Thứ Bảy, 20/04/2024 02:23 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Điểm tin

Tin tức nổi bật trên báo tuần qua

(ANTV) - Để đáp ứng nhu cầu cách ly trả phí của ngưòi dân ngày càng tăng, nhiều khách sạn đã đăng ký với Sở Du lịch TP.HCM để làm cách ly tập trung. Hiện nhiều khách sạn đang chạy đua đầu tư trang thiết bị đáp ứng theo tiêu chuẩn ngành y tế đề ra, để được cơ quan chức năng công nhận là điểm cách ly tập trung.

Khách sạn cạnh tranh để được làm điểm cách ly có trả phí

Tính đến thời điểm hiện nay, TPHCM có gần 30 khách sạn làm nơi cách ly y tế tập trung có thu phí và hai khách sạn làm nơi cách ly cho phi hành đoàn. Các khu cách ly tập trung này sẽ chịu sự chỉ đạo, quản lý, điều hành trực tiếp của Ban chỉ đạo phòng chống bệnh dịch COVID-19, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Y tế TPHCM.

Các khách sạn đăng ký làm khu cách ly phải đáp ứng các yêu cầu về bố trí, sắp xếp các khu vực phục vụ cách ly. Đồng thời, đảm bảo về cơ sở vật chất, dịch vụ vệ sinh buồng phòng, ăn uống, giặt là,... phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người được cách ly. Các điểm này cũng phải công khai giá dịch vụ cho người đăng ký cách ly biết để có sự lựa chọn phù hợp với khả năng tài chính của họ.

Làm gì để giảm thiểu úng ngập tại Hà Nội trong mùa mưa

Dù đã có rất nhiều những nỗ lực, song điệp khúc “đến hẹn lại ngập” vẫn thường xuyên diễn ra tại Hà Nội làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Báo Kinh tế và đô thị đặt câu hỏi: Đâu là vấn đề của hệ thống thoát nước Hà Nội?

Theo Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, hệ thống thoát nước khu vực nội thành Hà Nội có diện tích khoảng trên 200km2. Tuy nhiên, hiện mới chỉ đầu tư xây dựng hoàn chỉnh được khoảng 77km2. Bên cạnh đó, do hệ thống hạ tầng thoát nước sau nhiều năm sử dụng đã xuống cấp, nước mưa và nước thải sinh hoạt vẫn sử dụng chung một đường cống dẫn đến quá tải khi có mưa lớn xảy ra.

Theo các chuyên gia, trước mắt ngành thoát nước Thủ đô cần bổ sung những phương tiện cơ giới để giải quyết ngập úng cục bộ. Song, về lâu dài, Hà Nội cần phải nghiên cứu tổng thể lại hệ thống thoát nước trên phạm vi cả thành phố, với tầm nhìn trong khoảng 5 năm, 10 năm, 20 năm. Đồng thời điều chỉnh bổ sung dự án thoát nước, thường xuyên nạo vét, làm sạch hồ để nâng cao hiệu quả thẩm thấu và điều hòa.

Thiếu trầm trọng giáo viên mầm non

Bộ GD-ĐT cho biết năm học 2019 - 2020, giáo dục mầm non thiếu khoảng 45.200 giáo viên. Dù có nhiều ưu tiên, chế độ nhưng giáo viên mầm non ở các tỉnh vẫn thiếu trầm trọng. Tình trạng thiếu giáo viên ở nhiều địa phương đã tạo áp lực lớn cho đội ngũ trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tỉ lệ giáo viên/lớp ở một số địa phương rất thấp như Trà Vinh 1,32;  An Giang 1,44, , Kon Tum 1,36. Trong khi đó,  thông tư 06 đề ra phải đạt tỉ lệ 2,2. Dù rằng có nhiều chế độ nhưng nhiều ưu tiên cho giáo viên mầm non, nhưng đa số giáo viên mầm non đều than phiền với công việc "gõ đầu trẻ" vì  vất vả và lương thấp. Đó là chưa kể áp lực từ quá nhiều phía, nhất là phụ huynh. Còn theo bà Nguyễn Thị Ngọc Ái, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Phú Yên, nguyên nhân thiếu giáo viên mầm non ở tỉnh này là do không có biên chế, hợp đồng cũng có nên tuyển dụng gặp khó khăn.

Chênh vênh ngành mía đường

Nông dân muốn bỏ cây mía để chuyển sang trồng cây khác còn nhà máy đường thì tạm đóng cửa. Ngành mía đường đang đứng trước nhiều khó khăn.

Theo phản ánh của tờ Sài Gòn giải phóng, cách đây khoảng 10 năm, khi giá đường “làm mưa, làm gió” trên thị trường, 10 nhà máy đường tại đồng bằng sông Cửu Long tranh nhau mua mía nguyên liệu. Nhưng nay, giá đường liên tục giảm, các nhà máy đường thua lỗ, giờ chỉ còn 3 nhà máy (ở Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh). Một lãnh đạo nhà máy đường phân tích: Với giá đường bán buôn trên thị trường dao động từ 12.000-12.500 đồng/kg như hiện nay, 1kg đường hiện nay các nhà máy chỉ lời khoảng 200 đồng . Trong khi đó với số vốn đầu tư lớn, lãi của nhà máy không bằng gửi ngân hàng.

Tin mới nhất

Khởi tố đối tượng hủy hoại nguồn lợi thủy sản

Khởi tố đối tượng hủy hoại nguồn lợi thủy sản

Pháp luật 19/04/2024

(ANTV) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Bá Đức, sinh năm 1976, đăng ký thường trú tại khu vực 6, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ về tội “Hủy hoại nguồn lợi thủy sản” quy định tại Điều 242 Bộ luật Hình sự.

Bản lĩnh người chiến sĩ Cảnh sát điều tra

Bản lĩnh người chiến sĩ Cảnh sát điều tra

Xã hội 19/04/2024

(ANTV) - Được giao nhiệm vụ Phó Đội trưởng phụ trách tổ án chưa rõ thủ phạm xảy ra trên địa bàn Quận 12, TP.HCM, mỗi vụ án mà Đại úy Trần Thanh Hậu trực tiếp thụ lý luôn được xem như một “bài toán hóc búa” mà lời giải phải bắt nguồn từ bản lĩnh và nhiệt huyết.

Khởi tố, bắt Giám đốc có hành vi trốn thuế

Khởi tố, bắt Giám đốc có hành vi trốn thuế

Pháp luật 19/04/2024

(ANTV) - Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam vừa thi hành quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Đặng Hoài Chung, 34 tuổi, trú phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà,TP. Đà Nẵng, là Giám đốc Công ty TNHH Trục vớt Quang Thọ để điều tra về hành vi trốn thuế.

35 nhà văn, tác giả tham dự trại sáng tác viết về Công an nhân dân

35 nhà văn, tác giả tham dự trại sáng tác viết về Công an nhân dân

Văn hóa 19/04/2024

(ANTV) - Tại TP Vũng Tàu, Cục Truyền thông Công an nhân dân (Bộ Công an) khai mạc trại sáng tác tiểu thuyết, truyện và ký Vì an ninh tổ quốc và bình yên cuộc sống, dành cho các nhà văn và những tác giả đang hoàn thiện bản thảo, đã xây dựng xong đề cương đề tài, hoặc bắt đầu sáng tác.

"Thổi hồn" cho máy hát nhạc từ linh kiện điện tử cũ

"Thổi hồn" cho máy hát nhạc từ linh kiện điện tử cũ

Xã hội 19/04/2024

(ANTV) - Thống kê chỉ ra, mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100.000 tấn rác thải điện tử. Đây là mối lo ngại rất lớn cho môi trường. Vì vậy, việc tái chế các linh kiện điện tử đã qua sử dụng là một việc làm rất ý nghĩa, góp phần hạn chế rác thải điện tử xả ra môi trường. Và đó cũng chính là động lực đã tiếp sức trong việc “thổi hồn” cho những chiếc máy hát nhạc độc lạ từ linh kiện điện tử cũ.

Cần quản lý chặt chẽ trong khai thác và chế biến khoáng sản

Cần quản lý chặt chẽ trong khai thác và chế biến khoáng sản

Kinh tế 19/04/2024

(ANTV) - Khai thác khoáng sản không đúng quy định, không đúng quy hoạch sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, gây thất thoát và lãng phí nguồn tài nguyên. Nếu không được quản lý chặt chẽ, sẽ gây thất thu ngân sách nhà nước, trong khi ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng của người dân.

Xem thêm