Thứ Năm, 16/05/2024 13:29 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Giới trẻ Trung Quốc dần từ bỏ công việc văn phòng

BT

(ANTV) - Nếu là một người dùng mạng xã hội, chắc chắc không ít quý vị đã từng nghe thấy cụm từ “Tang ping”. Nó trở nên nổi tiếng tại Trung Quốc hồi đầu năm 2021, tạm dịch là “Nằm yên”. Hiểu một cách đơn giản, đó là lối sống thay vì phải làm việc chăm chỉ và phấn đấu hết mình vì sự nghiệp, con người chỉ nên theo đuổi một cuộc sống bình thường, giản đơn.

Trung Quốc hiện đang chứng kiến xu hướng nhiều bạn trẻ từ bỏ các công việc văn phòng để chuyển sang các ngành nghề tự do và mang tính sáng tạo hơn. Vậy, nguyên nhân của xu hướng này là do đâu?

Chu Yi, 23 tuổi, từng mơ ước được làm việc trong một công ty thời trang lớn. Thế nhưng sau hai năm, cô đã từ bỏ công việc tại một tập đoàn có tiếng để chuyển sang làm một thợ xăm. Cô gái trẻ cho biết, áp lực lớn từ công việc và không có thời gian cho bản thân là lý do chính khiến cô quyết định nghỉ việc.

Chị Chu Yi cho biết: Trước đây khi đi làm, tôi thường thức dậy lúc 8h sáng và về nhà lúc 10h tối. Mỗi ngày tôi làm việc trước máy tính từ 8-10 tiếng. Vì tư thế ngồi của tôi hơi sai nên vai của tôi đã gặp vấn đề và cột sống của tôi cũng rất đau. Lúc nào tôi cũng phải làm việc ngoài giờ, điều đó khiến tinh thần của tôi rất mệt mỏi.

Các nghiên cứu mới đây cho thấy ngày càng có nhiều thanh niên Trung Quốc như Chu Yi đang từ chối phấn đấu trong công việc và áp dụng lối sống tối giản, còn được gọi là “nằm yên", để chú trọng hơn vào bản thân.

Dù không có dữ liệu về số lượng thanh niên từ bỏ các công việc truyền thống, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Trung Quốc đã tăng lên mức cao kỷ lục 21,3% vào tháng 6/2023 trong bối cảnh nền kinh tế nước này vẫn đang nỗ lực để phục hồi về mức tăng trưởng trước đại dịch.

Theo một nền tảng tuyển dụng trực tuyến, mức lương trung bình dự kiến cho những bạn trẻ mới ra trường vào năm 2023 đã giảm ở 38 thành phố trọng điểm ở Trung Quốc, mức giảm tồi tệ nhất kể từ năm 2016.

Bà Zhou Yun, trợ lý giáo sư xã hội học tại Đại học Michigan, Mỹ chia sẻ: Trung Quốc đã chứng kiến sự phát triển giáo dục vượt bậc trong nhiều thập kỷ qua. Đối với giới trẻ, việc học đại học để kiếm được một công việc tốt là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại và triển vọng về thị trường lao động vẫn ảm đạm. Đây là một thách thức đối với người trẻ tuối trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai khi họ đang cố gắng khẳng định vị trí của mình và phấn đấu theo sự phát triển của xã hội.

Tại Trung Quốc, có khoảng 280 triệu thanh niên sinh trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến năm 2010. Các cuộc khảo sát cho thấy thế hệ Z này là nhóm bi quan nhất trong tất cả các nhóm tuổi của cả nước. Do đó, việc xoa dịu thế hệ này trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm nhất gần nửa thế kỷ là một thách thức quan trọng trong việc hoạch định chính sách đất nước.

Bà Zhou Yun cho rằng: Nhìn bề ngoài, có vẻ như một số thanh niên Trung Quốc đang từ chối tham gia sự cạnh tranh trong công việc. Cảm giác bi quan chính là nền tảng cho những xu hướng này.

Tất cả những điều này kết hợp lại đang khiến những người trẻ, như cô Chu, ưu tiên hạnh phúc và lợi ích của bản thân hơn cái mà cô gọi là “áp lực không ngừng” của công việc ở công ty. Chu chia sẻ hiện tại cô hạnh phúc hơn rất nhiều và tin rằng sự lựa chọn của mình là đáng giá.

Chị Chu Yi cho biết cảm thấy hài lòng với hiện tại. Chị sử dụng mức lương hiện tại và số tiền đã tiết kiệm được từ công việc trước đây để làm những việc mà chị thích. Điều này khiến chị hạnh phúc và thấy đáng giá.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Lừa mượn xe máy đem cầm cố

Lừa mượn xe máy đem cầm cố

Pháp luật 16/05/2024

(ANTV) - Công an huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đang lập hồ sơ xử lý đối tượng Nguyễn Minh Thuận, trú tỉnh Đồng Nai về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

"Tiếng trống học bài" đồng hành cùng sĩ tử thi vào 10

"Tiếng trống học bài" đồng hành cùng sĩ tử thi vào 10

Xã hội 16/05/2024

(ANTV) - Ba Vì là một huyện miền núi với địa bàn rộng, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn thế nhưng phong trào học tập nơi đây luôn được nêu cao. Tiêu biểu là phong trào “Tiếng trống học bài” đã được ngành giáo dục và chính quyền địa phương triển khai hiệu quả.

Nổ súng nhằm vào Thủ tướng Slovakia

Nổ súng nhằm vào Thủ tướng Slovakia

Thế giới 16/05/2024

(ANTV) - Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã bị thương trong một vụ nổ súng xảy ra sau cuộc họp chính phủ ở thủ đô Bratislava vào chiều tối ngày 15/5. Ông đã được đưa tới bệnh viện để đánh giá tình trạng sức khỏe.

Lũ lụt tiếp tục diễn biến phức tạp tại Brazil

Lũ lụt tiếp tục diễn biến phức tạp tại Brazil

Thế giới 16/05/2024

(ANTV) - Những trận mưa lớn đổ xuống bang Rio Grande do Sul của Brazil kể từ cuối tháng 4 đã gây nên trận lũ lụt lớn nhất trong lịch sử bang này. Cơ quan thời tiết quốc gia Brazil (INMET) cảnh báo, tình hình lũ lụt sẽ còn tiếp diễn trong nhiều tuần tới, gây thêm khó khăn cho nửa triệu người đang phải rời bỏ nhà cửa do mưa lũ.

  Thách thức đối với đào tạo cảnh sát trong kỷ nguyên số

Thách thức đối với đào tạo cảnh sát trong kỷ nguyên số

Xã hội 16/05/2024

(ANTV) - Nằm trong khuôn khổ Hội nghị thường niên lần thứ 8 của Hiệp hội các cơ sở đào tạo Cảnh sát khu vực châu Á (APTA), chiều 15/5, Học viện CSND tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Công tác Cảnh sát trong kỷ nguyên số: Thách thức đối với đào tạo Cảnh sát”.

Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Kinh tế 16/05/2024

(ANTV) - Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, việc quảng bá tiêu thụ sản phẩm trên sàn Thương mại điện tử đang là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên hiện nay không phải ai cũng dễ dàng tiếp cận với hình thức kinh doanh này, đặc biệt là người nông dân, dù có trong tay sản phẩm có chất lượng được chứng nhận ocop tuy nhiên việc tiêu thụ lại gặp không ít khó khăn. Hiểu được điều đó, huyện Ba Vì đã nỗ lực đưa ra những giải pháp hiệu quả trong việc thúc đẩy đưa những sản phẩm Ocop của dịa phương lên các sàn Thương mại điện tử.

Xem thêm