Thứ Năm, 25/04/2024 11:38 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Điểm tin

Tin tức nổi bật trên báo số ra ngày hôm nay

(ANTV) - Giải ngân chậm, không thể giải ngân được vốn đầu tư công, đây là một bất cập trong việc phê duyệt và triển khai các dự án, và hệ quả là những thiệt hại về kinh tế xã hội.

Chậm giải ngân vốn đầu tư công: Cần chế tài xử phạt nghiêm

Ghi nhận vấn đề này, bài viết “Chậm giải ngân vốn đầu tư công: Cần chế tài xử phạt nghiêm” trên báo CAND số ra ngày 04/7 cho biết, năm nay tình trạng dịch bệnh đã khiến cho tốc độ giải ngân chậm ở một số dự án lớn có thêm cớ để trì hoãn. Điểm danh một loạt dự án chậm giải ngân hiện nay, bài viết cũng đã chỉ ra nhiều hậu quả của việc chậm giải ngân vốn đầu tư công. Cùng với đó là thực tế nhiều cơ quan “thích thì xin từ nguồn vốn đầu tư công, nhưng chậm giải ngân lại ngâm vốn, cuối cùng lại trả lại vốn.”

Về vấn đề này, nhiều chuyên gia kinh tế khẳng định, cần có chế tài xử phạt việc giải ngân chậm, và phải xử phạt nghiêm, cùng với đó là đưa ra nghị quyết chuyên đề cho gói kích cầu đầu tư công, nêu đích danh những dự án cần triển khai, trong bao lâu và chi phí bao nhiêu.

Gói 62.000 tỷ đồng: Càng chậm chi trả, càng giảm ý nghĩa

Sau nhiều tháng xét duyệt và chi trả, đến nay, số lượng người dân nhận được hỗ trợ do ảnh hưởng dịch COVID-19 vẫn còn ít so với dự kiến và nhiều địa phương còn triển khai chậm. Ghi nhận vấn đề này, báo Lao động có bài “Càng chậm chi trả, càng giảm ý nghĩa”.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Lao động, thương binh và xã hội, đến ngày 29.6, các địa phương đã phê duyệt danh sách 15,8 triệu người thuộc các nhóm đối tượng được thụ hưởng với tổng kinh phí là 17.500 tỉ đồng. Như vậy, gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng mới chỉ giải ngân được 17.500 tỉ đồng, bằng gần 30% so với dự tính ban đầu.

Trong đó,  một số địa phương triển khai chậm, mất nhiều thời gian trong khâu rà soát, một phần do quá thận trọng, cầu toàn, sợ sai sót, dẫn đến việc chậm hỗ trợ đối tượng thụ hưởng một cách kịp thời, làm giảm ý nghĩa của gói hỗ trợ. Và cần triển khai nhiều giải pháp hiệu quả hơn để người dân tiếp cận được nguồn hỗ trợ.

Cần lắm gói hỗ trợ đợt 2!

Cũng về những giải pháp, gói hỗ trợ của Chính phủ, báo điện tử Tuổi trẻ đã đề cập đến một vấn đề khác, đó là những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục khó khăn sau dịch bệnh trong bài viết “Cần lắm gói hỗ trợ đợt 2!”

Miễn giảm thuế, tăng cường hỗ trợ vốn, hạ lãi suất vay, hàng loạt chính sách ưu đãi đã được thực hiện trong thời gian qua, nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Và đến thời điểm hiện tại, dù đã có những chính sách hỗ trợ kịp thời, nhưng theo ghi nhận, đa số các doanh nghiệp mới chỉ phục hồi hay khôi phục sản xuất.

Bên cạnh đó, bối cảnh dịch bệnh trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, kinh doanh, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn, và chủ yếu phụ thuộc vào thị trường nội địa. Vì thế, để các doanh nghiệp hồi phục, cùng với đó là việc làm và lấy lại sức tăng trưởng trước đây của nền kinh tế, cần tiếp tục có những chính sách hỗ trợ trong thời gian tới.

Đề nghị miễn giảm học phí cho con em công nhân bị mất việc, ngừng việc

Trước khó khăn của người lao động, các công nhân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19 – ngày hôm qua, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề xuất Chính phủ nhiều biện pháp hỗ trợ. Thông tin trên báo điện tử Thanh niên.

Cụ thể, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị Chính phủ miễn giảm học phí cho con em công nhân lao động bị mất việc, ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc luân phiên hoặc nghỉ việc không hưởng lương đề giảm bớt khó khăn và để con em công nhân lao động được đến trường; miễn hoặc giảm một số các loại quỹ.

Slide Thanh niên: Đồng thời,  đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế xem xét việc không thu thuế thu nhập cá nhân 10% đối với khoản tiền doanh nghiệp hỗ trợ người lao động nghỉ việc, mất việc làm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Tin mới nhất

Mưa đá xuất hiện tại Yên Bái, Sơn La

Mưa đá xuất hiện tại Yên Bái, Sơn La

Xã hội 25/04/2024

(ANTV) - Chiều và tối ngày 24/4, nhiều trận mưa rào kèm mưa đá dữ dội đã bất ngờ trút xuống một số địa phương ở tỉnh Yên Bái, Sơn La và Hòa Bình. Hạt mưa đá có kích thước 2 - 3cm đã gây ra một số thiệt hại cho bà con.

Tin tức nổi bật trên các báo ra ngày hôm nay

Tin tức nổi bật trên các báo ra ngày hôm nay

Điểm tin 25/04/2024

(ANTV) - Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo Chuyển đổi số quốc gia: "3 tăng cường", "5 đẩy mạnh"; Đề xuất đánh thuế VAT cho hàng hóa nhập qua Shopee, Tiktok: Đối thoại về lợi ích và nguy cơ; Nghịch lý giá vàng SJC: Chênh lệch cao vẫn còn; Hạn hán tại Tây Nguyên: Tình hình phức tạp, biện pháp ứng phó;... là những tin tức nổi bật trên các báo ra ngày hôm nay.

Sẵn sàng các phương án bảo đảm an toàn Lễ kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sẵn sàng các phương án bảo đảm an toàn Lễ kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Xã hội 24/04/2024

(ANTV) - Hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) là một trong những sự kiện chính trị rất quan trọng. Là đơn vị chủ công trong công tác PCCC và CNCH, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH công an tỉnh Điện Biên đã chủ động xây dựng các kế hoạch, thường xuyên luyện tập các phương án. Sẵn sàng lên đường xử lý các tình huống từ sớm, từ xa với mục tiêu cao nhất là bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm.

Đã vớt được 3 thi thể thuyền viên bị chìm tàu

Đã vớt được 3 thi thể thuyền viên bị chìm tàu

Xã hội 24/04/2024

(ANTV) - Sáng nay (24/4), Cảng vụ Quảng Ngãi cho biết, đã vớt được thi thể 3 thuyền viên đi trên tàu kéo LA-06695 bị chìm cách đảo Lý Sơn 3-4 hải lý. Hiện lực lượng chức năng đang nỗ lực tìm kiếm những người mất tích còn lại.

Những bài học giá trị từ Chiến thắng Điện Biên Phủ

Những bài học giá trị từ Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chính trị 24/04/2024

(ANTV) - Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chiến thắng Điện Biên Phủ là một một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh. Trải qua 9 năm kháng chiến đầy hy sinh, gian khổ từ 1945 - 1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ đã giáng đòn quyết định, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Genève (21/7/1954), chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Đồng thời phải công nhận độc lập của Lào, Campuchia, và rút quân ra khỏi 3 nước Đông Dương. Những bài học quý mà chiến thắng Điện Biên Phủ để lại vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực PCCC

Hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực PCCC

Xã hội 24/04/2024

(ANTV) - Cũng trong sáng 24/4, Trường Đại học PCCC, Bộ Công an Việt Nam tiếp nhận và chuyển giao công nghệ máy bơm chữa cháy hiện đại do công ty Shibaura Nhật Bản trao tặng. Đây là một trong những hoạt động cụ thể hóa chương trình hợp tác trong lĩnh vực PCCC và CNCH giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản.

 Người chuyển giới được quyền thay đổi thông tin giới tính trên Căn cước

Người chuyển giới được quyền thay đổi thông tin giới tính trên Căn cước

Xã hội 24/04/2024

(ANTV) - Luật Căn cước 2023 được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2023 gồm 7 chương 46 điều quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Theo quy định của luật thì người chuyển giới được phép đổi thẻ căn cước mới từ ngày 01/7/2024. Quy định này nhận được sự ủng hộ rất lớn của cộng đồng những người chuyển đổi giới.

Xem thêm