Thứ Tư, 15/05/2024 23:12 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Trang trại nổi - ứng phó với biến đổi khí hậu tại Bangladesh

(ANTV) - Bangladesh là quốc gia chịu nhiều tổn thương do biến đổi khí hậu, do nằm ở vùng thấp của đồng bằng sông Hằng nên thường đối mặt với lũ lụt. Những trận gió mùa khốc liệt, những cơn lốc xoáy nghiêm trọng và tuyết tan trên dãy Himalaya càng làm trầm trọng thêm vấn đề đất và nước trong canh tác nông nghiệp, gây thiệt hại kinh tế nặng nề. Nhằm đối phó với các điều kiện khí hậu cực đoan, người nông dân Bangladesh đã áp dụng kỹ thuật làm bè bằng cây lục bình và tre để tạo ra những trang trại nổi trên mặt nước có thể trồng được nhiều loại rau trái. Đây cũng là cứu cánh cho người nông dân Bangladesh khi đất đai canh tác không thể khô ráo như trước. 

Mohammad Mostafa là một trong những nông dân sống ở vùng đồng bằng trũng phía Tây Nam Bangladesh. Sau một thời gian bán trái cây rồi lâm vào cảnh nợ nần, anh đã thử vận may với nghề nông bằng phương thức canh tác của tổ tiên để lại, đó là trồng hoa màu trên bè nổi. Giờ đây, Mostafa có thể nuôi cả gia đình 6 người mà không cần sự giúp đỡ từ ai nữa.

Anh Mohammad Mostafa, nông dân Bangladesh cho biết: Khi tôi còn nhỏ, khu vực này là đất khô cằn, chúng tôi thường chơi trên đồng và trồng lúa. Nhưng do biến đổi khí hậu, mực nước bắt đầu dâng lên và tích tụ lại, đồng ruộng ngập liên tục suốt 7 tháng, khiến chúng tôi không thể trồng trọt được nữa. Vì thế tôi đã khôi phục kỹ thuật trồng hoa màu trên bè nổi từ thời tổ tiên trong 5 năm qua. Và tôi đã thành công khi trồng được rất nhiều loại cây giống khác nhau".

Thực tế, kỹ thuật trồng hoa màu trên bè nổi có cách đây 200 năm. Ban đầu, phương pháp này được nông dân trong vùng áp dụng trong mùa nước nổi, kéo dài khoảng 5 tháng mỗi năm. Nhưng dưới tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, ngày nay đất canh tác càng bị ngập sâu hơn và chìm dưới nước lâu hơn, khoảng từ 8 - 10 tháng, đẩy cuộc sống của hàng chục triệu người ở Bangladesh rơi vào cảnh khốn khổ. Chính vì vậy, nhiều người dân tại làng Mugarjhor tự cứu mình bằng cách khôi phục kỹ thuật nông nghiệp đã có từ hàng trăm năm trước.

Ông Abdul Jalil Hawladar, nông dân Bangladesh chia sẻ: 1 năm mất 8 tháng, nơi đây chìm trong bể nước, chúng tôi không biết làm gì ngoài việc canh tác trên bè lục bình để tồn tại.

Họ xếp rồi buộc từng luống lục bình và tre thành bè cao 60-120cm để gieo hạt, sử dụng gỗ dăm và xơ dừa làm phân bón. Với việc áp dụng phương pháp này, nông dân tại làng Mugarjhor đã tạo ra trang trại nổi có thể dịch chuyển lên xuống theo mực nước khi lũ dâng và trồng được nhiều loại rau trái như bầu, bí, rau muống, đậu bắp.

Anh Mohammad Ferdaus, Nông dân cho biết thêm: Chúng tôi làm luống nổi, gieo hạt trên đó. Sau 15- 20 ngày, chúng tôi sẽ thu hoạch cây giống nhỏ và bán ra chợ. Theo cách này chúng tôi có thể thu hoạch nhiều lần một năm.

Mô hình ruộng nổi ở Mugarjhor đã trở thành sáng kiến cộng đồng. Tại một số ngôi làng, phụ nữ dành hàng tháng trời để làm bè còn đàn ông chèo thuyền kéo chúng qua những cánh đồng ngập nước, tới các thửa ruộng nổi cũ đang ủ phân bón.

Anh Mohammed Adul Hai, người kinh doanh rau cho biết: Rau này được trồng tại các bè nổi. Người nông dân thu hoạch rồi mang đến bán cho chúng tôi. Sau đó chúng tôi sẽ đưa đến các chợ khác nhau.

Chính quyền địa phương thừa nhận họ không biết đến kỹ thuật canh tác ruộng nổi lâu đời này và những nông dân nơi đây đã cho họ thấy giải pháp mới để đối phó với biến đổi khí hậu. Các nhà chức trách cũng rất muốn phổ biến mô hình ruộng nổi đến các vùng ngập nước khác ở Bangladesh.

Theo ông Nazrul Islam Sikder - Trưởng phòng nông nghiệp huyện Pirojpur, Bangladesh: Số lượng trang trại nổi hiện đang tăng lên nên chúng tôi đã đưa ra một chương trình mới để hỗ trợ người nông dân. Chúng tôi đang cố gắng để cung cấp cây giống chất lượng tốt nhất cho họ. Bởi cây giống chất lượng tốt sẽ cho ra rau chất lượng tốt. Tất nhiên, họ phải tuân theo các quy tắc nhất định để đạt được một kết quả tốt nhất"

Theo Chỉ số Rủi ro khí hậu Toàn cầu, Bangladesh xếp thứ 7 trong số các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thời tiết khắc nghiệt suốt 20 năm qua. Nông dân nơi đây đang cố gắng hết sức để tìm hướng khắc phục và hạn chế ảnh hưởng do khí hậu gây ra, duy trì hoạt động nông nghiệp và đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày./.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Kiến nghị giải pháp ổn định thị trường vàng

Kiến nghị giải pháp ổn định thị trường vàng

Kinh tế 15/05/2024

(ANTV) - Liên quan tình trạng biến động về giá vàng diễn biến phức tạp, Bộ Công an đã tập trung nắm tình hình, tham mưu Chính phủ nhiều kiến nghị, giải pháp liên quan an ninh tiền tệ, tập trung sửa đổi một số quy định về độc quyền vàng miếng SJC. Đây là phát biểu của Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an trong Phiên họp sáng nay của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 4/2024.

Giảm thuế giá trị gia tăng 2% - giảm áp lực cho doanh nghiệp

Giảm thuế giá trị gia tăng 2% - giảm áp lực cho doanh nghiệp

Kinh tế 15/05/2024

(ANTV) - Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% trong 6 tháng cuối năm 2024. Nếu được Quốc hội thống nhất thông qua, đây là lần thứ 4, Chính phủ trình Quốc hội giảm thuế giá trị gia tăng. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, kịp thời, sự đồng hành của Quốc hội cùng Chính phủ quyết nghị ngay giải pháp cấp bách nhằm tăng sức đề kháng cho doanh nghiệp, người dân và hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn.

Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

Kinh tế 15/05/2024

(ANTV) - Trước những vướng mắc dẫn tới dự án nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 bị chậm tiến độ, đoàn công tác của Ban chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy , Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai và các bên liên quan để tháo gỡ khó khăn.

Lễ hội bánh dân gian ở Sóc Trăng

Lễ hội bánh dân gian ở Sóc Trăng

Văn hóa 15/05/2024

(ANTV) - Ngày hội bánh dân gian Nam Bộ tại Sóc Trăng là cơ hội để địa phương giới thiệu, quảng bá văn hóa ẩm thực truyền thống độc đáo, góp phần tích cực trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực truyền thống.

Nông sản mùa nắng nóng: Sản lượng giảm, giá tăng

Nông sản mùa nắng nóng: Sản lượng giảm, giá tăng

Kinh tế 15/05/2024

(ANTV) - Mùa khô năm nay tại các tỉnh phía Nam, tình trạng nắng nóng kéo dài kèm theo hạn mặn xâm nhập sâu vào nội đồng. Đây cũng là nguyên nhân khiến việc sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng lớn, sản lượng giảm. Tại những tỉnh thành có sức tiêu thụ mạnh như TPHCM thì việc giảm sản lượng cũng ảnh đến giá cả tiêu dùng.

Ai Cập: Israel chịu trách nhiệm về khủng hoảng nhân đạo tại Gaza

Ai Cập: Israel chịu trách nhiệm về khủng hoảng nhân đạo tại Gaza

Thế giới 15/05/2024

(ANTV) - Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry ngày 14/5 tuyên bố, Israel hoàn toàn chịu trách nhiệm về "thảm họa nhân đạo" mà người Palestine đang phải đối mặt ở Dải Gaza. Phát biểu trên của Ngoại trưởng Ai Cập đáp lại tuyên bố trước đó của Ngoại trưởng Israel yêu cầu Cairo mở lại cửa khẩu Rafah giữa Ai Cập và Dải Gaza, đồng thời cho rằng Ai Cập có trách nhiệm ngăn chặn khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza.

Peru: Xe buýt lao xuống vực, hàng chục người thương vong

Peru: Xe buýt lao xuống vực, hàng chục người thương vong

Thế giới 15/05/2024

(ANTV) - Ít nhất 13 người đã thiệt mạng và 14 người bị thương khi một xe buýt lao xuống khe núi ở vùng A Ya Ku Chô. Theo Bộ Y tế Peru, vụ tai nạn xảy ra vào sáng sớm 14/5 theo giờ địa phương trên đường cao tốc Liberta Dores ở vùng núi Andes, "điểm đen" về tai nạn giao thông ở nước này.

Xem thêm