá trồng, phá vỡ quy hoạch nông nghiệp đề ra ban đầu gấp nhiều lần. Và hậu quả về kinh tế là hệ lụy mà chính người nông dân phải gánh chịu.

Khô héo, sâu bệnh, đổ nát  là tất cả những gì còn sót lại của vườn tiêu hơn 1 ha từng kiếm cho gia đình chị Hiền hàng tỷ đồng mỗi vụ thu hoạch.

Trong khoảng thời gian ngắn, tiêu từ hàng trăm nghìn đông/kg trượt xuống chỉ còn vài chục nghìn đồng/kg, cả khu vườn trù phú của gia đình chị Hiền và nhiều gia đình khác tại xã E ven, huyên buôn Đôn, tỉnh Đắc Lắc chỉ còn lại những dấu vết hoang tàn. Thậm chí tiêu chín cũng không được thu hái, tiêu bệnh cũng chẳng được quan tâm.

Gỡ gạc lại vốn khi cây tiêu đã hết thời hoàng kim, gia đình chị Hiền nhanh chóng chặt bỏ vườn tiêu quy mô để trồng dâu nuôi tằm mặc dù kinh nghiệm chưa có, và lợi ích kinh tế mới chỉ nghe đồn thổi. Dù không biết bao giờ mới thu hồi được vốn, nhưng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng này, gia đình chị Hiền đã mất đến vài trăm triệu.

Được biết đến là vùng trồng trọt các loại cây công nghiệp với quy mô lớn, nhưng  việc quy hoạch cây trồng tại Even và nhiều vùng của Tây Nguyên vẫn manh mún lao theo gia bán. Đây chính là một trong những nguyên nhân sâu sa khiến việc sản xuất của nhiều hộ dân tại đây lâm vào bế tắc.

Câu chuyện giá lên đổ xô đi trồng, giá xuống chặt bỏ không chỉ là bế tắc xảy ra tại nhà bà Hiền, mà là vòng luẩn quẩn bám lấy nương rẫy tại đây suốt hàng chục năm qua.

Mỗi lần chuyển đổi lại là 1 lần bà Thảo phải đi vay vốn để mua giống về gieo trồng. Không mục đích, không có kế hoạch cụ thể trong canh tác, bà Thảo luôn lo sợ về sự xuống giá của các loại cây trồng khi mà cây trồng mới đang ở đầu mùa thu hoạch. Ở mảnh đất Tây Nguyên khô cằn này, việc trồng cây đến mùa thu hoạch là rất khó khăn, nhưng lại càng khó khăn chồng chất hơn khi mà loại cây trồng rớt giá khi còn chưa kịp ra quả.

Trao đổi với chính quyền xã Ewer về vấn đề này, việc chuyển đổi tự phát lao theo giá vẫn là một khó khăn suốt nhiều năm qua chưa được giải quyết.

Theo thống kê riêng tại Đắc Lắc, nhiều loại cây có diện tích nhảy mùa liên lục theo giá trồng, phá vỡ quy hoạch nông nghiệp đề ra ban đầu gấp nhiều lần.

Theo quy hoạch đến năm 2020 đối với cây cà phê là 180.000ha, nhưng đến nay đã hơn 200 nghìn ha ; cây hồ tiêu là 18.700ha, thì nay đã lên đến gần 39 nghìn ha. Và hậu quả về kinh tế là hệ lụy mà chính người nông dân phải gánh chịu, khi việc chuyển đổi bất hợp lý vẫn đang diễn ra.

Nợ từ vụ tiêu trước còn chưa trả, phá hết cây tiêu, ông Long đầu tư vào những cây mít này dù hy vọng về đầu ra còn rất mơ hồ.

Cuộc sống của người dân Tây Nguyên chủ yếu là làm nương rẫy và trồng trọt, sống dựa vào các loại cây trồng. Khi mà giá trị các loại cây trồng thay đổi thất thường, giá cả bấp bênh, thì biết đến bao giờ cuộc sống của người dân nơi đây mới hết lao đao?

Tin mới nhất

Công an tỉnh An Giang khám bệnh, tặng quà cho người dân Campuchia

Công an tỉnh An Giang khám bệnh, tặng quà cho người dân Campuchia

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Nhằm tiếp tục phát huy và tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa các lực lượng chức năng hai nước Việt Nam - Campuchia nói chung và lực lượng Công an nói riêng, đoàn y, bác sỹ Công an tỉnh An Giang đã sang khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân Campuchia và người Campuchia gốc Việt có hoàn cảnh khó khăn thuộc phường Sam Peou Poun, thành phố Sam Peou Poun và xã Preaek Dach, huyện Leuk Daek, tỉnh Kandal, Vương quốc Campuchia.

Xử lý mâu thuẫn trong học sinh

Xử lý mâu thuẫn trong học sinh

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Những ngày gần đây, vấn nạn bạo lực trong xã hội, bạo lực học đường và cách tìm ra tiếng nói chung để xử lý mâu thuẫn giữa trẻ em, giữa các học sinh lại trở thành câu chuyện đáng bàn. Đây cũng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng trong những ngày vừa qua.

Tình trạng xe chạy “rùa bò” chiếm làn tốc độ cao trên cao tốc

Tình trạng xe chạy “rùa bò” chiếm làn tốc độ cao trên cao tốc

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Có một nghịch lý tồn tại rất lâu trên các tuyến cao tốc đó là những xe đi chậm thì lại chiếm làn xe tốc độ cao, dẫn đến tình trạng các phương tiện khác cũng phải đi chậm theo những xe này. Điều này khiến các xe có nhu cầu vượt, có nhu cầu đi nhanh hơn thì bắt buộc phải vi phạm, buộc phải vượt bên phải, hoặc luồn lách để tránh né những xe “ rùa bò” này.

Gánh nặng bệnh lao vẫn còn rất nặng nề

Gánh nặng bệnh lao vẫn còn rất nặng nề

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều điểm sáng trong công tác phòng chống lao. Tuy nhiên, hiện Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu. Trước thực trạng đó, Thủ tướng chính phủ vừa ký công điện yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh lao.

Thủ đoạn giả danh công an gọi điện lừa đảo "sửa thông tin cá nhân"

Thủ đoạn giả danh công an gọi điện lừa đảo "sửa thông tin cá nhân"

Pháp luật 29/03/2024

(ANTV) - Một trong các thủ đoạn lừa đảo công nghệ cao trong thời gian qua là thủ đoạn gọi điện thoại đến người dân tự xưng là công an phường thông báo việc tài khoản định danh điện tử bị sai lệch thông tin. Nhiều người đã bị sập bẫy, nghe theo và thực hiện những thao tác khác trên điện thoại. Kết quả đã bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Xem thêm