Nguồn nước nhiễm bẩn khiến vi khuẩn, vi-rut và ký sinh trùng có điều kiện sinh sôi, phát triển, dẫn đến lan truyền mầm bệnh. Vậy, sau lũ lụt, xử lý nước sinh hoạt thế nào để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm, xin mời quý vị theo dõi tiểu mục An toàn 365 ngay sau đây!
Môi trường bị ô nhiễm vì xác súc vật chết, cũng như các loại chất thải được cuốn theo dòng nước lũ, nguồn nước, nguồn thực phẩm tại các khu vực bị lũ lụt cô lập cũng khó bảo đảm an toàn, người dân sẽ phải đối mặt với nguy cơ về dinh dưỡng và dịch bệnh gây bệnh.
Với nhiều yếu tố nguy cơ dịch bệnh, vì vậy, đi đôi với công tác khắc phục hậu quả thì các biện pháp phòng chống bệnh mùa lũ cũng cần phải thực hiện ngay.
Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, người dân ở những vùng bị ảnh hưởng cần thực hiện nguyên tắc "Ăn chín, uống chín", an toàn vệ sinh thực phẩm, rửa tay bằng xà phòng với nước sạch, tra thuốc nhỏ mắt thường xuyên, khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.
Bên cạnh đó, để có nguồn nước sinh hoạt an toàn trong và sau mưa lũ, phòng tránh các dịch bệnh có thể xảy ra, người dân ở vùng lũ cần khử khuẩn nguồn nước trước khi sử dụng theo hướng dẫn của chuyên gia y tế như sau.