Cho tới sáng 20/7, nhiều hộ gia đình, đơn vị trên địa bàn huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước vẫn đang nỗ lực khắc phục hậu quả mà cơn mưa kèm theo giông lốc.
Theo số liệu thống kê ban đầu của huyện Bù Đốp, hiện trên địa bàn huyện có hơn 21.000 trụ tiêu bị ngã đỗ, 2 hécta cao su, 1 héc ta điều bị ngã đỗ do lốc xoáy gây ra, một số khu vực bị ngập nước. UBND huyện đang thống kê cụ thể mức thiệt hại để có hướng hỗ trợ người dân.
TT-Huế: Cá nuôi lồng khó tiêu thụ
Thời gian gần đây những người nuôi cá lồng vùng Đầm phá lại đứng ngồi không yên khi mà thành quả và nguồn vốn đầu tư chưa thu lại được. Không những không có lời mà nguy cơ lỗ vốn, mất vốn là khá cao khi hơn trăm tấn cá lồng đến ngày thu hoạch không thể tiêu thụ được.
28 lồng cá của gia đình ông Lợi, xã vinh Hiền, huyện Phú Lộc với đủ chủng loại: cá Vẩu, Mú, Hồng … Ước tính sản lượng khoảng 7 tấn cá vẫn chưa thể xuất vì không có đầu ra. Ông Lợi cho biết, thỉnh thoảng mới có người đến mua,nhưng chỉ dừng lại 5- 10 kg, với giá thấp hơn nhiều so với năm trước. Ông Lợi cho biết: 1 ngày không cho ăn thì không được, mà bán thì lỗ 7-8 triệu/tạ, thành thử ngày nào cũng cho ăn , mà sợ tới bão lụt, có sự cố trôi thì trắng tay luôn.
Hàng trăm hộ nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá Cầu Hai, Phú Lộc cũng đang gặp khó khăn tương tự. Hiện toàn huyện có 2.000 lồng cá, ước tính khoảng 120 tấn cá đặc sản đang chờ người mua.
Tuy nhiên ở đây có một nghịch lý: Đó là cá nuôi thêm 1 ngày phải mất thêm tiền thức ăn, và theo quy luật cá sẽ có trọng lượng lớn hơn- Nhưng điều đó đồng nghĩa việc tiêu thụ cá sẽ càng khó hơn, giá thấp hơn bởi thương lái chỉ thu mua cá với trọng lượng từ 8 lạng- 1 kg, còn cá càng lớn họ càng ít mua do khó tiêu thụ.
Từ giữa tháng 4, khi sự cố hải sản chết bất thường đến nay, tâm lý người tiêu dùng vẫn e ngại dùng cá biển, kéo theo các loại cá nuôi ở đầm phá cũng khó tiêu thụ, dù các mẫu nước và mẫu cá nuôi ở vùng này đã được các cơ quan chức năng địa phương kiểm định.
Ông Mai Văn Xỉ, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế cho biết: Từ giữa tháng 4 bắt đầu có sự cố biển xãy ra đến giữa tháng 5 , trong thời gian đó phòng phối hợp các chi cục láy mẫu nước ,mẫu cá.kết quả phân tích các mẫu ở Đầm Cầu Hai trên địa bàn Phú Lộc vẫn bình thường . Đến nay việc sản xuất trên đầm bình thường.
Mặc dù vậy,đến nay vẫn chưa có cơ quan chức năng nào cấp giấy chứng nhận đảm bảo ATTP cho cá nuôi ở đây, để làm cơ sở để các hộ nuôi cá có thể tạo niềm tin cho khách hàng thu mua cá. Nếu tình trạng trên kéo dài ,giá cá đã giảm hơn 30 %, cùng với đầu ra khó khăn, hàng trăm hộ nuôi hải sản vùng đầm phá Cầu Hai, Thừa Thiên Huế sẽ càng gặp khó khăn hơn nữa.